3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.2.5. Các nghiên cứu có liên quan
* Mô hình đô thị làng quê Quảng Nam ngày 06/04/2009
Đề tài đã hệ thống hóa các làng truyền thống, làng nghề truyền thống, làng công nông thƣơng tại Quàng Nam, một tinh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có quá trình đô thị hóa nhanh và nhiều tiềm năng về kinh tế và du lịch. Đồng thời đánh giá thực trạng các yếu tố truyền thống và hiện đại trong các lĩnh vực. Đề tài cũng nghiên cứu mối liên hệ, ảnh hƣởng giữa các xóm, ấp và đô thị, giữa làng và đô thị.
Đề tài đã đề xuất 2 mô hình thí điểm tại Quảng Nam: Làng nghề gốm cổ Thanh Hà (Hội An) áp dụng mô hình 1; Thôn 2, xã Tam Tiến, Núi Thành và khu đất phía Tây phƣờng Cửa Đại, Hội An áp dụng mô hình 2.
Đề tài là một khía cạnh cần triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” do Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khóa X đề ra. Đề tài có khối lƣợng tƣ liệu phong phú, kết hợp khảo sát ở Việt Nam với kinh nghiệm của nƣớc ngoài. Kết quả của đề tài có thể áp dụng tại Quảng Nam, sau đó nhân rộng ra toàn quốc.
* Chương trình phát triển nông thôn mới cấp xã
Thực hiện Nghị quyết 06- NQ/TW của Bộ chính trị, từ năm 2001, Ban kinh tế Trung Ƣơng đã cùng với Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngành và địa phƣơng triển khai xây dựng mô hình thí điểm “Phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa” tại các vùng sinh thái. Các chƣơng trình này đƣợc đƣa vào chƣơng trình trọng tâm của Bộ nông nghiệp và PTNT, đó là chƣơng
trình phát triển nông thôn cấp xã. Chƣơng trình đã đƣợc triển khai tại 14 xã điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT(tăng lên 18 xã vào năm 2004)và khoảng 200 xã điểm của các địa phƣơng. Chƣơng trình đƣợc thực hiện với 5 nội dung:
- Phát triển kinh tế hàng hóa với có chế phù hợp khai thác đƣợc lợi thế của địa phƣơng, có thị trƣờng tiêu thụ.
- Phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp hàng hóa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa.
- Xây dựng khu dân cƣ văn minh.
- Tăng cƣờng công tác văn hóa, y tế, giáo dục trong nông thôn và xây dựng đội ngũ cán bộ.
- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phát huy vai trò của cán bộ tổ chức quần chúng, thực hiện tập trung dân chủ.
Sau 3 năm thực hiện, Chƣơng trình đã đào tạo cho cán bộ các xã điểm, triển khai quy hoạch cho 18 xã điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, lồng ghép các chƣơng trình, dự án về khuyến nông, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng cho những xã điểm này.