.Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, chọn điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 40)

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.3.2.2 .Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, chọn điểm chỉ đạo

Cũng trong năm 2010, Thủ tƣớng Chính phủ Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ƣơng, lãnh đạo các địa phƣơng để triển khai Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (ngày 06/8/2010). Nhiều hoạt động tuyên truyền nhƣ họp báo, tổ chức Hội nghị với các tổ chức quốc tế... cũng đã đƣợc tiến hành.

Ban chỉ đạo Trung ƣơng đã chọn 5 tỉnh là Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Phƣớc, An Giang và 05 huyện là Nam Đàn - Nghệ An, Hải Hậu - tỉnh Nam Định, Phƣớc Long - tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam, K’Bang - tỉnh Gia Lai làm điểm chỉ đạo.

Theo Cục kinh tế hợp tác Phát triển nông thôn (công bố tại hội nghị ngày 15/2/2011), đến tháng 2 năm 2011, có 60 tỉnh chọn xã làm điểm chỉ đạo trƣớc khi nhân ra diện rộng (766 xã/119 huyện), trong đó đa số lựa chọn 4-10 xã (chiếm 3- 4%). Một số tỉnh chọn số xã làm điểm lớn nhƣ Phú Yên 22%, Đồng Tháp 25%, Hà Giang 23%, Lào Cai 31%... Có tỉnh đề ra kế hoạch hoàn thành xây dựng nông thôn mới sớm hơn kế hoạch của Trung ƣơng nhƣ Quảng ninh phấn đầu 70% xã đạt nông thôn mới vào năm 2015.

1.3.2.3. Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo

Theo sự chỉ đạo của Chính Phủ, các Bộ, ngành trung ƣơng đã ban hành nhiều thông tƣ hƣớng dẫn quản lý, thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009, về “Hƣớng dẫn dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” và Thông tƣ 07/2010/TT-BNNPTNT, ngày 08/02/2010 về “Hƣớng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã”.

Bộ Xây dựng ban hành Thông tƣ 21/2009/TT-BXD, ngày 30/6/2009 về “Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn”; Thông tƣ số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 về “ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn” và Thông tƣ số 32/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 về “Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn”; Thông tƣ 09/2010/TT-BXD ngày 4/8/2010 và Sổ tay Hƣớng dẫn lập quy hoạch nông thôn mới.

Liên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Bộ Tài chính đã ban hành thông tƣ liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 để hƣớng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Các Bộ, ngành khác đều đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Chính phủ.

1.3.2.4. Chỉ đạo cơ sở tập trung thực hiện một số nội dung

Mục tiêu của Chính phủ là trong năm 2011, cả nƣớc cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Để đảm bảo cho công tác quy hoạch có chất lƣợng, các địa phƣơng (cấp xã) đã tiến hành rà soát thực trạng. Việc xây dựng quy hoạch dự kiến đến cuối năm 2011 sẽ hoàn tất trên phạm vi cả nƣớc.

Song song với việc quy hoạch, các địa phƣơng đang từng bƣớc thực hiện các nội dung nhƣ xây dựng đƣờng giao thông, thủy lợi, chuyển dịch kinh tế... Một số

tỉnh triển khai tích cực nhƣ Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, An Giang, Nam Định, Tuyên Quang, Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Nam... Tỉnh Tuyên Quang có cơ chế hỗ trợ 100% xi măng, ống cống qua đƣờng, công vận chuyển, kinh phí quản lý cho xây dựng giao thông nông thôn, Hải Phòng hỗ trợ 15- 20% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng...

Năm 2011, Chính Phủ đã quyết định chi 1.600 tỷ đồng (trong đó vốn sự nghiệp 1.100 tỷ đồng) cho các địa phƣơng thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

1.3.2.5. Các nghiên cứu có liên quan

* Mô hình đô thị làng quê Quảng Nam ngày 06/04/2009

Đề tài đã hệ thống hóa các làng truyền thống, làng nghề truyền thống, làng công nông thƣơng tại Quàng Nam, một tinh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có quá trình đô thị hóa nhanh và nhiều tiềm năng về kinh tế và du lịch. Đồng thời đánh giá thực trạng các yếu tố truyền thống và hiện đại trong các lĩnh vực. Đề tài cũng nghiên cứu mối liên hệ, ảnh hƣởng giữa các xóm, ấp và đô thị, giữa làng và đô thị.

Đề tài đã đề xuất 2 mô hình thí điểm tại Quảng Nam: Làng nghề gốm cổ Thanh Hà (Hội An) áp dụng mô hình 1; Thôn 2, xã Tam Tiến, Núi Thành và khu đất phía Tây phƣờng Cửa Đại, Hội An áp dụng mô hình 2.

Đề tài là một khía cạnh cần triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” do Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khóa X đề ra. Đề tài có khối lƣợng tƣ liệu phong phú, kết hợp khảo sát ở Việt Nam với kinh nghiệm của nƣớc ngoài. Kết quả của đề tài có thể áp dụng tại Quảng Nam, sau đó nhân rộng ra toàn quốc.

* Chương trình phát triển nông thôn mới cấp xã

Thực hiện Nghị quyết 06- NQ/TW của Bộ chính trị, từ năm 2001, Ban kinh tế Trung Ƣơng đã cùng với Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngành và địa phƣơng triển khai xây dựng mô hình thí điểm “Phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa” tại các vùng sinh thái. Các chƣơng trình này đƣợc đƣa vào chƣơng trình trọng tâm của Bộ nông nghiệp và PTNT, đó là chƣơng

trình phát triển nông thôn cấp xã. Chƣơng trình đã đƣợc triển khai tại 14 xã điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT(tăng lên 18 xã vào năm 2004)và khoảng 200 xã điểm của các địa phƣơng. Chƣơng trình đƣợc thực hiện với 5 nội dung:

- Phát triển kinh tế hàng hóa với có chế phù hợp khai thác đƣợc lợi thế của địa phƣơng, có thị trƣờng tiêu thụ.

- Phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp hàng hóa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa.

- Xây dựng khu dân cƣ văn minh.

- Tăng cƣờng công tác văn hóa, y tế, giáo dục trong nông thôn và xây dựng đội ngũ cán bộ.

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phát huy vai trò của cán bộ tổ chức quần chúng, thực hiện tập trung dân chủ.

Sau 3 năm thực hiện, Chƣơng trình đã đào tạo cho cán bộ các xã điểm, triển khai quy hoạch cho 18 xã điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, lồng ghép các chƣơng trình, dự án về khuyến nông, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng cho những xã điểm này.

1.3.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc, trung Quốc và Đài Loan cho thấy: Dù đây là các quốc gia đi trƣớc trong vấn đề hiện đại hóa trong tiến trình hiện đại hóa, họ đều tƣơng đối chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy đƣợc nhiều king nghiệm phong phú. Các cách làm này chủ yếu bao gồm: Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp; Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại; Cố gắng nâng cao thu nhập cho nông dân; Nâng cao trình độ tổ chức cho ngƣời nông dân; Thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, bồi dƣỡng nông dân theo mô hình mới.

Bất luận tiến trình độ thi hóa và công nghiệp hóa đƣợc thúc đẩy thế nào, các nƣớc có đa phần dân số làm nghề nông cũng buộc phải chấp nhận một thực tế: Vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, số dân tiếp tục dựa vào nông nghiệp để mƣu sinh vẫn là số lớn. Bởi vậy, xây dựng nông thôn mới không phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn, mà là một quốc sách lâu dài…

Đối với nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc đã chủ trƣơng đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hƣớng hiện đại, đảm bảo phát triển cả về kinh tế và đời sống xã hội. Đi theo đƣờng lối của Đảng, từng địa phƣơng trong cả nƣớc tiến hành phát triển kinh tế mà trƣớc hết la phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, khu, xã có cuộc sông no đủ, văn minh, môi trƣờng lành mạnh.

Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới phải là một phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của mỗi ngƣời dân, mỗi cộng đồng dân cƣ, của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nƣớc và chính quyền các cấp. Vì vậy, để xây dựng mô hình thành công cần có sự cộng đồng trách nhiệm của chính quyền các cấp với đoàn thể địa phƣơng và sự hợp tác, ý thức, nỗ lực của chính những ngƣời dân vốn quen với cách sống sau lũy tre làng.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên - điều kiện kinh tế xã hội của huyện

- Tìm hiểu thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Hạ Hòa, Phú Thọ

+ Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở

+ Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

+ Kết quả bƣớc đầu tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở

huyện Hạ Hòa

+ Thuận lợi

+ Những khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng

- Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hạ Hòa 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Điều tra toàn bộ 33 xã của huyện Hạ Hòa về tình hình xây dựng nông thôn mới (33 mẫu)

- Chọn 3 xã, đại diện cho 3 vùng đặc trƣng của huyện Hạ Hòa (mỗi xã chọn 30 hộ) để điều tra thu thập thông tin.(90 mẫu)

2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu

- Thu thập tài liệu thứ cấp: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Hạ Hòa. Từ tài liệu công bố của UBND tỉnh Phú Thọ và UBND huyện Hạ Hòa. Đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới tạ các xã trong huyện. Báo cáo các giai đoạn thực hiện và báo cáo tổng kết hằng năm của UBND các xã trong huyện. Số liệu thống kê của UBND huyện về số lƣợng các lớp tập huấn, số lƣợng cán bộ tham gia đi tham quan học hỏi tại các địa phƣơng khác,…, các tài liệu đã công bố về nông thôn mới.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Đánh giá hiệu quả của ngƣời dân về chƣơng trình thí điểm nông thôn mới tại xã.

- Điều tra, khảo sát thực địa để nắm đƣợc địa hình, địa thế, hiện trạng cơ sở hạ tầng, dân cƣ nông thôn…

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Phƣơng pháp xử lý số liệu chủ yếu là các phƣơng pháp của thống kê.

- Công cụ xử lý và tính toán chủ yếu sử dụng phần mềm Exel để xử lý các số liệu đã thu thập đƣợc.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả: Thu thập, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tƣơng đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Phƣơng pháp so sánh: Để đánh giá các động thái phát triển của hiện tƣợng, bản chất kinh tế, xã hội theo thời gian, không gian.

- Phƣơng pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia (PRA): Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để gặp mặt và thảo luận tại xã với nhóm cán bộ xã, thảo luận nhóm tại các thôn với ngƣời dân.

- Phƣơng pháp chuyên gia: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tham khảo ý kiến các chuyên gia về các đề xuất nhằm hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở địa phƣơng trong thời gian tới.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HỆ THỐNG BẢNG BIỂU

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hạ Hòa nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, gồm 32 xã, 1 thị trấn nằm ở hai bên sông Thao, phía Đông Bắc giáp huyện Đoan Hùng trên một đoạn dài 32,15 km; phía Nam giáp huyện Cẩm Khê (19,369km), phía Đông Nam giáp huyện Thanh Ba (19,618 km); phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập (16,475km); phía Tây Bắc giáp hai huyện Trấn Yên, Yên Bình(Yên Bái- 37,511 km). Huyện có diện tích 339,34 km2 ; thị trấn huyện lỵ Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì 70km.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình Hạ Hòa thuộc dạng lòng chảo, thoải dần theo hƣớng Đông Nam, đƣợc tạo nên bởi các triền núi cao nhƣ các núi Ông (218m), núi Văn (387m), núi Tiên Phong (125,5m), núi Kìm (513m), núi Trƣa (221,9m), nằm ở địa phận 10 xã, có sƣờn thoải dần về phía sông Thao và các núi Gò Ngang (272m - Yên Kỳ), núi Buộm (Hƣơng Xạ), núi Sơn Nhiễu (152m - Đại Phạm), núi Thanh Hƣơng(Phụ Khánh) sƣờn thoải dần về tả ngạn sông Thao. Chính dạng địa hình trên đã tạo ra các vùng sinh tháI khác nhau(vùng đất bãi trong đê sông Thao, vùng đồi đất thấp, vùng đồi cao và đất núi) có nhiều hứa hẹn và điều kiện để địa phƣơng phát triển toàn diện lâm, nông, ngƣ nghiệp.

3.1.1.3. Thổ nhưỡng

Tài nguyên đất: Theo số liệu năm 1997 trong tổng số 33.934,41 ha đất tự nhiên, Hạ Hòa có 9.756,98 ha đất nông nghiệp(29%), 3.072 ha đất chuyên dùng (xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, di tích, an ninh quốc phòng, nghĩa địa, sản xuất vật liệu xây dựng - 9%), 611 ha đất thổ cƣ (2%) và 6.680,76 ha đất chƣa sử dụng (đất hoang hóa, đất đồi - 19,68%). Mạng sông suối, ao hồ chiếm 2.973 ha, còn lại là đất lâm nghiệp (13.821 ha - 41%).

Về nông hóa thổ nhƣỡng, đất Hạ Hòa có các loại nhƣ sau:

1. Đất phù sa đƣợc bồi tụ hàng năm 900 ha (2,65%), phân bố ở ngoại đê sông Thao, dƣ lƣợng phù sa lớn, ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao (mùn, đạm,lân tỷ lệ khá) thích hợp cho việc trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày).

2. Đất phù sa không bồi tụ hàng năm 3.000 ha (8,84%), trải dọc theo sông Thao, tạo thành những vùng lúa chủ yếu của huyện, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, độ phì khá (hàm lƣợng mùn, đạm, lân, kali tƣơng đối).

3. Đất phù xa có sản phẩm feralit 300 ha (0,88%) thuộc vàn cao chua, nghèo dinh dƣỡng, thƣờng trồng màu, lúa có nhiều ở Phụ Khánh,Vĩnh Chân, Quân Khê, Bằng Giã.

4. Đất chiêm trũng úng nƣớc trong mùa mƣa 1.200 ha (3,53%) phân bổ ở các xã vùng đất giữa nhƣ Chiến Công, Y Sơn, Bằng Giã. Thành phần cơ giới thịt nặng, yếm khí, khó tiêu nƣớc, dễ gây úng, hầu nhƣ ngập nƣớc thƣờng xuyên, giàu mùn đạm, lân, và kali, trồng lúa năng suất thấp và bấp bênh.

5. Đất bạc màu 2000 ha (5,9%) tập trung ở các xã Vĩnh Chân, Phụ Khánh, Yên Luật và có mặt ở hầu hết các xã trong huyện. Đất chua, nghèo dinh dƣỡng, thƣờng trồng màu (đỗ, lạc…).

6. Đất dốc tụ 1.000ha (3%) phân bố khắp nơi, lớp mặt thƣờng là cát thô, sỏi cặn, chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, thƣờng trồng hoa màu (sắn, khoai, đậu, đỗ…).

7. Đất lầy thụt 400 ha (1,2%) tập trung ở thị trấn Hạ Hòa, Chính Công, Bằng Giã.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)