Giao tiếp với học sinh

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 63)

- Đối với G

b. Giao tiếp với học sinh

- Thể hiện sự cởi mở, quan tâm, thân thiện, và tôn trọng… tạo bầu không khí tiếp xúc thoải mái, tin tưởng ở các em. Khi trình bày nội dung dạy học, giáo dục biết sử dụng ngôn từ trong sáng, lời nói ngắn gọn, súc tích, chứa đầy đủ thông tin, phát âm chuẩn, có điểm nhấn, âm lượng, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, tư thế phù hợp, diễn đạt cụ thể, mạch lạc, dễ hiểu, lập luận logic, chặt chẽ để tác động đồng thời đến cả nhận thức, tình cảm và ý chí của các em.

- Khích lệ HS tự tin giao tiếp, tạo điều kiện và động viên HS diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc. Thực sự chú ý đến nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Biết đặt mình vào vị thế của học sinh để thấu hiểu cảm xúc của các em.

- Lắng nghe HS một cách quan tâm, chăm chú. Làm chủ được cảm xúc trong giao tiếp với HS. Hưởng ứng các ý tưởng hợp lý, chấp nhận ý kiến, tiếp thu ý kiến xác đáng của học sinh. Sử dụng ngôn từ tích cực trong giao tiếp, tránh những ngôn từ, hành vi làm tổn thương HS. Thể hiện sự tôn trọng mọi HS.

- Phản hồi HS bằng những nhận xét tích cực, mang tính thuyết phục trên cơ sở biết nhận ra trong ý kiến của HS những khía cạnh hợp lí, tính xác đáng, đồng thời tế nhị chỉ ra những điều chưa thật chuẩn xác… giúp các em xây dựng lòng tin để giao tiếp cởi mở nhằm học hỏi và phát triển [2].

3.3. Ngoài ra, GVCN còn cần không ngừng tu dưỡng đạo đức nhà giáo trong Luật giáo

dục, chuẩn nghề nghiệp GV và quy định về đạo đức nhà giáo (đã đề cập ở nội dung

Chức năng, nhiệm vụ của GVCN trong tài liệu tự đọc).

III. CÂU HỎI

1. Làm thế nào để có thể làm tốt vai trò là nhà quản lý của GVCN?

2. Với tư cách là nhà giáo dục, GVCN cần quan tâm làm gì để có thể đạt được hiệu quả giáo dục?

3. Liên hệ bản thân thầy cô thấy mình cần học hỏi, tăng cường những năng lực nào trong số những năng lực cần có của người GVCN?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

10) Nguyễn Thanh Bình. Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay. NXB ĐHSPHN.2011

11) Nguyễn Thanh Bình (2010) Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT. MS.SPHN-09-465NCSP

12) Kỉ yếu hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp do Cục nhà giáo kết hợp với Dự án THCS II tổ chức năm 2010

13) Life skills The bridge to human capabilities. UNESCO education sector position paper. Draft 13 UNESCO 6/2003

14) Unicef ( 2005). Tài liệu tập huấn kĩ năng cơ bản trong tham vấn

15) Hà Nhật Thăng. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. NXBGD (2004)

NHẬN THỨC HẬU QUẢ SỰ THIẾU TRÁCH NHIỆMCỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM3 CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM3

MỤC TIÊU

Sau khi đọc xong nội dung này GVCN sẽ:

- Nhận thấy trách nhiệm của người GVCN là rất lớn, không chỉ giới hạn trong những quy định của Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 63)