2. Học để tự khẳng định (Chính là các các kỹ năng cá nhân)
- Có trách nhiệm với hành vi của bản thân đối với phòng tránh HIV/AIDS một cách tích cực.
- Tôn trọng và có thái độ đúng đắn với những người có HIV/AIDS. - Tự chủ, tự thực hiện hành vi phòng tránh HIV/AIDS.
- Tự giải thích được vấn đề liên quan đến HIV/AIDS như nguyên nhân, hậu quả, biểu hiện….(HIV lây lan như thế nào?Làm thế nào bạn có thể nhận ra liệu ai đó có bị nhiễm HIV hay không?
3. Học cùng chung sống ( Chính là các kỹ năng xã hội)
- Ngăn chặn những hành vi có thể dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS. - Cùng cộng đồng chăm sóc và hỗ trợ những người có HIV/AIDS.…)
- Tạo ảnh hưởng đến những người có hành vi và thái độ tiêu cực với những người có HIV/AIDS.(kỳ thị, phân biệt, xa lánh..)
- Cảnh báo cho người khác về những hậu quả do lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS.
4. Học để làm ( Các kỹ năng thực tiễn)
- Có hành vi phù hợp nhằm phòng tránh HIV/AIDS như từ chối quan hệ tình dục không mong muốn,
- Chống lại sự ép buộc sử dụng ma túy.
- Tránh được các nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS bản thân và xã hội (sống lành mạnh, sử dụng bao cao su…)
- Hành động chống lại phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS.
- Tìm kiếm những người tin tưởng để được giúp đỡ (người tư vấn, chính quyền..) - Xác định và sử dụng các dịch vụ y tế (khám bệnh và uống thuốc…)
- Không dùng các đồ dùng có thể lây nhiễm HIV/AIDS. - Tự chăm sóc sức khỏe bản thân và sống lành mạnh.
Rõ ràng nếu tổ chức giáo dục theo cách tiếp cận này thì nội dung giáo dục sẽ sâu sắc hơn và mục tiêu đạt được trong nội dung giáo dục này sẽ toàn diện hơn.
Trong thực tế, GVCN đã tổ chức rất nhiều hình thức giáo dục đa dạng khác như:
+ Cho học sinh sưu tầm các tư liệu nói về truyền thống văn hóa của địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc để phục vụ tiết sinh hoạt các em ít nhiều đã nắm được giá trị truyền thống, thuần phong mĩ tục của dân tộc; GVCN có thể đưa ra những tình huống xảy ra trong trường học cho các em tự đề ra các cách xử lí khác nhau trên cơ sở đó GVCN sẽ nắm bắt được cách cư xử, thái độ của các em, có thể uốn nắn kịp thời. Vào những tiết sinh hoạt cuối tuần GVCN có thể tranh thủ thời gian đọc các bài báo nói về tệ nạn nghiện game của học sinh và hậu quả của nó, hoặc những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
+ Tổ chức cho các em được giao lưu sinh hoạt với trẻ em nghèo bất hạnh, học sinh trường khuyết tật để các em có điều kiện hiểu thêm hoàn cảnh của những số phận kém may mắn tạo môi trương thân thiện giáo dục lòng nhân ái cho các em. Tuyên truyền vận động các em tham gia đóng góp ủng hộ cho các bạn học sinh vùng sâu vùng xa, học sinh khuyết tật.
+ Khuyến khích động viên các em tích cực tham gia các phong trào như hội thi học sinh thanh lịch, thi giọng hát hay, hội trại truyền thống... qua những hoạt động này giúp các em có được kĩ năng sống đồng thời đó là những sân chơi bổ ích giúp các em thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
+ Tổ chức cho các em tham quan bảo tàng, nhà truyền thống hay xem các bộ phim có tính giáo dục đạo đức cách mạng, lòng yêu nước....
+ Tổ chức hội nghị học tốt, mời những học sinh có thành tích cao trong học tập viết tham luận trao đổi kinh nghiệm học tập qua đó giúp các em nhận thức được cần phải chăm học và có phương pháp phù hợp mới có thể đem lại thành tích cao trong học tập. Khi các em chăm học sẽ có những hành vi đạo đức tốt.
+ Tổ chức cho các em tham gia ngày chủ nhật xanh sach đẹp để giáo dục các em ý thức giữ gì vệ sinh môi trường cũng như ý thức cộng đồng...
2.3. Tổ chức các hoạt động và giao lưu tập thể nhằm củng cố và phát triển tập thể Tính tập thể cũng như quan hệ gắn bó, hiểu biết, chia sẻ với nhau của mọi thành viên trong lớp được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động tập thể, những buổi thảo luận, bàn bạc có sự tham gia của toàn thể các thành viên trong tập thể để thực hiện mục đích chung, đạt được viễn cảnh và tầm nhìn của tập thể.
Vì vây, GVCN cần xác định đủ và chính xác các hoạt động giáo dục phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh của lớp, trường và địa phương, có tính đến thứ bậc ưu tiên của từng loại hoạt động. Khi nảy sinh những vấn đề mà tập thể lớp phải đối mặt, GVCN cần tổ chức cho mọi thành viên cùng tham gia bàn cách giải quyết vấn đề. Đây là những cơ hội tốt để những giá trị, chuẩn mực, truyền thống, ( văn hóa tổ chức của
lớp) được thể nghiệm, củng cố và dư luận tập thể lành mạnh, môi trường học tập thân thiện được phát triển.
Những cuộc họp chung, các buổi thảo luận giải quyết vấn đề nảy sinh cũng chính là cơ hội để GVCN vận dụng phương pháp tác động song song đến những HS có những hành vi vi phạm nội quy, văn hóa tổ chức của lớp mình. Theo A.X. Macarenco “ Tác động song song” là GVCN không tác động trực tiếp đến HS có hành vi không mong đợi mà tác động thông qua dư luận của tập thể tổ, lớp giúp cá nhân nhận ra và điều chỉnh hành vi của mình. Phương pháp tác động song song sử dụng chỉ hiệu quả khi tập thể lớp đã phát triển ở từ giai đoạn 2 và tốt nhất là ở giai đoạn 3 – khi đã có dư luận tập thể lành mạnh.
Khi tổ chức hoạt động giáo dục GVCN cần coi trọng các cách tiếp cận phức hợp,
cùng tham gia và hợp tác để đảm bảo hiệu quả giáo dục.
• Tiếp cận phức hợp: Khi tổ chức bất kì hoạt động giáo dục nào cũng cần không chỉ giới hạn mục tiêu của hoạt động ở một phương diện nào đó, mà cần hướng tới mục tiêu phức hợp. Ví dụ, khi tổ chức hoạt động lao động, không chỉ quan tâm đến việc hoàn thành công việc được giao, mà còn phải quan tâm đến mục tiêu giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, giáo dục cách tổ chức lao động khoa học…Điều đó có nghĩa là mỗi loại hình hoạt động có mục tiêu trội của chính hoạt động đó, đồng thời còn có những mục tiêu kép khác hướng đến giáo dục nhiều mặt của nhân cách.
• Tiếp cận cùng tham gia là gì?
Tham gia không chỉ mang nghĩa tham dự mà còn nhằm giảm mối quan hệ quyền lực giữa GV và HS, thể hiện sự tôn trọng con người, những hành động, ý kiến của HS được ghi nhận. GV cần lắng nghe ý kiến và kinh nghiệm của HS và đó là những ý kiến và kinh nghiệm có giá trị, làm cho các em ý thức về sự chọn lựa của mình, đồng thời cần phát triển các kĩ năng để các em tham gia một cách có ý nghĩa.
Có sự khác biệt lớn giữa hoạt động học tập và hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục cần phải thoải mái và cần phải thay đổi thái độ và hành vi của học sinh. Cần sử dụng các ph-ương pháp tạo sự tư-ơng tác giữa GV và HS và giữa học sinh với nhau.Đồng thời cần quan tâm đến vai trò tham gia của người học trong việc thực hành kỹ năng.Trong tương tác và tham gia thực hành mỗi người đều là chủ thể tích cực. Để tăng cường sự tham gia còn cần tạo môi trường học tập vui vẻ, thoải mái, không có sự chỉ trách phê phán.
Sự tham gia của HS vào các HĐGD có thể ở những mức độ khác nhau. Roger A. Hart đã đưa ra 8 mức độ khác nhau của “thang tham gia” mà HS có thể đạt được theo các nấc thang (xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp) sau đây:
8/ HS khởi xướng và cùng GV quyết định: là khi dự án, hoạt động hoặc chương trình do HS khởi xướng và việc ra quyết định sẽ được chia sẻ giữa HS và GV. Những dự án/ hoạt động này trao quyền cho các em đồng thời giúp các em có thể tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm sống và kỹ năng của GV.
7/ HS khởi xướng và điều hành:là khi HS khởi xướng và điều hành dự án, hoạt động
hoặc chương trình. GV chỉ tham gia với vai trò hỗ trợ.
6/ GV khởi xướng, quyết định cùng với HS:Là khi dự án, hoạt động hoặc chương trình
được GV khởi xướng nhưng việc ra quyết định được chia sẻ với các em.
5/ HS được hỏi ý kiến và được thông báo:Là khi HS đưa ra ý kiến về dự án, hoạt động
hoặc chương trình do GV xây dựng và thực hiện. HS được thông báo là ý kiến đóng góp của các em sẽ được sử dụng như thế nào và kết quả của quyết định do GV đưa ra.
4/ HS được giao nhiệm vụ và được thông báo: Là lúc mà HS được giao một vai trò cụ
thể và được thông báo là các em sẽ được tham gia như thế nào và tại sao.
3/ Hình thức tượng trưng: Là lúc HS có vẻ như được có tiếng nói nhưng trong thực tế
các em có rất ít hoặc không có sự chọn lựa là phải làm gì hoặc tham gia như thế nào.
2/ Hình thức trang trí:Là lúc HS được sử dụng để trợ giúp hoặc “cổ động” cho việc
gì đó một cách tương đối gián tiếp, mặc dù GV không làm ra vẻ như việc đó do chính HS đưa ra.
1/ GV điều khiển:Là lúc GV sử dụng HS để hỗ trợ những ý định hoặc việc làm của
mình và làm ra vẻ như những điều đó do chính HS đưa ra.
Như vậy, theo thang này thì ở các mức từ 1 - 3 là những mức độ HS không có sự tham gia. Chỉ bắt đầu từ mức 4 mới thể hiện sự tham gia của các em vào quá trình hoạt động giáo dục.
• Tiếp cận hợp tác là gì?
Để phát huy vai trò chủ động, tích cực của mọi HS, để tất cả HS kể cả những HS nhút nhát, bị “cô lập” được tham gia vào mọi khâu của quá trình tổ chức hoạt động thì cách thức tốt nhất là tổ chức hoạt động giáo dục theo phương thức hợp tác.
Khi tổ chức hoạt động giáo dục theo phương thức hợp tác GV và các cán bộ
Đội, Đoàn - những người đứng ra tổ chức hoạt động cần thực hiện những yêu cầu sau: - Động viên và tạo cơ hội để mọi HS được phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động. HS cần được tham gia vào mọi khâu của quá trình
hoạt động từ việc lập kế hoạch, phân công chuẩn bị, tiến hành hoạt động cho đến khâu đánh giá kết quả.
- Đảm bảo sự phụ thuộc lẫn nhau giữa HS một cách tích cực: Đây là yêu cầu cơ bản của quan hệ hợp tác nhằm tạo ra tính tích cực, tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp hoạt động và sự giúp đỡ lẫn nhau...của các thành viên trong nhóm hợp tác. Để làm được điều đó, khi lựa chọn hoạt động, GV nên chọn những hoạt động có mục tiêu chung và các mục tiêu bộ phận; những hoạt động mà kết quả của nó chỉ có thể đạt được khi mọi thành viên trong nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ; Ngoài ra GV còn có thể tăng cường sự phụ thuộc tích cực giữa các em bằng cách tạo ra cho mỗi thành viên trong nhóm nguồn lực chia sẻ. Nghĩa là mỗi người trong nhóm chỉ có một phần của thông tin, tài liệu hoặc công cụ cần thiết để thực hiện hoạt động.
- Tạo ra các kĩ năng cộng tác: Đây là kĩ năng rất cần thiết cho hoạt động hợp tác, vì sự thành công của nó phụ thuộc cơ bản vào sự hợp tác của các thành viên trong nhóm. Vì thế GV cần giúp cho HS trước tiên hiểu thế nào là kĩ năng cộng tác, sau đó giúp HS luyện tập các kĩ năng đó trong trò chơi, trong các tình huống giả định. Cuối cùng hướng dẫn các em thể hiện sự hợp tác trong các hoạt động giáo dục và GV cần luôn luôn theo dõi, xử lí sự phối hợp trong nhóm.
- Luôn luân phiên vai trò chỉ huy và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Sự luân phiên có thể tiến hành trong một hoạt động hoặc các hoạt động khác nhau. Điều này không chỉ tạo cơ hội mỗi em trải nghiệm các vai trò khác nhau để có kinh nghiệm hợp tác phong phú mà còn tránh tạo ra tâm lí, thói quen chỉ huy người khác hoặc chỉ biết thực hiện các yêu cầu của người khác một cách thụ động.
- Khi phân nhóm HS nên phân chia theo nhóm hỗn hợp về năng lực, đạo đức, giới tính, sức khỏe... Khi các em làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung sẽ giúp HS xoá bỏ những khác biệt. Các em sẽ học hỏi, bổ sung, giúp đỡ lẫn nhau và phát triển các mối quan hệ đoàn kết, thân thiện và hiểu biết lẫn nhau. Số lượng HS trong nhóm cũng cần được chú ý. Điều đó phụ thuộc vào yêu cầu của công việc, sao cho mỗi thành viên đều có nhiệm vụ và nằm trong mối quan hệ phụ thuộc tích cực với nhau.
Cách tổ chức hoạt động giáo dục theo phương thức hợp tác
a. Bước chuẩn bị:
- Xác định, đề xuất nhu cầu hoạt động
GV có thể trực tiếp thu thập thông tin về mong muốn, nguyện vọng của HS trong lớp về hoạt động nào đó, hoặc khơi gợi để HS đề xuất những nội dung các hoạt động nên tổ chức. Từng HS cùng tham gia suy nghĩ, phát hiện và trao đổi để hình thành ý tưởng: định làm gì?
- Xác định mục tiêu, các nhiệm vụ của hoạt động và mục tiêu hình thành, củng
cố các kĩ năng hợp tác, lập kế hoạch và xác định cách thực hiện:
Tùy theo trình độ phát triển của tập thể lớp, khả năng tự quản của HS, giáo viên có thể thu hút học sinh cùng xác định mục tiêu chung (trong đó có mục tiêu công việc và các kĩ năng hợp tác nào cần đươc củng cố hoặc hình thành) và các nhiệm vụ cụ thể. Giáo viên cần giải thích để các em hiểu rằng: mục tiêu là cái đích cần đạt, còn nhiệm
vụ là cái phải làm để đạt tới đích, dẫn dắt các em cách suy nghĩ khi lập kế hoạch, lựa
chọn cách thực hiện bằng cách đặt ra các câu hỏi lôgic: làm gì vào thời gian nào? Tại
sao? Làm như thế nào cho có hiệu quả? Cần những điều kiện, phương tiện gì? Lôi
cuốn các em cùng giải đáp các câu hỏi đặt ra, dần dần các em có thể độc lập ở khâu này. Ở đây GV phải chủ động lựa chọn mô hình hoạt động hợp tác định tổ chức sao cho phù hợp với mục đích đặt ra. GVcần kích thích, khơi gợi suy nghĩ của HS và lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra những ý kiến hợp lí để khẳng định, khen ngợi giúp HS củng
cố niềm tin vào bản thân, tăng thêm niềm vui và nhiệt tình đóng góp sức mình vào công việc chung. HS sẽ tích cực khi các em tìm thấy những điều bổ ích cho mình và khẳng được giá trị của mình. Tương tác thày-trò diễn ra dưới dạng trao đổi thông tin, ý tưởng, tư vấn, thừa nhận và khuyến khích. Ở đây những kĩ năng hợp tác giữa GV-HS và HS-HS được thể hiện trong nhóm kĩ năng trao đổi ý tưởng khi đề xuất vấn đề, xác
định mục đích, nhiệm vụ, cách thức thực hiện và lập kế hoạch như sau: