- Đối với G
e. Phối hợp các lực lượng trong giáo dục học sinh
- Biết lập kế hoạch phối hợp với CMHS, GV bộ môn, với Đoàn thanh niên và các LLGD có liên quan khác để tổ chức các HĐGD và xây dựng môi trường GD lành mạnh, thống nhất tác động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lượng trong giáo dục HS.
- Biết cách đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lượng trong giáo dục HS phân tích được các nội dung, hình thức, biện pháp... phối hợp với cha mẹ HS trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của HS THPT.
- Thiết kế được các kế hoạch làm việc với cha mẹ HS dưới các hình thức khác nhau như Hội nghị CMHS, kế hoạch thu hút sự tham gia của CMHS vào việc tổ chức một số HĐ tập thể, cuộc thăm gia đình HS...
f. Hiểu biết về môi trường giáo dục và đặc thù của từng môi trường giáo dục thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Nhận thức được ý nghĩa, vai trò, vị trí, đặc điểm, tác động của gia đình, bạn bè, lớp học, cộng đồng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng đến học sinh.
- Biết cách thu thập thông tin, phân tích ảnh hưởng của môi trường gia đình, nhóm bạn đến sự phát triển tâm sinh lí của học sinh.
- Biết cách thu thập thông tin từ các giáo viên khác về học sinh, phân tích, trao đổi với đồng nghiệp để phối hợp giáo dục học sinh.
- Biết thiết lập và duy trì không khí tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau trong lớp học. Biết khuyến khích học sinh nâng cao trách nhiệm, hứng thú, sáng tạo đối với việc học tập của bản thân. Biết phối hợp với cha mẹ học sinh, với đồng nghiệp quản lí hành vi và các hoạt động của học sinh trong lớp học, trong trường học. - Biết phối hợp với các giáo viên khác thiết lập và duy trì các chuẩn mực hành vi
của lớp học và quản lí các nguồn lực trong trường, lớp học.
- Biết đảm bảo sự an toàn về thể chất, tình cảm và xã hội cho tất cả học sinh. Biết phối hợp với đồng nghiệp, với gia đình học sinh và các chuyên gia, tổ chức không gian lớp học hợp lí cho học sinh học tập.