- Đối với G
2.5. Giáo dục kỉ luật tích cực và giáo dục học sinh chậm tiến
Trong tập thể lớp chủ nhiệm, mọi HS cùng được tổ chức giáo dục như nhau nhưng bao giờ cũng có những em tự giác học tập và tu dưỡng, có những em thiếu tự giác và động lực học tập và tham gia các hoạt động chung của trường lớp, còn có cả những em thường có những hành vi không mong đợi như vi phạm nội quy, thiếu thiện chí với bạn bè, hay gây gổ, trêu chọc người khác, thậm chí vô lễ với GV… Nguyên nhân rất đa dạng: có thể là do khách quan như hoàn cảnh gia đinh, môi trường sống, nhóm bạn bè, bối cảnh gây ra hành vi, nhưng có cả những nguyên nhân chủ quan từ bản thân HS.
Những em hay vi phạm kỉ luật thường là những em chậm tiến, hay trong thực tiễn giáo dục còn gọi là HS cá biệt. Người GVCN thường vất vả nhất đối với những HS này, không phải chỉ vì khó thay đổi các em, mà có khi do có những em này mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến những em khác, nếu tập thể lớp chưa phát triển, dư luận tập thể chưa có sức mạnh giáo dục các thành viên của mình. Nhưng để tập thể lớp phát triển thì không thể không tìm mọi biện pháp để giúp các em thay đổi, đó cũng là sứ mạng của người GVCN với tư cách là nhà GD. Về lí thuyết giáo dục không cho phép cho ra đời một phế phẩm - nghĩa là một con người có những hành vi sai lệch. Giáo dục kỉ luật tích cực cho mọi thành viên trong tập thể, nhưng có ý nghĩa chủ yếu đối với những HS chậm tiến.
Nội dung và biện pháp giáo dục HS có hành vi không mong đợi nói chung (trong
đó có những em thỉnh thoảng mới vi phạm, và có những em thường xuyên, hay nói cách khác là hành vi mang tính hệ thống) đã được đề cập trong nội dung “Giáo dục
HS có hành vi không mong đợi”.