Người GVCN có trách nhiệm không thể bỏ qua một nét buồn trên khuôn mặt HS hoặc không thể không áy náy do mình vô tình hoặc vô thức có cử chỉ, hành

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 70)

HS hoặc không thể không áy náy do mình vô tình hoặc vô thức có cử chỉ, hành vi nào đó làm hỏng tâm trạng của HS

Lời phê của thầy cô

Không biết các bạn thế nào, riêng mình, những lời phê của thầy cô nhiều khi làm mình rất phấn khởi, nhưng ngược lại cũng có những lời phê làm mình buồn ghê gớm….

Vào những dịp cuối năm, mình rất sợ mang học bạ về nhà cho ba mẹ. Những lời phê của thầy cô thường là đổ thêm dầu vào lửa nóng giận của ba mẹ!

Các bạn nghĩ thế nào về lời phê của thầy cô trong vở, trong học bạ cho mình? Bạn có nhớ những lời phê của thầy cô không? Những lời phê của thầy cô có làm thay đổi suy nghĩ và hành động của bạn không? Hãy chia sẻ với tôi nhé!

Chúng ta tiếp tục xem tâm sự về áy náy của một GV do tự ái đã từng có một nhận xét không tích cực vào học bạ của HS:

Nỗi tự ái của cô giáo trẻ khi trò học giỏi

Tôi đã đi qua tuổi 24 của nghề dạy học. Em - cậu học trò của tôi ngày đó, giờ cũng đã bước qua tuổi 30.

Hai mươi năm trước, em là học trò chủ nhiệm của tôi, ở lớp mười hai. Đó là một lớp học tập trung nhiều học sinh khá giỏi. Ở một trường vùng quê ngày ấy, số học sinh giỏi mỗi năm không thực sự nhiều.

Có lẽ vì vậy, nhiều học sinh của lớp tỏ ra kiêu căng, tự phụ. Em nổi bật trong lớp về nét tính cách ấy. Nét ương bướng, ngạo mạn, bất phục thể hiện khá rõ trên gương mặt. Những câu hỏi em đặt ra trong các giờ học vẫn hay làm một số giáo viên lúng túng. Trong suy nghĩ của nhiều thầy cô lúc đó, em hỏi để chứng tỏ mình giỏi, hơn là thực sự muốn tìm hiểu và khám phá.

Khi đó, tôi hãy còn là một giáo viên khá trẻ, về tuổi đời và cả tuổi nghề. Vốn sống, vốn trải nghiệm ít ỏi không đủ đểgiúp em hướng sự thông minh và nét cá tính ấy theo cách phát huy thế mạnh trong học tập, trong cuộc sống.

Thực sự, tôi chưa đủ bản lĩnh sư phạm để ứng xử với những dạng học sinh như em. Em vẫn tỏ thái độ bất phục. Tôi vẫn khó chịu và có phần bất lực trước em.

Năm học kết thúc. Trong học bạ của em, tôi - giáo viên chủ nhiệm, đã đặt bút phê: học giỏi, thông minh, nhưng có nhiều biểu hiện tự cao.

Thực ra, trước khi phê, tôi cũng có chút băn khoăn, do dự. Nhưng có lẽ, nỗi ấm ức, bực bội suốt một năm học đã lớn hơn chút tình thầy trò ít ỏi trong tôi.

Khi đã bình tâm nhìn lại mọi việc, tôi day dứt vì đã nặng tay với em. Nhưng đã muộn. Tôi không có cách nào xóa đi những lời phê ấy. Có lẽ, cầm học bạ trên tay, em giận tôi nhiều lắm.

Em vào đại học. Suốt thời gian ấy, tôi không có dịp gặp em.

Những năm sau đó, tôi thay đổi nhiều trong cách ứng xử với học sinh.

Trước những lỗi lầm của các em, tôi luôn cố gắng tìm hiểu nguyên nhân từ hoàn cảnh gia đình, điều kiện, tình huống dẫn các em đến phạm lỗi.

Tôi cố gắng lắng nghe ý kiến của các em để có cách xử lý phù hợp, làm sao để các em thực sự tâm phục, khẩu phục.

Khi các em có lỗi, tôi phân tích để các em nhận lỗi và sửa chữa. Tôi đã vững vàng hơn trong vai trò chủ nhiệm, đã ít nhiều là chỗ dựa tinh thần của một số học sinh.

Tôi thực sự bất ngờ về điều đó. Đó cũng là dịp để tôi nói với em về sự băn khoăn, day dứt trong tôi vì lời phê học bạ năm nào. Em đã chững chạc hơn, điềm đạm hơn nhiều lắm.

Em bảo: "Hồi đó, em cũng có lỗi nhiều. Em trẻ con, nông nổi và háo thắng. Nhưng giờ, em hiểu và không trách gì cô. Em mời cô

đến dự ngày vui là muốn từ nay, thầy trò mình vui vẻ với nhau, cô nhé".

Giờ đây, em đã có một công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc, thậm chí là khá thành đạt. May mà, những lời phê của tôi đã không gây bức xúc, không đẩy em vào ngõ cụt của cuộc đời.

Tôi thầm cảm ơn em, vô hình chung, đã cho tôi một kinh nghiệm sâu sắc, trong cuộc đời dạy học.

Với riêng tôi, tôi tự nhủ, sẽ không bao giờ có sự lặp lại một lần nữa - sai lầm ngày xưa! (LTLK - Cần Thơ)

Tâm sự trên của cô giáo cho thấy có khi do tự ái GV cũng rất có thể có những hành vi không mong đợi mà có thể gây tổn thương cho HS. Đồng thời hành vi do tự ái đó còn làm cho chính người GV có trách nhiệm sự day dứt, mặc cảm có lỗi với HS.

3. Làm thế nào để GVCN luôn là người có trách nhiệm?

- GVCN có trách nhiệm phải luôn nhận thức đầy đủ hậu quả của lời nói, thái độ, hành vi thiếu trách nhiệm của mình để tránh làm tổn thương, hoặc ảnh hưởng đến HS .

- Để đảm bảo rằng mọi lời nói, thái độ, hành vi của mình là có trách nhiệm, tránh được hậu quả do thiếu trách nhiệm thì GVCN luôn phải suy nghĩ, cân nhắc thận trọng trước khi hành động, quyết định về những vấn đề có liên quan đến HS, trong quan hệ với HS.

- GVCN hãy luôn tự nhận thức được hậu quả của hành vi của mình đối với HS, bằng cách đặt ra những câu hỏi và tìm những câu trả lời : Nếu mình làm như thế này… thì hậu quả sẽ là…Luôn suy nghĩ về những việc cần ứng xử, giải quyết theo lô gic này thì GVCN sẽ có kĩ năng nhận thức hậu quả của hành vi và sẽ trở thành người có trách nhiệm trong công tác chủ nhiệm

CÂU HỎI

1. Vì sao GVCN cần nhận thức được hậu quả của sự thiếu trách nhiệm? 2. Như thế nào mới là người GV có trách nhiệm?

3. Làm thế nào để GVCN tránh được những hậu quả đáng tiếc cho HS?

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÍ HỌC SINH LỨA TUỔI TRUNG HỌC4

I. MỤC TIÊU CỦA TÀI LIỆU:

- GVCN phát biểu được quy luật chung của sự phát triển tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THCS và học sinh THPT.

- GVCN liên hệ được với thực tiễn học sinh lứa tuổi THCS, THPT trong các biểu hiện đặc điểm phát triển tâm sinh lí ở các em.

- GVCN ứng dụng được các kiến thức về đặc điểm tâm lí học sinh, các phương pháp và kĩ thuật đơn giản vào việc tìm hiểu, đánh giá học sinh.

- GVCN có thái độ thận trọng, khách quan, đúng đắn trong tìm hiểu, đánh giá các đặc điểm tâm lí học sinh.

- GVCN có ý thức rèn luyện một cách thường xuyên nhằm nâng cao khả năng tìm hiểu học sinh của bản thân và khả năng xây dựng/thiết kế phương pháp, kĩ thuật tìm hiểu học sinh một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 70)