Đặc ñiểm hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh: ñặc ñiểm của hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu ñộng. Doanh nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất khác doanh nghiệp làm nhiệm vụ lưu thông, doanh nghiệp có tính chất thời vụ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu ñộng khác với doanh nghiệp không mang tính thời vụ.
Chu kỳ sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trước hết ñến nhu cầu sử dụng vốn lưu ñộng và khả năng tiêu thụ sản phẩm do ñó cũng ảnh hưỏng tới hiệu qủa vốn lưu ñộng. Những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn lưu ñộng thường không có biến ñộng lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu ñược tiền bán hàng. Điều ñó giúp doanh nghiệp dễ dàng trang trải các khoản nợ nần, ñảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh do ñó nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài thì nhu cầu vốn lưu ñộng thường biến ñộng lớn, tiền thu bán hàng không ñều, tình hình thanh toán chi trả gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu ñộng. Chính vì vậy các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải căn cứ vào ñặc ñiểm hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình thực tế ñể ñề ra kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ñộng.
Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm: Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu ñộng và nó càng có ý nghĩa hơn trong ñiều kiện nến kinh tế thị trường hiện nay, khi mà chúng ta ñang phải ñối mặt với tình trạng dư cung ở tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Điều ñó ñòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải tiến hành phân tích thị trường xác ñịnh ñúng ñắn mức cầu về sản phẩm, hàng hoá và xem xét ñến các yếu tố cạnh tranh. Đồng thời căn cứ vào tình hình hiện tại, doanh nghiệp tiến hành chọn phương án kinh doanh thích hợp nhằm tạo ra lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Chính sách kinh tế của nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế: vai trò chủñạo của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ñược thể hiện thông qua việc ñiều tiết hoạt ñộng kinh tếở tầm vĩ mô. Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát và ñiều tiết hoạt ñộng của doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế. Thông qua các chính sách, pháp luật và các biện pháp kinh tế… Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt ñộng kinh tế của các doanh nghiệp ñi theo quỹ ñạo của kế hoạch vĩ mô. Bởi vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn ñến hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tiến bộ của khoa học công nghệ: trong thời ñại ngày nay, trình ñộ tiến bộ khoa học công nghệ cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu ñộng nói riêng. Vì vậy, doanh nghiệp phải quan tâm ñến việc áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm hiện ñại hoá trang thiết bị, nâng cao chất lượng, ñổi mới sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ ñể ñổi mới trong thiết bị, sản phẩm thì sẽ có nguy cơ dẫn doanh nghiệp tới tình trạng làm ăn thua lỗ do sản phẩm làm ra không còn thích ứng, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Lạm phát: Là quá trình ñồng tiền bị mất giá theo thời gian, nó luôn xuất hiện thường trực trong mọi nền kinh tế, trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội, do ñó nó sẽ ảnh hưởng tới giá trị vốn lưu ñộng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có ñược sự bổ sung thích hợp thì nó sẽ làm cho vốn lưu ñộng bị giám sút theo tỷ lệ lạm phát và ảnh hưởng ñến hiệu quả sử dụng vốn lưu ñộng.
Rủi ro trong sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, quá trình sản xuất kinh doanh luôn chứa ñựng những rủi ro bất chắc. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có những kế hoạch biện pháp phù hợp thì có thể dẫn tới sự suy giảm của vốn lưu ñộng, thậm chí còn dẫn tới tình trạng phá sản.