Triển vọng của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 92)

Những thách thức mà Ấn Độ đang phải đối mặt trên là cơ sở của một số những dự đoán bi quan về nền kinh tế Ấn Độ trong những năm gần đây.

Tổ chức Thống kê trung ương Ấn Độ (CSO) ngày 7/2/2013 đã đưa ra báo cáo dự kiến tăng trưởng kinh tế của nước này trong tài khóa 2012-2013 (kết thúc ngày 31/3/2013) chỉ đạt 5%, giảm mạnh so với 6,2% của tài khóa 2011-2012.

Đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm qua của nền kinh tế Ấn Độ do hoạt động yếu kém của lĩnh vực chế tạo, nông nghiệp và dịch vụ.

Số liệu do CSO đưa ra thấp hơn mức dự kiến 5,7- 5,9% của Chính phủ và mức 5,5% do Ngân hàng dự trữ Độ (RBI) đưa ra trước đó, đồng thời thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 7,6% mà Chính phủ Ấn Độ đặt ra trong ngân sách 2012-2013.

Trước đó, ngày 6//2013, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng dự báo kinh tế Ấn Độ sẽ chỉ tăng trưởng 5,4% trong tài khóa 2012-2013, nhưng sẽ cải thiện trong tài khóa tới với mức tăng trưởng dự kiến là 6%.

Để có thể đánh giá triển vọng nền kinh tế Ấn Độ trong trung và dài hạn, theo tôi cần căn cứ vào một số yếu tố chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, là một thị trường tiềm năng lớn với dân số trên một tỷ người hiện nay, Ấn Độ chẳng những hứa hẹn có sức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ lớn (hiện mức tiêu thụ cá nhân của Ấn Độ chiếm tới 67% GDP của cả nước chỉ sau Mỹ, 70%) mà còn có sức bật cao do dân số trẻ. Về mặt này, điều đáng quan tâm là, trong số trên một tỷ dân thì có tới hơn 300 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu khá giả. Tỷ lệ dân số trẻ hóa trong cơ cấu dân số của Ấn Độ (70% dân số hiện nay dưới tuổi 35) là một nguồn lao động dồi dào, bên cạnh đó với hệ thống giáo dục tốt, nhất là giáo dục kỹ năng lao động đã tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu của nền kinh tế tri thực. Đội ngũ lao động hùng hậu này không chỉ đáp ứng tốt yêu cầu trong nước mà với trình độ tiếng anh thông thạo còn đáp ứng tốt nhu cầu công việc của các công ty nước ngoài.

Thứ hai, Ấn Độ có một cơ cấu chính trị vững chắc đủ năng lực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đặt ra, Ấn Độ đang phát triển một nền tảng pháp lý vững chắc, xã hội dân chủ pháp quyền.

Thứ ba, nền kinh tế thị trường với thành phần kinh tế tư nhân năng động biết nắm bắt các xu thế phát triển của thế giới và có đủ khả năng chung vai gánh vác hoặc thay thế khu vực kinh tế nhà nước, kể cả trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng lẫn các ngành dịch vụ lớn. Khác với nhiều quốc gia đang phát triển khác, khu vực doanh nghiệp tư nhân Ấn Độ đã đóng góp phần quyết định trong các hoạt động xuất khẩu đang gia tăng nhanh thay vì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài như ở Trung Quốc. Và cũng khác với một nước đang phát triển khác ở Châu Á, Ấn Độ không cần phải trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng họ vẫn đến, Ấn Độ cũng không cần phải xuất khẩu lao động ra nước ngoài mà các công ty của các nước phương Tây, đưa việc làm cao cấp đến Ấn Độ. Một số mặt hàng của Ấn Độ đã chiếm lĩnh thị trường thế giới như tin học, và dược phẩm.

Thứ tư, cộng đồng người Ấn Độ khắp nơi trên thế giới luôn hướng về Tổ quốc. Đất nước này có 55 tỷ phú với tổng tài sản lên tới 250 tỷ USD, tương đương gần 1/6 sản lượng kinh tế hàng năm của quốc gia. Động lực phát triển của Ấn Độ

một phần đến từ lượng kiều hối gửi về quê nhà. Nếu như khi quan hệ giữa Ấn kiều và chính phủ còn lạnh nhạt, 20 triệu người Ấn ở nước ngoài, với thu nhập bình quân 160 tỷ USD mỗi năm, chỉ gửi về quê 4 tỷ USD. Nhưng từ khi Chính phủ Ấn Độ nỗ lực cải cách kinh tế song song với việc cải thiện mối quan hệ với người Ấn xa xứ, lượng kiều hối đã tăng lên nhanh chóng cùng với sự trở về nước kinh doanh của Ấn kiều: Lượng kiều hối Ấn Độ nhận được trong tài khóa 2008-2009 và 2009-2010 lần lượt là 46,9 tỷ USD và 53,9 tỷ USD. Tính đến năm 2010-2011 Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí số 1 thế giới về nhận kiều hối Dự kiến, tổng số tiền Ấn Độ nhận từ cộng đồng người Ấn Độ trên thế giới trong năm nay có thể tăng lên 55 tỷ USD..

Đó là chưa kể, từ năm 2005, Ấn kiều cũng đã gửi 32 tỷ USD tiết kiệm vào các ngân hàng Ấn Độ để hưởng lãi suất ưu đãi. Nguồn vốn này bằng 23% dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ, đã giúp cân bằng cán cân thương mại, đồng thời ngăn chặn lạm phát hiệu quả. Ngoài ra, theo các nhà đầu tư địa phương, chính nguồn vốn đầu tư gián tiếp của Ấn kiều đã góp phần thúc đẩy chỉ số chứng khoán Ấn Độ tăng đến 300% từ năm 2003 đến nay.

Dựa vào những nhân tố thuận lợi trên đây, tôi đồng ý với các dự báo lạc quan về triển vọng phát triển của Ấn Độ: trong vòng 10 năm tới, tổng GDP của Ấn Độ sẽ vượt qua mức của Ý vào năm 2016, vượt mức của Pháp vào năm 2019, vượt qua mức của Anh vào năm 2022, bỏ xa Đức vào năm 2023 và cuối cùng Nhật Bản cũng sẽ thua Ấn Độ vào năm 2032. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Thị phần của Ấn Độ trong GDP thế giới sẽ tăng từ mức 1,8% (năm 2005) lên 5% năm 2030, và xuất khẩu của Ấn Độ trong tổng xuất khẩu thế giới khi đó sẽ chiếm trên 5,5%. Đến lúc đó GDP bình quân đầu người của Ấn Độ đạt 6337 USD. Trong 50 năm tới, đến năm 2050 Ấn Độ sẽ là một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới với thứ tự tương ứng là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản [35, tr245].

KẾT LUẬN

Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX khi Liên Xô sụp đổ cùng với sự hoạt động kém hiệu quả của Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) tạo ra cuộc khủng hoảng về cán cân thanh toán của Ấn Độ đã buộc đất nước Nam Á này phải chuyển hướng sang chính sách tự do hóa. Các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã nhận ra tầm quan trọng trong việc hội nhập khu vực và vươn ra thế giới bên ngoài nên đã nhanh chóng xây dựng chính sách mới nhằm phù hợp với xu thế mới. Ấn Độ giai đoạn này tập trung mạnh mẽ cho những mối quan hệ then chốt, thi hành chính sách đối ngoại thực dụng hơn, đặt lợi ích quốc gia lên hang đầu, chủ động hội nhập và thể hiện là một trong những cường quốc trong khu vực.

Ấn Độ có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, dân số đông nguồn lao động dồi dào, lại thành thạo tiếng Anh cũng như Ấn Độ luôn mang trong mình khát vọng khẳng định là nước lớn trong khu vực, cùng với những thành tựu về kinh tế chính trị to lớn mà Ấn Độ đã đạt được thông qua chiến lược cải cách toàn diện năm 1991. Tất cả những yếu tố trong và ngoài nước trên đã thúc đẩy Ấn Độ đổi mới và đạt được những thành công to lớn trong những năm đầu thế kỷ XXI này. Trong những năm đầu thế kỷ XXI này, chúng ta được chứng kiến một Ấn Độ trỗi dậy đầy đủ trên các phương diện kinh tế, chính trị ngoại giao, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng trong đó tăng trưởng về kinh tế là chủ yếu.

 Tăng trưởng GDP cao thứ hai sau Trung Quốc- bình quân 8,5% trong 5 năm

qua

 Trong suốt thời gian suy thoái toàn cầu năm 2009, Ấn Độ tăng trưởng 6,7%

 Điểm đến hấp dẫn thứ 3 đối với các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Dự trữ ngoại tệ năm 2010 là 307 tỷ USD

 Cạnh tranh xếp hạng trên 134 quốc gia

 Xếp thứ 4 về thị trường nội địa

 Xếp thứ 16 về sức mạnh của thị trường tài chính

 Xếp thứ 25 về sức mạnh của ngành ngân hàng. Hiện Ấn Độ có 80 ngân hàng thương mại với mạng lưới bao gồm 61129 chi nhánh

 Thị trường ngoại tệ - xếp thứ 17 thế giới. Doanh thu mỗi ngày là 40 triệu USD

Ấn Độ là cái nôi của một trong những nền văn minh thế giới, nơi sản sinh ra nhiều sản phẩm văn hóa và kiến trúc có giá trị lớn cho văn minh hiện đại. Nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước ASEAN là những nước chịu nhiều ảnh hưởng và giao thoa văn hóa nhất từ Ấn Độ. Cho đến nay, nhiều công trình kiến trúc, nhiều tư liệu vẫn còn lưu lại quá trình giao lưu văn hóa và tầm ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực này.

Trong lĩnh vực quân sự, Ấn Độ luôn tỏ ý sẵn sàng giúp đỡ các nước có cùng trình độ phát triển trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự và đào tạo quân đội. Trong thời gian qua, Ấn Độ đã nhiều lần đưa các hạm đội hải quân lớn ghé thăm khu vực, thực hiện các cuộc tập trận chung và tỏ thiện chí trong việc xây dựng vành đai quân sự quanh khu vực.

Với trình độ công nghệ cao cùng với thiện chí của mình, Ấn Độ đang ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình trong khu vực, trở thành “trung tâm dịch vụ của thế giới”.

Thế kỷ 21 được nhận định là thế kỷ của Châu Á với sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc và Nhật Bản trong đó Ấn Độ cũng góp phần lớn công sức vào vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới. Với dân số hơn 1 tỷ người, Ấn Độ hứa hẹn là môi trường hợp tác đầy tiềm năng đối với các nước lớn trên thế giới. Chúng ta cùng hi vọng thế kỷ 21 này không chỉ đánh dấu sự trưởng thành của các nước Châu Á mà còn chứng kiến sự thành công vượt bậc trong hợp tác giữa các nước trong khu vực.

Không những thế, với những thành công Ấn Độ đạt được trong thời gian qua, Ấn Độ đang từng bước trở thành động lưc phát triển kinh tế thế giới; Ấn Độ cùng với một số nước mới nổi khác đang từng bước xác lập lại trật tự cân bằng của hệ thống quốc tế; Ngoài ra, với những thành công của mình Ấn Độ đang từng bước cùng với các quốc gia khác trên thế giới chung sức giải quyết các vấn đề toàn cầu như khủng bố, an ninh …

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Ấn Độ có không ít những vấn đề phải giải quyết để có những bước đi tiếp theo trong quá trình phát triển như vấn đề nợ công, lạm phát gia tăng; bất bình đẳng xã hội, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo gia tăng, thiếu lao động lành nghề…Đó không chỉ là những vấn đề trong nước mà còn có một số vấn đề đến từ bên ngoài cũng cần được Ấn Độ giải quyết ổn thỏa như yếu tố Trung Quốc, vấn đề biên giới với Pakistan…

Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI này đã đem lại những cơ hội to lớn cho phát triển nhưng đồng thời cũng kéo theo những thách thức không nhỏ cho thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Nghiên cứu sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những thập niên đầu thế kỷ XXI này để tìm tỏi học hỏi những kinh nghiệm hay, để tránh không lặp lại những vấp váp trong chặng đường đi sắp tới của chúng ta, thiết nghĩ là điều hữu ích.

Cùng với sự phát triển không ngừng trong quan hệ Ấn Độ với các quốc gia khác trên thế giới thì quan hệ giữa Ấn Độ - Việt Nam cũng gặt hái được nhiều thành quả đáng kể. Ngoài thành tựu truyền thống tốt đẹp về mặt chính trị ngoại giao được thiết lập từ khi cả hai nhà nước mới thành lập, quan hệ về mặt kinh tế giữa Ấn Độ - Việt Nam cũng gặt hái được nhiều thành công trong đó đáng kể nhất gần đây là “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi hai nước bước vào thế kỷ 21”. Việt Nam và Ấn Độ không chỉ là những người bạn truyền thống của nhau mà hiện tại mối quan hệ này ngày càng được ưu tiên phát triển. Nếu như Ấn Độ coi mối quan hệ với ASEAN như chiếc ván bật để bước ra thế giới bên ngoài thì Ấn Độ coi Việt Nam

như chiếc ván bật để thâm nhập sâu vào thị trường ASEAN. Hàng năm Ấn Độ cung cấp hàng trăm suất học bổng cho Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực về công nghệ thông tin, cung cấp trang thiết bị quân sự và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực quân sự. Việt Nam chính là cầu nối để Ấn Độ tiến dài hơn nữa trên con đường khẳng định vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SÁCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Chu Văn Chúc (2004), “Vài nét về quan hệ Việt Nam- Ấn Độ trong những

năm đầu thế kỷ 21”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 58, 9/2004

2. Đặng Bảo Châu (2004), “Chính phủ mới và công cuộc cải cách kinh tế Ấn

Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế , số 58, 9/2004

3. Đặng Bảo Châu (2006), “Liệu Ấn Độ có vượt qua Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 65, 6/2006.

4. Đỗ Đức Định (2010), “Giáo trình kinh tế Ấn Độ”, NXB ĐHQGHN, Hà Nội

5. Dương Phú Hiệp,Vũ Văn Hà (2006), “Cục diện Châu Á- Thái Bình Đương”,

Học viện Chính trị quốc gia

6. Gurcharan Das (2006), Mô hình Ấn Độ, Các vấn đề quốc tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Tháng 3 – 2007, Thông tấn xã Việt Nam, tr. 41.

7. Gurcharan Das, Mô hình Ấn Độ, 2006, Các vấn đề quốc tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Tháng 3 – 2007, Thông tấn xã Việt Nam, tr. 41.

8. Hoàng Thanh Nhàn(2008), “Hội nhập kinh tế Đông Á: từ góc nhìn của Ấn Độ và Hàn Quốc”, Tạp chí những vấn đề Kinh tế- Chính trị Thế giới, số 7, 7/2008

9. Hoàng Thị Minh Hoa – Nguyễn Thị Lan (2011), “Vai trò của Ấn Độ ở Châu

Á những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí những vấn đề Kinh tế- Chính trị Thế giới, số 4/2011

10.Hoàng Thị Minh Hoa (2012), “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1991-2010 và tác động của nó”, Tạp chí những vấn đề Kinh tế- Chính trị Thế giới, số 1 (189)

11.Lê Gia Xứng, “Tầm cao mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam- Ấn Độ”, Tạp

chí Cộng sản số 6/2002

12.Lương Văn Thắng (2006), “Vai trò của Ấn Độ trong việc tăng cường hòa bình và ổn định ở khu vực Nam Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Quan hệ quốc tế

13.Nguyễn Cảnh Huệ (5/2009), “Bước phát triển mới của mối quan hệ Việt Nam- Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Hội thảo khoa học quốc tế về “Quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á- sự cam kết chiến lược hay sự hội nhập khu vực, NXB ĐH KHXH& Nhân văn Hồ Chí Minh

14.Nguyễn Cảnh Huệ (5/2009), “Quan hệ Ấn Độ -ASEAN thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Hội thảo khoa học quốc tế về “Quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á- sự cam kết chiến lược hay sự hội nhập khu vực, NXB ĐH KHXH& Nhân văn Hồ Chí Minh

15.Nguyễn Hoàng Giáp, Trình Mưu (2006), “Quan hệ quốc tế và chính sách đối

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)