Đối ngoại

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 47)

Ấn Độ có nhiều nhân tố thuận lợi cho phát triển như diện tích lãnh thổ rộng, dân số đông, giàu tài nguyên, thị trường khổng lồ..tuy nhiên Ấn Độ không thể trỗi dậy mạnh mẽ nếu không mở cửa, tăng cường hội nhập quốc tế. Theo tôi, mở cửa, hội nhập quốc tế là nhân tố cần thiết mang tính phổ biến đối với mọi quốc gia đã và đang phát triển nhanh, cho dù là nước lớn như Mỹ hay Trung Quốc, là nước nhỏ như Hàn Quốc hay Singapore. Có điều cách thức, các bước đi trong thực hiện giữa các quốc gia thì không hoàn toàn giống nhau.

Trong những năm đầu thế kỷ XXI này, Ấn Độ đã có những chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của mình: thực hiện chính sách ngoại giao toàn diện “Liên kết với phương Tây và hướng về phía Đông”, đã mở cửa nhanh chóng và coi trọng quan hệ với các nước lớn, trong đó có Mỹ, coi “ngoại giao kinh tế” là trọng tâm, lấy ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế. Các chuyến thăm chính thức của lãnh đạo các nước lớn như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Pakistan…đến Ấn Độ trước hết thể hiện chính sách ngoại giao mới của Ấn Độ, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của các nước này đến Ấn Độ trên bình diện chính trị, từ đó tạo cơ sở để Ấn Độ hợp tác phát triển kinh tế. Có thể nói chưa bao giờ tương lai của Ấn Độ lại trở thành chủ đề quan tâm như hiện nay và khẩu hiệu “Ấn Độ tỏa sáng” không chỉ còn đơn thuần là câu nói mà thể hiện rõ ràng quy mô nền kinh tế, quy mô thị trường và sức mạnh của khoa học kỹ thuật…khiến mọi quốc gia phải thay đổi cách nhìn về đất nước này.

Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã có sự cải thiện về cơ bản trong quan hệ với nhiều nước lớn. Và tôi cho rằng, chính điều này đã góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của Ấn Độ trong hơn 20 năm qua.

Ấn Độ đã thành công trong việc cải thiện và phát triển mối quan hệ với Mỹ. Bước sang thế kỷ XXI, bên cạnh quan hệ kinh tế song phương hai nước được cải thiện thì trên lĩnh vực chính trị ngoại giao giữa 2 nước cũng có nhiều khởi sắc. Tháng 3/2002, khi Tổng thống Mỹ Clinton thăm Ấn Độ, đã cùng với Ấn Độ ký kết văn kiện khung “Quan hệ Mỹ- Ấn: triển vọng thế kỷ XXI”. Hai bên nhất trí thiết lập “quan hệ đối tác kiểu mới, lâu dài, mang tính xây dựng về chính trị và hiệu quả về kinh tế”. Sau Clinton, chính quyền Bush vẫn tiếp tục coi trọng mối quan hệ với Ấn Độ. Về cơ bản Mỹ thừa nhận địa vị nước lớn hạt nhân của Ấn Độ và ủng hộ Ấn Độ trở thành nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trong một chuyến thăm tới Ấn Độ, Tổng thống Bush tuyên bố coi Ấn Độ là đồng minh dân chủ lớn của Mỹ. Đáp lại, Ấn Độ công khai ủng hộ “ Kế hoạch phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ” (NMD). Đặc biệt sau sự kiện 11/9 quan hệ Ấn Độ -Mỹ càng trở nên nồng ấm hơn. Cụ thể, là trong chuyến công du gần đây của đương kim Tổng thống B.Obama, khi nhận xét về mối quan hệ giữa 2 nước, ông Obama nói: “Là 2 nền dân chủ lớn nhất thế giới, 2 nền kinh tế thị trường lớn và đang nổi, 2 xã hội đa dạng và đa sắc tộc, chúng ta không chỉ có cơ hội mà còn có trách nhiệm đi đầu’. “Và đó là lý do tại sao tôi tin rằng mối quan hệ Mỹ-Ấn sẽ là một trong những quan hệ định hình thế kỷ 21”, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định. Đáp lại, Thủ tướng Singh cũng nói mối quan hệ giữa 2 nước là mối quan hệ định hình và không thể thiếu trong những thập niên tới. Tôi cho rằng, đây là nhân tố rất quan trọng để khai thông, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại của Ấn Độ, tạo điều kiện để có những thành công lớn hơn cho sự tăng trưởng nhanh của Ấn Độ trong những năm gần đây.

Ấn Độ cùng với Liên bang Nga thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược”. Tháng 12/2002, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga Putin, hai bên đã ký kết “Tuyên bố Deli”, tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực chính trị và an

ninh, thúc đẩy hơn nữa đối tác chiến lược. Nga đã cung cấp cho Ấn Độ cả các trang thiết bị quân sự cực kỳ tiên tiến như Tuần dương hạm và xe tăng T-90C.

Với EU: Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, quan hệ ngoại giao chính trị hai bên được tăng cường. Cùng với cơ chế hội nghị cấp cao, năm 2001 khi Mỹ xây dựng “quan hệ đối tác chiến lược” với Ấn Độ thì tháng 10/2004 EU chính thức quyết định nâng cấp quan hệ EU- Ấn Độ thành “quan hệ đối tác chiến lược” [27, tr3]. Tại hội nghị cấp cao EU-Ấn Độ , hai bên đã thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực mà cả hai bên đều quan tâm như an ninh toàn cầu, khu vực, giải trừ quân bị, không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Cả EU và Ấn Độ đang ra sức tìm kiếm một vị thế chính trị trên chính trường quốc tế, nâng cao vai trò và tiếng nói của mình trong khu vực và trên thế giới thì vấn đề hợp tác và an ninh chính trị luôn là vấn đề được hai bên hết sức quan tâm và có những nỗ lực thúc đẩy hơn nữa để nhằm tạo cơ hội phát triển xa hơn.

2.2.2.2 Đối với các nƣớc láng giềng Nam Á: ngƣng chiến với Pakistan

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan vẫn là trung tâm trong vị trí địa chính trị của Ấn Độ. Một trong những dấu mốc quan trọng của chính sách đối ngoại mới của Ấn Độ là xu hướng giữ nguyên biên giới truyền thống với các nước láng giềng Nam Á. Do đó, việc xung đột tiếp diễn giữa Pakistan và Ấn Độ vẫn là vấn đề trung tâm. Hiện tại, quan hệ hai nước Ấn Độ - Pakistan được xác lập tương đối tốt. Hiệp định ngừng bắn năm 2003 và việc các quan chức, lãnh đạo hai nước tiếp tục đối thoại về vấn đề này đã thúc đẩy quan hệ hai nước tốt đẹp hơn. Vấn đề nổi tiếng và cũng là gai góc nhất chia cắt hai nước chính là xung đột ở Kashmir là chủ đề làm việc của nhóm công tác... Ấn Độ không chỉ là một quốc gia rộng lớn và hùng cường hơn, mà nước này còn là nước có vùng đất thuộc Kashmir gây tranh cãi lớn nhất.

Trong quá khứ, hai nước đã từng nhiều lần nỗ lực tìm hướng giải quyết nhưng không thành công. Nhưng cam kết của các nhà lãnh đạo tiếp tục đối thoại hòa bình và sự sẵn sàng ngồi lại đàm phán của hai bên tạo cơ hội thuận lợi cho tiến trình này trong tương lai. Hai chính phủ đã có trao đổi đoàn cấp cao, mở rộng quan hệ giữa nhân dân với nhân dân, được đánh dấu bằng những quy định về visa và việc

khánh thành dịch vụ xe bus giữa hai bên của Kashmir. Hai bên cũng mở rộng giao thương. Người ta đang trông mong vào sự sẵn sàng trong việc đưa ra một giải pháp cho vấn đề khó khăn này, để đạt một nền hòa bình vĩnh viễn.

Chính sách của Ấn Độ với phần còn lại của khu vực cũng chuyển đổi theo hướng kinh tế. Vị trí ưu tiên của Ấn Độ ở khu vực luôn là nhân tố quan trọng trong tiếp cận của nước này ở khu vực. Ấn Độ đang đối mặt với một số vấn đề từ tình hình an ninh khu vực cũng như cách tiếp cận ở khu vực này, ưu tiên khu vực đang bắt đầu thay đổi theo hướng vì lợi ích kinh tế. Một lần nữa, vị trí chiến lược trong của nhu cầu năng lượng và quan hệ thương mại được khẳng định.

2.2.2.3 Tăng cƣờng chính sách “ hƣớng Đông”

Một Ấn Độ hướng Đông thể hiện trong những mối liên hệ với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và Nhật Bản, những ưu tiên chính sách của nước Ấn Độ trong khu vực.

Mối liên hệ với Trung Quốc: Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc tuy trải qua những bước thăng trầm, đặc biệt là sau khi Ấn Độ tiến hành thử hạt nhân (năm 1998), nhưng đã được cải thiện căn bản sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lý Bằng vào đầu năm 2001. Tháng 4/2005, quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đã bước sang trang mới khi hai bên đã ký hiệp định về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Và vào tháng 12 năm 2010, Ấn Độ đánh dấu một mốc son ngoại giao khi ông Ôn Gia Bảo là Thủ tướng Trung Quốc đầu tiên tới thăm Ấn Độ trong bốn năm qua để mở đầu cho làn gió hữu nghị mới giữa hai nước. Ông dẫn đầu một trong những đoàn đại biểu lớn nhất từ trước đến nay tới Ấn Độ, gồm 400 giám đốc và doanh nghiệp với hy vọng chuyến thăm nay sẽ thúc đẩy tình hữu nghị hợp tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ và làm sâu sắc thêm quan hệ hai nước. Với quan điểm "Thế giới có đủ chỗ cho cả Trung Quốc và Ấn Độ phát triển và có đủ lĩnh vực cho chúng ta hợp tác", hai nước đã ký hàng loạt hợp đồng. Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, khối lượng thương mại hai chiều được cho là đạt đến 60 tỷ USD trong năm nay.

Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản: Điểm nhấn trong quan hệ chính trị ngoại giao Ấn Độ - Nhật Bản bắt đầu vào tháng 4/2000 khi Thủ tường Nhật Bản Yoshiro Mori chọn Ấn Độ chứ không phải là Mỹ là nước đầu tiên tiến hành chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài nhận chức. Sự kiện này đánh dấu sự nối lại quan hệ giữa hai nước sau một hai năm bị ngưng trệ do Ấn Độ thử bom hạt nhân. Chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Mori đã cho thấy sự thay đổi nhận thức của Nhật Bản về vai trò, tầm quan trọng của Ấn Độ đối với lợi ích và tính toán chiến lược của Nhật Bản. Tiếp đó, trong các nhiệm kỳ Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản thường xuyên có các chuyến viếng thăm đến Ấn Độ điển hình như chuyến viếng thăm vào tháng 12/2006 của Thủ tướng Shinzo Abe, hai bên đã ký Tuyên bố chung với tiêu đề “Hướng đến quan hệ đối tác toàn cầu và chiến lược Ấn Độ - Nhật Bản” đã đưa ra lộ trình cụ thể và dài hạn cho việc thành lập một mối quan hệ song phương đa tầng. Trong 4 năm 2007- 2010, chính trường Nhật Bản có nhiều biến động và thay đổi nhiều đời Thủ tướng, tuy nhiên quan hệ song phương với Ấn Độ vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển. Dưới thời Thủ tướng Taro Aso, hai bên đã ký kết Tuyên bố chung về Hợp tác an ninh vào ngày 22/10/2008. Ngay sau khi trở thành thủ tướng mới của Nhật Bản, ông Yukio Hatoyama đã viếng thăm Ấn Độ vào cuối năm 2009 nhằm duy trì quan hệ song phương, hai bên đã ký kết Kế hoạch hành động về Hợp tác an ninh và đưa ra Tuyên bố chung về giai đoạn mới của mối quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu Ấn Độ - Nhật Bản. Trong chuyến thăm của Thủ tướng M. Singh tới Nhật Bản vào tháng 10/2010, hai bên đã ký Tuyên bố chung về Tầm nhìn của mối quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu Ấn Độ - Nhật Bản trong thập kỷ tiếp theo. Các văn kiện này là cơ sở cho sự phát triển toàn diện của quan hệ song phương Ấn Độ - Nhật Bản trong những năm tới.

Can dự ở Đông Nam Á: Trong triển khai chính sách “hướng Đông”, Ấn Độ xác định ASEAN trong đó chủ yếu là Việt Nam là trọng tâm của chính sách “hướng Đông” của mình.

Kể từ khi Ấn Độ trở thành bên đối thoại đầy đủ của ASEAN, những năm đầu thế kỷ XXI hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN có những bước đột phá mạnh mẽ trên cả

mặt chính trị và ngoại giao. Ấn Độ đã tham gia vào hàng loạt các cuộc họp tham vấn với ASEAN theo quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ, trong đó bao gồm Hội nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng, các cuộc họp giữa các quan chức cao cấp và các cuộc họp ở cấp chuyên gia. Đồng thời thông qua các khuôn khổ đối thoại và hợp tác do ASEAN khởi xướng như: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF); Hội nghị sau Bộ trưởng (PMCs)10+1; Cấp cao Đông Á (EAS), hộp tác sông Mekong- Sông Hằng; Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực (BIMSTIC),…đã góp phần tăng cường hợp tác đối thoại trong khu vực và xúc tiến quá trình hội nhập khu vực.

Đến nay Ấn Độ đã trở thành một đối tác quan trọng của ASEAN trên rất nhiều lĩnh vực. Cơ chế đối thoại hai bên bao gồm: ARF, Cuộc gặp cấp cao Ấn Độ - ASEAN, Hội nghị sau Ngoại trưởng ASEAN (PMC trong khuôn khổ ASEAN+10 và ASEAN+1 (Hội nghị của ASEAN với từng bên đối thoại), Hội nghị thượng đỉnh ASEAN- Ấn Độ , Ủy ban hợp tác chung Ấn Độ - ASEAN (JCC) và nhóm làm việc Ấn Độ- ASEAN.

Thể hiện cam kết của mình và mối quan tâm chung để đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á, Ấn Độ còn tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) vào 8/10/2003 trong Hội nghị thượng định ASEAN- Ấn Độ lần thứ 2 tại Bali. Cũng vào dịp này, Ấn Độ và ASEAN đã ký Tuyên bố chung về Hợp tác chống khủng bố quốc tế, tượng trưng cho các sáng kiến cụ thể để đẩy mạnh hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố.

Có thể thấy, trong những năm gần đây, Ấn Độ đã và đang điều chỉnh chiến lược đối ngoại một cách toàn diện, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là đảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho phát triển, tăng cường thực lực đồng thời mở rộng không gian chiến lược nhằm tạo dựng ảnh hưởng tương xứng với vị thế của cường quốc khu vực và toàn cầu.

Đến nay Ấn Độ đã thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật, Đức, EU.

Một trọng tâm khác trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là củng cố, tăng cường quan hệ với các nước châu Á, nhất là các nước láng giềng. Với các nước Đông Á( bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á), Ấn Độ triển khai chính sách “Hướng đông” nhằm không ngừng tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, trong đó chọn ASEAN là một trọng tâm.

Như vậy, với những thay đổi trong các chính sách đối nội, đối ngoại hợp lý, đủ uyển chuyển mà Chính phủ Ấn Độ đã thu được nhiều thành tựu trên lĩnh vực này. Trên cơ sở những thành tựu đó mà tình hình trong nội bộ đất nước được cải thiện nhiều như trên các lĩnh vực giáo dục, kinh tế…Không chỉ trong nước mà đối với thế giới, Ấn Độ ngày càng có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế, buộc các nước lớn phải nhìn nhận lại Ấn Độ, xem xét lại các chính sách ngoại giao của mình với Ấn Độ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)