Thành tựu trong một số lĩnh vực chủ chốt

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 26)

2.1.2.1 Lĩnh vực công nghiệp

Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn Độ là dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, thép, xi măng, khai mỏ và phần mềm. Đặc biệt, Ấn Độ đã cũng có những thành tựu làm sửng sốt dư luận trong ngành ô tô, xe máy và một số loại sản phẩm khác như: ti vi mày, tủ lạnh…Trên một số khía cạnh khác, Ấn Độ đang trên đường trở thành nước sản xuất thuốc dược phẩm lớn của thế giới. Hiện nay, Ấn Độ còn là nhà xuất khẩu chính về dịch vụ phần mềm mặc dù hiện sản phẩm này mới đạt 5,5% GDP và tuyển dụng gần 0,5% lực lượng lao động phi nông nghiệp.

Ngành công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin (IT) của Ấn Độ phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua và đạt được những thành tựu to lớn, đây là một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Ấn Độ. Doanh thu của ngành công nghiệp này đã tăng từ mức 10,2 tỷ USD năm 2001- 2002 lên 58,7 tỷ USD năm 2008- 2009 với mức tăng hàng năm 26,9%. Mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, mức tăng vẫn đạt 12,9% năm 2008 - 2009. Ngành này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xuất khẩu của mình với tổng số doanh thu xuất khẩu tăng từ 12,9 tỷ USD năm 2003- 2004 lên 46,3 tỷ USD năm 2008 – 2009 trong đó chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu phần mềm.

Bảng 2.3 Tăng trƣởng của ngành công nghệ thông tin Ấn Độ các năm (%) Nhóm hàng 2003- 2004 2004- 2005 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 Xuất khẩu 12,9 17,7 23,6 31,1 40,4 46,3 Nội địa 3,8 4,8 6,7 8,2 11,7 12,4 Tổng số 16,7 22,5 30,3 39,3 52,0 58,7

Nguồn: Hiệp hội Xuất khẩu phần mềm và tin học (NASSCOM)

Mỹ và Vương quốc Anh là hai thị trường chính của xuất khẩu phần mềm IT và dịch vụ. Tuy nhiên, thị phần của Mỹ đã giảm từ 68,3% năm 2005 xuống còn 60% năm 2008-2009, trong khi thị phần của thị trường Châu Âu tăng từ 23,12% lên 31% cùng kỳ. Các thị trường Châu Á, Thái Bình Dương cũng tăng trong những năm qua. Như vậy, ngành này ngày càng được mở rộng được các thị trường sẵn có và xâm nhập các thị trường mới.

Sự phát triển năng động của ngành IT đã tạo ra sự giàu có và nhiều việc làm chất lượng cao. Ngành này cung cấp việc làm cho 2,2 triệu lao động trực tiếp và 8 triệu lao động gián tiếp, đóng góp 5,5% GDP của đất nước. Đầu từ trực tiếp nước ngoài vào ngành IT Ấn Độ đạt khoảng 5 tỷ USD. Lượng vốn hoá thị trường của ngành đạt 225 tỷ USD năm 2008 - 2009.

IT là một lĩnh vực mà Ấn Độ có những lợi thế cạnh tranh và có khả năng vượt trội trên quy mô toàn cầu. Phần lớn các tập đoàn thuộc danh sách của Fortune 500 và Global 2000 đều nhằm vào Ấn Độ như là địa chỉ dịch vụ kinh doanh nguồn ngoài hiệu quả. Sự phát triển của ngành IT đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và chất lượng sống của người dân. Nhận thức rõ vai trò tích cực của ngành này trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã định ra chiến lược phát triển ngành này trong những năm đầu thế kỷ XXI này. Đó là các chính sách chú trọng xây dựng các cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ, thu hút đầu tư nước ngoài... để phục vụ công nghệ thông tin trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời,

Ấn Độ cũng đang mở rộng các hoạt động sản xuất, gia công phần mềm sang các nước có chi phí không cao, môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và tay nghể lao động khá. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển và nâng cao uy tín của Ấn Độ trong việc xây dựng nền kinh tế với hàm lương chất xám cao.

Hiện Ấn Độ được xem như một trong số các “trung tâm dịch vụ của thế giới” tiêu biểu là các Thành phố Bangalore thuộc Bang Karnataka và Hyderabad thuộc Bang Andhra Pradesh ở phía Nam Ấn Độ được thế giới biết đến là các thủ phủ tin học, “thủ đô công nghệ”, “Thung lũng Silicon” thứ hai của thế giới, (sau Thung lũng Silicon ở Mỹ). Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã xếp Bangalore là một trong bốn trung tâm công nghệ tốt nhất thế giới [69, tr16].

Công nghiệp dƣợc phẩm: Ngành công nghiệp dược Ấn Độ đã tăng trưởng rất nhanh chóng từ doanh thu chỉ có 0,3 tỷ USD năm 1980 lên 19 tỷ USD năm 2008 - 2009. Ấn Độ xếp thứ 3 về sản xuất dược phẩm trên thế giới, chiếm 10% tổng sản lượng toàn cầu và xếp thứ 14 về trị giá, chiếm 1,5% tổng trị giá toàn cầu. Thị trường vaccine Ấn Độ năm 2007 - 2008 trị giá 665 triệu USD và có mức tăng hàng năm trên 20%. Thị trường bán lẻ nội địa đạt 12- 13 tỷ USD vào năm 2012. Dự kiến, ngành dược phẩm sẽ tăng 9,5% trong năm 2015.

Năm 2008-2009, xuất khẩu dược phẩm của Ấn Độ đạt 9,151 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm trước. Trong thời gian 2002 - 2003 đến 2007 - 2008, xuất khẩu dược phẩm tăng trung bình 22,22%.

Các sản phẩm xuất khẩu hiện nay từ Ấn Độ gồm nguyên liệu dược phẩm, thuốc thành phẩm, công thức bào chế thuốc (FDFs), dược phẩm sinh học, dịch vụ y tế đến nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, sản phẩm của Ấn Độ được xuất khẩu đến trên 200 nước trên thế giới, nhưng chủ yếu là các thị trường Mỹ và Tây Âu. Ngành công nghiệp sử dụng 340000 lao động cùng với khoảng 400000 bác sỹ và 300000 dược sỹ. Các nước nhập khẩu chính sản từ Ấn Độ trong năm 2008 - 2009 là Mỹ, Đức, Nga, Vương quốc Anh và Trung Quốc.

Bảng 2.4: Xuất nhập khẩu dƣợc phấm của Ấn Độ ( Đơn vị: Tỷ USD)

Danh mục 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009

Xuất khẩu 5199 5939 7640 854

Nhập khẩu 1057 1295 1673 1900

Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ

Ngành công nghiệp này giờ đây không chỉ sản xuất ra một lượng lớn các nhóm hàng dược phẩm cơ bản yêu cầu trình độ sản xuất phức tạp, mà còn đủ khả năng phát triển hoàn hảo một “quy trình sản xuất dược phẩm” theo nhiều đơn hàng khác nhau. Sức mạnh của Ấn Độ ở chỗ có thể sáng tạo và phát triển hiệu quả một công nghệ sản xuất thuốc mới trong thời gian ngắn nhất song vẫn đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, Ấn Độ còn nổi tiếng vì khả năng điều chế và cung cấp các loại thuốc kháng virus tái nhiễm giá rẻ cho các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các bệnh nhân nghèo Châu Phi. Hiện nay, Ấn Độ luôn là một trong bốn nước có nhiều nhất các sáng chế ứng dụng nhất về dược phẩm trên thế giới. Đồng thời nước này có số lượng lớn nhất các nhà máy dược phẩm được Cơ quan Kiểm soát Dược phẩm của Mỹ công nhận ngoài nước Mỹ. Ấn Độ có nhiều tập đoàn, công ty dược phẩm lớn: Ranbaxy Laboratories Ltd., Dr. Reddy’s Laboratories, Cipla, Nicolas Pirama, Glaxo Smithkline (GSK), Zydus Cadial...

Về ngành thép: Khi tuyên bố độc lập năm 1947, Ấn Độ chỉ có ba nhà máy thép với công suất một triệu tấn và hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân. Kể từ đó đến nay, ngành thép Ấn Độ đã có những bước phát triển vượt bậc về sản lượng, công nghệ sản xuất, chất lượng và uy tín cả trong nước và quốc tế. Ấn Độ từ vị trí là nước sản xuất đứng thứ tám năm 2003 đã vươn lên vị trí thứ năm vào năm 2006. Năm 2008, Ấn Độ vẫn giữ vững vị trí nước sản xuất thép lớn thứ năm trên thế giới (55 triệu tấn).

Với các kế hoạch tăng cường sản xuất, Ấn Độ sẽ xếp vị trí thứ hai về sản xuất thép vào năm 2015 - 2016. Với đà tăng trưởng cao, dự kiến ngành thép Ấn Độ có thể sản xuất 295 triệu tấn vào năm 2019 - 2020 với lực lượng lao động 4 triệu

người. Ngành thép đóng góp 2% cho GDP và 6,2% trong chỉ số sản xuất công nghiệp (Index of Industrial Production - IIP).

Ngành công nghiệp ô tô và linh kiện của Ấn Độ

Trong những năm qua, Ấn Độ đã trở thành một trong những điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà sản xuất ô tô trên của thế giới. Trong những năm 1990, dù là thị trường lớn thứ 4 ở Châu Á nhưng Ấn Độ chỉ có 3 công ty ô tô và mỗi năm chỉ xuất khẩu được 20000 chiếc. Đến nay ở Ấn Độ bên cạnh rất nhiều các hãng ô tô trong nước thì đã có hơn 10 công ty sản xuất xe hơi nước ngoài đặt cơ sở gồm: BMW, Mercedes, Audi, General Motor, Peugeot, Fiat, Volvo, Skoda, Toyota, Honda, Sujuki, Mitsubishi, Nissan, Hyundai... Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô quốc tế (OICA), năm 2011, Ấn Độ sản xuất ra 3,9 triệu chiếc với mức tăng đạt 10,7%. Chính vì ngành công nghiệp ô tô đang tăng trưởng mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của các hãng sản xuất ô tô trong nước và quốc tế nên các hãng đều có kế hoạch đầu tư, marketing, tiêu thụ dài hạn để tăng thị phần trong sản xuất và tiêu thụ tại thị trường này.

Ngành công nghiệp phụ tùng ô tô Ấn Độ là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất và có những triển vọng to lớn. Trước đây, ngành này chỉ hạn chế trong việc cung cấp phụ tùng, phụ kiện cho thị trường trong nước nhưng hiện nay đã trở thành một trong những trung tâm phụ kiện ô tô tại Châu Á và có vai trò đáng kể trên thị trường thế giới. Ấn Độ hiện là nhà cung cấp phụ kiện ô tô với khối lượng lớn và trị giá khá cao cho các hãng sản xuất ô tô như General Motor, Toyota, Ford, Wolkwagen.

Doanh số của ngành công nghiệp phụ kiện ô tô Ấn Độ năm 2009 - 2010 là 19,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD. Châu Âu chiếm tỷ trọng 40,4%, Châu Á 23,8% và Bắc Mỹ 22,6%. Để đạt được tăng trưởng mạnh về sản xuất và xuất khẩu, ngành này đã được dầu tư 7,4 tỷ USD trong năm 2009 - 2010. Hiện nay, Ấn Độ được đánh giá là nơi sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô có sức cạnh tranh cao trên thế giới.

Ngành dệt may

Doanh thu xuất khẩu may mặc của Ấn Độ trong những năm gần đây luôn giữ mức doanh thu xuất khẩu tưng trưởng nhanh và đều đặn, nhất là sau khi việc xuất khẩu theo quota được bãi bỏ năm 2004. Trong năm tài chính 2001-2002, doanh thu đạt 10,764 tỷ USD; năm 2002-2003 đạt 12,412 tỷ USD. Đến năm 2003-2004 đã tăng lên đến 13,159 tỷ USD. Năm 2005-2006. Xuất khẩu của toàn ngành tăng 25%, đạt 17,52 tỷ USD. Năm 2007-2008 đạt 22,15 tỷ USD, tăng 15,7% so với mức 19,15 tỷ USD của năm 2006-2007. Ngành dệt may đang là ngành xuất khẩu chiến lược của Ấn Độ, đem lại nhiều ngoại tệ và đang chiếm tới 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chính phủ Ấn Độ hy vọng sẽ nâng kim ngạch xuất khẩu dệt may lên 30 tỷ USD năm 2012. So với các nước khác ngành dệt may Ấn Độ có một số lợi thế riêng bởi hiện Ấn Độ là nước xuất khẩu chỉ lớn nhất thế giới (chiếm 25% thị phần thế giới); là nhà sản xuất cotton hàng đầu; hơn nữa lại là nước có lợi thế cạnh tranh về vải bông xù và vải bông chéo, hiện Ấn Độ là nước sản xuất đay lớn nhất thế giới, thứ hai về sợi bông, sợi cellulo,lụa và thứ ba về bông, thứ tư về sợi tổng hợp.

Ngành công nghiệp viễn thông cũng bùng nổ sau khi Ấn Độ cho phép các công ty tư nhân hoạt động. Cả Ấn Độ chỉ có khoảng 300000 điện thoại di động năm 1996, đến năm 2008 đã có 230 triệu và trung bình một tháng người Ấn Độ mua khoảng gần 8 triệu chiếc điện thoại cầm tay [26, tr 89]. Tính đến cuối tháng 1/2010, Ấn Độ có khoảng 545 triệu thuê bao di động (số liệu của Cơ quan quản lý viễn thông Ấn Độ - TRAI). Điều này có nghĩa là gần một nửa dân số Ấn Độ đang sử dụng điện thoại di động.

Công nghệ vũ trụ của Ấn Độ ngày càng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa Ấn Độ vào hàng ngũ những nước trên thế giới có khả năng phóng vệ tinh. Năm 1998, Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân và gây ra dư luận lớn trên thế giới. Năm 2008, tàu vũ trụ Chandrayaan-1 của Ấn Độ được tên lửa mang PSLV-C11C cực mạnh phóng lên quỹ đạo, đánh dấu một giai đoạn mới rất quan trọng trong công cuộc chinh phục vũ trụ của Ấn Độ. Ấn Độ trở thành nước thứ 5 sau Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản chinh phục quỹ đạo xung quanh Mặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trăng [67, pg13]. Với những bước tiến lớn trong ngành công nghệ vũ trụ, Ấn Độ đang dần hiện thực hóa giấc mơ chinh phục khoảng không vũ trụ bao la.

Như vậy trong gần hai thập kỷ qua, Ấn Độ đã có những thành tích đáng tự hào trong phát triển công nghiệp dựa vào các ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin… Theo đánh giá của Tạp chí Forbers, năm 2002, trong 200 công ty phát triển tốt nhất thế giới thì Ấn Độ có 13 công ty (trong đó Trung Quốc chỉ có 4 công ty)[32, tr 71]. Sự phát triển nhanh chóng trong các ngành công nghiệp đã góp phần làm cho kinh tế Ấn Độ có những bước chuyển biến to lớn. Ấn Độ đang trỗi dậy thành một trong những người khổng lồ mới của thế giới.

2.1.2.2 Lĩnh vực nông nghiệp

Nông nghiệp Ấn Độ vốn là lĩnh vực được xem là “biểu tượng” của thế giới thứ ba từ những năm 80 của thế kỷ trước [37, tr17]. Tuy nhiên, bước sang những năm đầu thế kỷ XXI này, thì nhìn chung, nếu so với những bước tiến của tài chính, thương mại, công nghiệp và dịch vụ thì những thành quả của nền nông nghiệp chưa tương xứng song đã để lại nhiều dấu ấn. Muốn đánh giá đúng những thành tựu của nông nghiệp Ấn Độ, cần phải thấy rằng, Ngành nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế Ấn Độ, thu hút 68% lược lượng lao động, đóng góp 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nông nghiệp Ấn Độ chỉ sở hữu khoảng 2,3% diện tích đất đai của thế giới nhưng nó là nguồn sống chủ yếu của 58% dân số Ấn Độ, tức là đảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 1,5% dân số của thế giới [54, tr16].

Thời gian qua, đầu tư cho nông nghiệp không ngừng được tăng lên ở Ấn Độ. Từ năm 2004-2005 đến 2009-2010, tổng đầu tư nông nghiệp tăng trong khoảng 7,5% đến 7,7%/năm [54, tr16]. Các số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Ấn Độ cho thấy, kinh phí dành cho các dự án khác nhau của Cục Nông nghiệp và hợp tác, thuộc Bộ Nông nghiệp (DAC - Department of Agriculture and Cooperation) đã tăng lên đáng kể trong những năm qua, đạt 9,865 triệu rupee trong năm 2008 – 2009 và dự kiến là 17,254 triệu rupee trong 2010-2011 [54, tr 16].

Sản xuất lƣơng thực của Ấn Độ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Năm 2002, Ấn Độ xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực FAO cho biết, năm 2012 Ấn Độ đã xuất khẩu được 9 triệu tấn gạo, vượt Thái Lan trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Theo thống kê năm 2005-2006, Ấn Độ là nước sản xuất mía đường đứng thứ hai thế giới; trở thành nước sản xuất và tiêu dùng chè nhiều nhất (chiếm 28% sản lượng và 13% về buôn bán trên thế giới); đứng thứ 6 về sản xuất cà phê, đóng góp 4% vào sản lượng của thế giới; năng suất cao su thuộc loại cao nhất thế giới; đứng thứ 3 về sản xuất thuốc lá, thứ nhất về sản xuất rau, thứ 2 về hoa quả [68]. Ấn Độ là một nước đứng hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gia vị. Theo ước tính, sản lượng lương thực năm 2010–2011 đạt 218,2 triệu tấn. Hơn nữa, sản xuất các loại ngũ cốc

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 26)