Góp phần chuyển dịch trọng tâm bàn cờ địa chính trị thế giới, xác

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 75)

định lại cấu trúc đa phƣơng của trật tự thế giới.

Sự trỗi dậy của Ấn Độ cùng với các nền kinh tế lớn khác ở Châu Á- Thái Bình Dương góp phần làm chuyển dịch trọng tâm bàn cờ địa- chính trị thế giới từ Tây Âu chuyển sang sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Các chiến lược gia quốc tế dự báo, châu Á – Thái Bình Dương sẽ là khu vực phát triển năng động nhất thế giới trong thế kỷ XXI và đang trở thành động lực chính của nền chính trị toàn cầu. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ cùng với Mỹ được xem là những nhân tố quan trọng hàng đầu để nói đến điều đó. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, châu Á- Thái Bình Dương được Liên hợp quốc đánh giá là khu vực dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế. Hiện dân số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới; châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…). Đây là hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới và là những nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, tất yếu có vị thế chính trị lớn trong việc giải quyết các vấn

đề cấp thiết của cộng đồng quốc tế. Trong "Chiến lược quốc gia cho thế kỷ XXI", Mỹ xác định khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một địa bàn quan trọng đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ. Thực tế ở khu vực này đang tập trung sự chú ý của nhiều nước lớn và nhiều tổ chức quốc tế quan trọng do ở đây là nơi đang tập trung nhiều mâu thuẫn về lợi ích có tính chiến lược của một số nước lớn đối trọng với lợi ích quốc gia Mỹ, đặc biệt những nước đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền khống chế khu vực này về chính trị và kinh tế.

Là cường quốc đang lên, Ấn Độ muốn trong một thời gian ngắn trở thành một trong những cực của thế giới mới. Nhưng đồng thời, Ấn Độ cũng tìm cách cùng với một số nước Nam khác xác định lại cấu trúc đa phương của trật tự thế giới. Ba ví dụ cho thấy điều đó. Cốt lõi của hệ thống Liên hợp quốc là Hội đồng Bảo an (HĐBA) và 5 thành viên thường trực. Ấn Độ từ lâu đã phê phán sự bá quyền có từ năm 1945 đó và đề nghị mở rộng thành phần thành viên thường trực. Năm 2004, cùng với Nhật Bản, Brazil và Đức, Ấn Độ đặt vấn đề đó trực tiếp hơn bao giờ hết tại diễn đàn LHQ. Pháp, Anh và Nga ủng hộ. Trung Quốc lần nữa và Mỹ cũng như vậy cho đến khi, trong bài phát biểu trước Nghị viện Ấn Độ ngày 8/11/2004, Tổng thống Barack Obama cũng lên tiếng ủng hộ triển vọng mở rộng này. Mặt trận thứ hai: vấn đề tái cân bằng cũng được đặt ra trong Quỹ tiền tệ quốc tế. Vai trò của Ấn Độ và một số nước mới trỗi dậy khác (trong đó có Trung Quốc) bắt đầu tăng lên so với một số nước châu Âu. Mặt trận thứ ba: tại Tổ chức thương mại thế giới, từ năm 2003, Ấn Độ đi đầu cùng với nhiều nước “phương Nam” khác yêu cầu Liên minh châu Âu và Mỹ giảm trợ giá ồ ạt cho nông dân vì tình trạng này làm rối loạn các quy định về cạnh tranh, không có lợi cho nông dân các nước “phương Nam”.

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)