Một số trở ngại, thách thức Ấn Độ đang phải đối mặt

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 83)

3.3.1 Thách thức trong nƣớc

Những năm gần đây, Ấn Độ đang phải đối mặt với một loạt thách thức trong nước như tình trạng nợ công, lạm phát, thiếu lao động lành nghề, khủng hoảng năng lượng, tình trạng bất đình đẳng xã hội…Một loạt những vấn đề đó được xem như là nguyên nhân chính khiến Ấn Độ đứng trước nguy cơ bị tụt hậu so với các quốc gia khác.

3.3.1 Tình hình nợ công, lạm phát trong nƣớc nặng nề

Ấn Độ - nền kinh tế lớn đang lên ở châu Á đang đối mặt với tình trạng nợ công nặng nề. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008) đã buộc chính phủ nhiều nước phải chủ động can thiệp thông qua các gói kích cầu để vực dậy nền kinh tế. Ấn Độ cũng như vậy, gói kích cầu của Ấn Độ vào khoảng 36 tỷ USD (tương đương 3,5% GDP). Những gói kích cầu nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế đã làm tăng tỷ lệ nợ công trung bình thêm 5% ở các nước châu Á. Sự bất ổn của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút một lượng lớn vốn ra khỏi các sàn chứng khoán Ấn Độ, chuyển sang giữ đồng USD, dẫn đến tỷ giá hối đoái của Ấn Độ bị biến động, đồng rupee (đồng tiền của Ấn Độ) giảm giá, xuống tới 57,4 rupee/USD và hiện ở mức xấp xỉ 55 rupee/USD, mất giá 18- 20% so với đồng USD kể từ tháng 8/2011. Đồng rupee mất giá mạnh đã phần nào hạn chế tham vọng quốc tế của Ấn Độ, song Ấn Độ vẫn tăng chi tiêu cho quốc phòng thêm 17% lên tới 41,3 tỷ USD và được đánh giá là quốc gia đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Nhật Bản) về chi tiêu cho quốc phòng ở châu Á. Chi tiêu quốc phòng tăng cũng góp phần dẫn đến mức nợ công gia tăng.

Đồng rupee đột ngột mất giá gây căng thẳng cho dòng tiền mặt của doanh nghiệp và các ngân hàng do phải vật lộn với các khoản nợ bằng đồng USD và do đó, cơ hội tái cơ cấu nợ toàn diện của Ấn Độ suy giảm. Gánh nặng tài chính cũng gia tăng khi Ấn Độ tăng lương cho khu vực công và tăng mạnh chi tiêu cho các chương trình xã hội và trợ cấp. Năm 2009, Chính phủ Ấn Độ thực hiện cắt giảm thuế và trợ cấp xuất khẩu để kích thích tăng trưởng khiến nợ công tăng nhanh. Nợ công của Ấn Độ đã lên đến mức 80% GDP dẫn đến việc huy động vốn của cả khu vực công và tư qua thị trường trái phiếu trở nên khó khăn hơn và lãi suất trái phiếu buộc phải tăng.

Mức nợ trong nước của Chính phủ Ấn Độ đã lên đến 37700 tỷ rupee (khoảng 829,4 tỷ USD) vào tháng 3/2012, tương đương với 77% GDP. Theo Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), nợ nước ngoài của Ấn Độ ở mức 305,9 tỷ USD, tương đương 17,3% GDP - gần bằng dự trữ quốc gia 319 tỷ USD (tính đến tháng 7/2012). Năm

2011, nợ nước ngoài tăng 17,2% (khoảng 45 tỷ USD) do hoạt động thương mại, tín dụng mậu dịch ngắn hạn, vay mượn song phương, đa phương tăng mạnh. Hơn 60% nợ nước ngoài của Ấn Độ bằng USD. Chi phí nợ của Ấn Độ (gồm cả vốn và lãi) đã lên gần 85 tỷ USD trong quý 2/2012. Trên thực tế, chính quyền các bang và Chính phủ Ấn Độ đang phải trả tiền lãi nợ vay nhiều hơn so với số tiền chi cho quân đội và một số dịch vụ công như giáo dục và y tế. Thâm hụt ngân sách của Ấn Độ cũng tăng mạnh lên tới 5,9% GDP (3/2012), cao hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ là 4,6% GDP. Sự gia tăng này phát sinh từ việc lương thực tăng giá, chi phí trợ giá nhiên liệu gia tăng. Năm 2011, giá nhiên liệu tăng vọt do ảnh hưởng của giá dầu tăng cao. Giá xăng dầu ở Ấn Độ luôn cao hơn các quốc gia khác khoảng 60%. Nhiều loại thuế đánh vào xăng dầu cao tới 35%, biến Ấn Độ thành nơi “tốn kém nhất” để duy trì các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngoài ra, Chính phủ cũng phải chi tiêu nhiều hơn cho các chương trình phúc lợi xã hội ở nông thôn.

Hiện Ấn Độ bị xếp hạng tín dụng quốc gia BBB1 - giống như Hy Lạp, và trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS bị đánh tụt hạng BBB cho xếp hạng nợ dài hạn. Xếp hạng nợ công BBB của Ấn Độ đang trên mức không nên đầu tư.

3.3.1.2 Thừa lao động nhƣng thiếu hụt nhân lực lành nghề trầm trọng, thất nghiệp gia tăng.

Mặc dù có lực lượng dân số khổng lồ trong độ tuổi lao động, nhưng hiện tại quốc gia này đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực lành nghề trầm trọng. Trang bị cho lực lượng lao động những kỹ năng cần thiết là một trong những thách thức đặt ra cho các nước đang phát triển có dân số đông như Ấn Độ. Giới lãnh đạo Ấn Độ lo sợ tăng trưởng kinh tế sẽ gặp nguy hiểm vì Ấn Độ không có đủ nhân lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Hiện Ấn Độ vẫn thua kém các trung tâm đào tạo trên thế giới về cơ sở vật chất để phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện ước mơ trở thành một trung tâm tri thức của thế giới. Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng trung bình hơn 8% trong thập kỷ

qua, trong đó các ngành như công nghệ và dịch vụ công nghệ thông tin tăng trưởng ở mức hai con số. Mặc dù vậy, Ấn Độ mới chỉ dành dưới 2% GDP cho ngành giáo dục, chính vì thế mà Ấn Độ rất thiếu điều kiện để phát triển ngành giáo dục, hệ lụy kèm theo là chất lượng các bậc đào tạo các cấp cũng chưa cao. Mỗi năm, có 2,5 triệu sinh viên Ấn Độ tốt nghiệp, bao gồm 400000 kỹ sư. Tuy nhiên, số sinh viên tốt nghiệp tương đối nhỏ so với quy mô dân số - chỉ khoảng 10% dân số Ấn Độ được đào tạo đại học trong khi con số này ở Mỹ là 50%. Hơn nữa, chất lượng đào tạo đại học ở Ấn Độ cũng đáng ngờ. Một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội các công ty dịch vụ và phần mềm Ấn Độ cho biết chỉ 25% số sinh viên Ấn Độ tốt nghiệp mỗi năm có đủ năng lực làm việc trong các công ty nước ngoài và công ty công nghệ Ấn Độ.

Chỉ 5% trong tổng số 400 triệu lao động Ấn Độ trải qua huấn luyện đào tạo nghề chính thức so với 70% ở Đức và 95% ở Hàn Quốc. Chính vì thiếu hụt nhân lực có tay nghề, Ấn Độ phải nhập hàng trăm ngàn lao động nước ngoài để xây dựng và vận hành các nhà máy điện, thép... trong khi hàng chục triệu người Ấn Độ vẫn đang thất nghiệp. Các công ty Ấn Độ trong nhiều lĩnh vực quan trọng, chẳng hạn như bất động sản, buộc phải thuê kiến trúc sư, chuyên gia thiết kế và chuyên gia quy hoạch từ các nước như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Úc và New Zealand với mức lương cao ngất ngưởng.

Trên mọi lĩnh vực, sự thiếu hụt lực lượng lao động có chuyên môn đã làm giảm năng suất và lợi nhuận. Các công ty ra sức cạnh tranh để thu hút lao động, khiến chi phí lương bổng tăng cao và đe dọa làm chệch hướng cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất. Chi phí cho nhân lực ngoại cũng đẩy chi phí các dự án lên cao và ảnh hưởng đến mức sinh lợi của các công ty.

Do chỉ chú trọng phát triển một hoặc vài ngành công nghiệp mũi nhọn, các cơ hội việc làm không được mở rộng, tỷ lệ thất nghiệp vẫn gia tăng và một bộ phận không nhỏ dân số ở các vùng nông thôn phải sống trong điều kiện nghèo khổ. Bởi với tỷ trọng hơn 70% dân số sống nhờ vào nông nghiệp, mà trọng tâm cải cách lại không hướng vào mục tiêu phát triển nông nghiệp. Chính phủ đã không tạo được nhiều việc làm lâu dài cho người dân. Nếu vấn đề này không được giải quyết ổn

thỏa thì cư dân nông thôn sẽ tiếp tục di chuyển ra các thành phố nhiều hơn để tìm kiếm việc làm và thu nhập. Hiện có khoảng 1 triệu người di dời khỏi khu vực nông nghiệp mỗi năm, Ấn Độ đã và đang phải đối mặt mới nạn thất nghiệp vô cùng lớn. Mức thất nghiệp hiện của Ấn Độ khoảng 9% tương đương với 35 triệu người đã là rất cao. Việc chú trọng đầu tư cho giáo dục và phát triển các chương trình xã hội khác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của Ấn Độ trong tương lai.

3.3.1.4 Bất bình đẳng xã hội gia tăng.

Trong khi xã hội Ấn Độ đa số thuộc tầng lớp trung lưu và các khu trung tâm thương mại hiện đại mọc lên như nấm, điển hình như TP Gurgaon, thì vẫn còn đó 40% trong tổng số dân 1,2 tỷ người sống dưới mức 1,25 USD/ngày. Mất cân bằng trong thu nhập ở Ấn Độ đã tăng gấp đôi trong 2 thập niên qua. Một số thống kê đã chỉ ra sức khỏe, chất lượng dinh dưỡng dành cho trẻ sau sinh ở nhiều khu vực ở Ấn Độ còn kém hơn một số nước ở khu vực hạ châu Phi. Ngay cả Indian Express, một trong những tờ báo lớn ở Ấn Độ, cũng ước tính tổng số tỉ phú ở nước này có thể nhiều hơn số tỉ phú ở Anh và Canada cộng lại. Nhưng trớ trêu thay, số người sống trong đói nghèo ở chỉ tám bang nghèo nhất trong tổng số 28 bang ở Ấn Độ cũng đã có thể nhiều hơn số người nghèo của 26 nước châu Phi cộng lại. Không gì minh họa tốt hơn cho sự chênh lệch ngày càng nới rộng này bằng hình ảnh tòa nhà 27 tầng của tỉ phú Mukesh Ambani và các khu ổ chuột gần đó tại Mumbai.

Với cơ cấu kinh tế chuyển đổi nhanh chóng từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế mà dịch vụ chiếm ưu thế, sẽ làm cho những người giàu lại càng giàu và những người nghèo lại càng nghèo. Hiện nay, người ta đang nói đến “hai nước Ấn Độ”, một mặt là nước Ấn Độ sung túc chi tiêu thoải mái, mặt kia là nước Ấn Độ với hơn 250 triệu người đang sống lay lắt trong cảnh bần cùng với thu nhập chưa đến 1USD/ngày. Khoảng cách biệt giữa người giàu và người nghèo Ấn Độ thực sự là một tồn tại lớn, chỉ khoảng 200-250 triệu người dân Ấn Độ được tham gia vào cuộc chơi toàn cầu hóa và trong khi gần 800 triệu người dân Ấn Độ thiếu cơ hội để thành công, họ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và đi tìm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ mà chỉ có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất có giá trị

thấp. Hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày một tăng còn bởi sự phân biệt của hệ thống đẳng cấp ở đất nước này khá nặng nề cũng như do sự đa dạng tôn giáo tín ngưỡng ở đây. Tồn tại này có thể được giải thích bởi hiện Ấn Độ còn rất thiếu hệ thống đường xá, cầu cảng, và những cơ sở hạ tầng khác-nguyên nhân khiến đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ chưa cao và hiệu quả nên đa số người dân Ấn Độ không có điều kiện tham gia vào sân chơi toàn cầu hóa và không có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cho mình.

Tình trạng bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng còn dẫn đến các hoạt động đánh bom, khủng bố, ly khai, tệ nạn xã hội thường xuyên diễn ra luôn gây đau đầu cho các nhà lãnh đạo từ xưa đến nay.

Theo thống kê của Bộ các vấn đề trong nước Ấn Độ, hiện nước này có hơn 100 tổ chức khủng bố với quy mô khác nhau. Trong 10 năm qua, mỗi năm xảy ra khoảng 10 cuộc tấn công khủng bố. Vụ khủng bố gần đây nhất là vụ đánh bom ở ngoại ô thành phố Hyderabad ngày 21/2/2013 vừa qua, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng và 119 người bị thương.

Hiện nay, Ấn Độ còn đang gia tăng các tội phạm liên quan đến buôn bán người, hiếp dâm…đang làm dân chúng hết sức phẫn nộ. Theo Cơ quan thống kê tội phạm quốc gia Ấn Độ (NCRB), có 3500 vụ liên quan đến buôn người ở nước này vào năm 2011, so với 3422 vụ năm trước đó.

3.3.1.5 Một số thách thức khác nhƣ vấn nạn tham nhũng, khủng hoảng năng lƣợng, ô nhiễm môi trƣờng, xuống cấp của cơ sở hạ tầng…

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên nước Ấn Độ vừa công bố trước Quốc hội, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt đã gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở nhiều nơi tại Ấn Độ. Không chỉ vậy, theo một nghiên cứu hằng năm do Trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia (Mỹ) thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos vừa qua, Ấn Độ là nước có chất lượng không khí kém nhất thế giới. Nghiên cứu chỉ số hiệu suất môi trường do hai trung tâm trên khảo sát 132 quốc gia, có ba hạng mục chính là không khí (ảnh hưởng đến sức khỏe con người), gánh nặng môi trường của dịch bệnh và nước (ảnh

hưởng đến sức khỏe con người). Ở hạng mục không khí, Ấn Độ đứng cuối bảng. Những nước còn lại trong năm vị trí cuối cùng là Bangladesh, Nepal, Pakistan và Trung Quốc. Về đánh giá tổng thể môi trường, Ấn Độ đứng vị trí 125 [60].

Một ví dụ điển hình cho thấy Ấn Độ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng đó là tình trạng mất điện lớn chưa từng có tại Ấn Độ, điều này không chỉ báo động về cơ sở vật chất mà còn đặt cả kinh tế lẫn xếp hạng tín nhiệm của quốc gia này vào vòng nguy hiểm. Vào 1 ngày cuối tháng 7/2012, ba trên năm hệ thống đường dây của Ấn Độ bị hỏng đã khiến phân nửa số dân 1,2 tỷ tại nước này chịu cảnh mất điện nhiều ngày qua. Hệ thống giao thông công cộng và các công ty trên khắp miền bắc và miền đông nước này cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Sự cố mất điện hôm 30/7 tại 7 bang miền bắc Ấn Độ được coi là nghiêm trọng nhất trong một thập kỷ qua tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này. Ngày 1/8, tình hình còn tồi tệ hơn khi các tỉnh phía đông và đông bắc, bao gồm cả thủ đô New Delhi cũng chìm trong bóng tối. Hậu quả là Ấn Độ đã phải mua điện của nước láng giềng Bhutan để tạm giải quyết tình trạng trên. Vishnu Varathan - một nhà kinh tế tại Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) cho biết: “Sự đình trệ sản xuất tại các nhà máy, trang trại, văn phòng, hoặc gián đoạn giao thông có thể làm giảm vài % tăng trưởng GDP của nước này”.

3.3.2 Các thách thức từ bên ngoài

3.3.2.1 Diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực

Trong những năm đầu thế kỷ XXI đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế giới, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường…cục diện đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển, nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế…Đặc biệt, bước sang thế kỷ XXI, Mỹ ngày càng tỏ ra quan tâm hơn đến khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Mỹ vẫn giữ được vị trí siêu cường, có sức mạnh áp đảo về kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, và ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ với Ấn Độ nói riêng.

Thế kỷ XXI thế giới chứng kiến khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp cùng với sự nổi lên của hàng loạt các vấn đề toàn cầu như khủng bố, buôn lậu…. Những yếu tố này được đánh giá là làm thay đổi cục diện thế giới. Điều đó tác động mạnh mẽ đến sự điều chỉnh quan hệ (kinh tế) giữa các quốc gia và khu vực. Sự điều chỉnh này, tất yếu có tác động tới sự phát triển của Ấn Độ về ngắn hạn,

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)