Chính trị

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 37)

Về chính trị thì Ấn Độ theo chế độ dân chủ và chính quyền liên bang, hiện nay Ấn Độ có 7 đảng phái chính trị ở cấp quốc gia trong đó có hai đảng cơ bản là Đảng Quốc đại và Đảng đối lập Nhân dân Ấn Độ. Ngoài ra Ấn Độ còn có 47 đảng khu vực và khoảng 400 đảng nhỏ khác [89]. Chế độ dân chủ và liên bang phản ánh thực trạng có nhiều lực lượng và quyền lợi khác nhau ở Ấn Độ, vì thế nó là cơ chế thích hợp, đủ uyển chuyển để hóa giải các mâu thuẫn trong sinh hoạt chính trị xã hội. Việc thay đổi đảng cầm quyền, lãnh tụ và chính sách đã diễn ra tương đối êm thấm, không gây xáo trộn lớn như ở nhiều nước đang phát triển khác. Một cách cụ thể hơn, nếu đảng cầm quyền bất lực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, thì cử tri có thể thay thế lãnh đạo bằng cách bầu đảng đối lập ra cầm quyền để thực hiện chính sách mới. Tuy nhiên, cũng theo kinh nghiệm Ấn Độ, không nhất thiết cứ thay đổi đảng cầm quyền là có thể giải quyết vấn đề – nhiều khi cũng phải

trải qua thời gian dài và gặp nhiều khó khăn mới tạo được sự đồng thuận trong xã hội để thực hiện các cuộc cải cách cần thiết.

Có rất nhiều chính sách, biện pháp được Chính phủ Ấn Độ thực hiện trong hơn 20 năm qua. Ấn Độ chủ trương thực hiện các chính sách đồng bộ như các chính sách cải cách mạnh mẽ ở bên trong và mở cửa đối ngoại, kết hợp các chính sách phát triển kinh tế với chính trị… Các chính sách, biện pháp này có liên quan đến nhau, phụ thuộc vào nhau, hỗ trỡ với nhau taọ nên sự thành công của Ấn Độ trong những năm gần đây. Các chính sách cải cách đang mang lại hiệu quả rõ rệt, nên bước sang những năm đầu thế kỷ XXI này, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh, đổi mới các chính sách hơn nữa.

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)