3.2.1 Thúc đẩy mối quan hệ song phƣơng Việt Nam- Ấn Độ lên tầm cao mới Trên lĩnh vực chính trị- ngoại giao: xác lập mối quan hệ chiến lƣợc
Bước sang thế kỷ XXI, mặc dù tình hình thế giới có những biến chuyển hết sức to lớn theo chiều hướng phức tạp, bất lợi cho lực lượng cách mạng, hòa bình và tiến bộ, nhưng mối quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ vẫn không ngừng được củng cố và phát triển.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 1/2001, Thủ tướng Ấn Độ A.B.Vajpayee đã tuyên bố: “Lịch sử cũng như địa lý đã gắn chúng ta thành đối tác chiến lược trong thế kỷ mới, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác bền vững giữa các quốc gia châu Á”. Mối quan hệ hai nước phát triển lên một bước cao hơn thể hiện qua chuyên thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Tuyên bố chung Việt Nam-Ấn Độ nêu rõ: “Bước vào thế kỷ XXI, hai bên quyết tâm phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và nâng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới nhằm đối phó với các thách thức mới của toàn cầu hóa, mối đe dọa của khủng bố quốc tế. Hai bên đều phát triển khía cạnh chiến lược trong quan hệ đối tác vì lợi ích chung của nhân dân hai nước và góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực châu Á- Thái Bình Dương và thế giới”.
Đặc biệt, quan hệ hai nước phát triển lên một tầm cao mới bằng kết quả chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 7- 2007. Thủ tướng hai nước khẳng định quyết tâm củng cố quan hệ Việt Nam-Ấn Độ thông qua việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Mới. Quan hệ đối tác này sẽ gắn kết và giúp đa dạng hóa và làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Ấn Độ trong môi trường quốc tế biến đổi nhanh chóng trong những năm tới. Quan hệ Đối tác Chiến lược Mới này sẽ bao gồm các quan hệ song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và định hướng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các diễn đàn vực và đa phương.
Tăng cƣờng hợp tác, trao đổi trên lĩnh vực kinh tế .
Để tương xứng với quan hệ chính trị rất tốt đẹp, với tiềm năng, mong muốn, nỗ lực của hai bên và nhất là với mối quan hệ chiến lược mà hai nước đã thiết lập, quan hệ kinh tế, trước hết là trên lĩnh vực thương mại, đầu tư Viêt Nam-Ấn Độ có bước chuyển biến mới trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Về thương mại, kim ngạch thương mại hai nước tăng khá nhanh trong những năm gần đây: nếu như năm năm 2000 là 224,3 triệu USD thì đến năm 2004 lên tới 667 triệu USD và đạt tới hơn 1 tỷ USD năm 2007. Căn cứ số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam công bố tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Ấn Độ 7 tháng đầu năm 2012 đạt 2,16 tỷ USD, tăng trưởng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu đạt 904 triệu USD, tăng trưởng 17,4% và nhập khẩu 1257 tỷ USD, giảm 7%. Lãnh đạo hai nước cùng hy vọng và phấn đấu mục tiêu đưa tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa đạt 7 tỷ vào năm 2015.
Về đầu tư, Theo thông tin từ Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á Chỉ riêng trong năm 2012, Việt Nam đã đón nhận thêm 10 dự án mới từ Ấn Độ với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 19,35 triệu USD và đứng thứ 22 trong tổng số 55 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nếu tính lũy kế các dự án đầu tư của Ấn Độ còn hiệu lực đến hết năm 2012, thì tổng vốn đầu tư của Ấn Độ vào nước ta hiện là 252,35 triệu USD, đứng thứ 30 trong tổng số 98 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta. Đặc biệt, năm 2007 đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam với các dự án lớn. Đó là, tháng 2/2007, Tập đoàn Essar đã ký thỏa thuận đầu tư một dự án sản xuất thép cán nóng tại Việt Nam trị giá 527 triệu USD; tháng 5/2007, tập đoàn Tata ký thỏa thuận khai thác mỏ và đầu tư vào nhà máy thép Thạch Khê trị giá 4 tỷ USD, đưa Ấn Độ vào nhóm 10 nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Từ năm 2000, Ấn Độ đã thành lập Trung tâm đào tạo hạt nhân trong phát triển hợp tác với Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và ký thỏa thuận hợp tác năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Hiện nay, Ấn Độ đang tìm kiếm khả năng đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực: khai khoáng, công nghệ tin học, cung cấp dịch vụ xây dựng bằng vốn nước ngoài.
Có thể nói, so với các mối quan hệ khác của Việt Nam, quan hệ kinh tế Việt Nam-Ấn Độ còn hạn chế, nhưng những con số trên cho thấy, quan hệ kinh tế Việt Nam-Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI đã có bước phát triển mới so với năm 90 trở về trước. Đạt được kết quả đó là có sự nỗ lực to lớn của Chính phủ, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp…hai nước.
Về hợp tác khoa học công nghệ
Ấn Độ là quốc gia có nhiều ngành khoa học và công nghệ đạt trình độ ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển trong các lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, năng lượng hạt nhân, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin…Đây là điều kiện thuận lợi lớn thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Ấn Độ trên lĩnh vực hợp tác khoa học và công nghệ. Nhiều năm qua, hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước cũng là lĩnh vực đạt hiệu quả cao, góp phần thiết thực vào sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và công cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ. Lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ được phía Ấn Độ xác định là một trọng tâm, trọng điểm trong quan hệ hợp tác với Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Ấn Độ ngày nay là một cường quốc khoa học- công nghệ, đặc biệt là công nghệ phần mềm máy tính. Ở Việt Nam, đã có các trung tâm phần mềm được thành lập với sự giúp đỡ của Ấn Độ không chỉ về nguồn vốn còn là hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. Công ty tin học Việt Nam FPT và Công ty tin học APTEC đã hợp tác đào tạo lập trình viên cho Việt Nam. Được sự giúp đỡ của Ấn Độ , công ty FPT của Việt Nam đã mở văn phòng đại diện về phần mềm tin học tại Bangalore. Phía Ấn Độ khẳng định tiếp tục viện trợ không hoàn lại để đào tạo cán bộ thông tin, phần mềm cho Việt Nam.
Về hợp tác giáo dục- đào tạo và văn hóa
Ấn Độ là nước có nhiều kinh nghiệm phát triển giáo dục- đào tạo và từ nhiều năm nay đã dành cho Việt Nam nhiều học bổng đại học và sau đại học ở các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, công nghệ sinh học, nông nghiệp, công nghệ thông tin…Mặt khác, để đào tạo chuyên gia về Ấn Độ, Việt Nam đã thành lập Bộ môn Ấn Độ học và Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ tại một số trường đại học, năm 2012 là thành lập Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á. Tại Ấn Độ Trung tâm nghiên
cứu Việt Nam học cũng được thành lập ở NewDeli…Hai nước thường xuyên cử chuyên gia sang giảng dạy và làm việc tại các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, đào tạo của nhau nhằm tăng cường trên lĩnh vực đào tạo và giáo dục.
Về văn hóa, Ấn Độ và Việt Nam thường xuyên tổ chức các Tuần lễ phim, cử nhiều đoàn nghệ thuật sang biểu diễn, tổ chức các triển lãm, tìm hiều văn hóa các dân tộc… qua đó nhân dân hai nước có dịp tìm hiểu văn hóa của nhau góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tinh thần đoàn kết; gắn bó giữa hai dân tộc. Việc hai nước ký Nghị định thư gia hạn Chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam- Ấn Độ năm 2001- 2003, Hiệp định du lịch 2001, và nội dung thứ 8, của Tuyên bố chung Việt Nam- Ấn Độ ký năm 2003, đã tạo ra những cơ sở pháp lý quan trọng giúp tăng cường hợp tác giáo dục- đào tạo và văn hóa giữa hai nước. Ấn Độ cam kết duy trì học bổng dài hạn và ngắn hạn cho sinh viên Việt Nam.
Cùng với sự phát triển hợp tác trên nhiều mặt, quan hệ hợp tác về an ninh quốc phòng giữa hai nước những năm gần đây cũng có bước khởi sắc nhất định. Các quan chức cấp cao và cán bộ quốc phòng của hai bên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Bộ Công an Việt Nam đã thiết lập quan hệ với Bộ Nội vụ Ấn Độ, hai bên chia sẻ thông tin về chống tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia, Ấn Độ nhận đào tạo cho Việt Nam một số cán bộ nghiệp vụ trong lĩnh vực này. Tại nội dung thứ 7 của Tuyên bố chung Việt Nam- Ấn Độ năm 2003, hai bên thỏa thuận “mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh và quốc phòng, các biện pháp chống cướp biển, ngăn chặn các hành động khủng bố nhằm vào mỗi nước và sớm ký Hiệp định song phương về chống tội phạm.
Như vậy, có thể thấy, bước sang thế kỷ XXI với sự trỗi dậy của Ấn Độ trên tất cả các phương diện đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, và cùng với những nỗ lực của Chính phủ hai bên mà quan hệ song phương hai nước ngày càng được cải thiện và tạo được nhiều thành tựu đáng kể. Không những thế trên các diễn đàn đa phương và quốc tế như UN, Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Cấp cao Đông Á,Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hợp tác sông Hằng-sông Mê Kông, Phong trào
Không liên kết , hai bên ngày càng có tiếng nói chung, có sự đồng thuận nhất trí cao trong giải quyết nhiều vấn đề chung của thế giới như an ninh toàn cầu, khủng bố…
3.2.2 Mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Trước hết là trong điều kiện gia tăng tự do hóa, quốc tế hóa và hội nhập quốc tế, việc từ bỏ, hoặc dần dần từ bỏ mô hình tăng trưởng do Chính phủ kiểm soát quá chặt và điều hành trực tiếp quá nhiều là rất cần thiết. Chính phủ chỉ nên tập trung vào các vấn đề kinh tế vĩ mô, giải quyết các vấn đề xã hội… Hơn nữa, trong điều kiện nhất siêu đa cường của thế giới, việc cải thiện quan hệ với Mỹ và đa số các nước lớn là nhân tố quan trọng, không thể thiếu để một quốc gia đẩy nhanh hội nhập quốc tế và cất cánh. Chính nhờ cải thiện được mối quan hệ với Mỹ, (cùng với một số nước lớn khác) mà Ấn Độ đã có được bước phát triển nhanh chóng như vậy. Thực tế cũng cho thấy, từ sau khi bình thường quan hệ với Mỹ, và sau đó là sự tiến triển của mối quan hệ Việt- Mỹ, kinh tế nước ta ngày càng có nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.
Tiếp đến là bài học thành công từ Ấn Độ đạt được là sự kết hợp của các yếu tố: dân tộc, thời cơ quốc tế, chính sách đúng đắn, và sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan Chính phủ. Muốn nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của khu vực, của quốc tế, một chủ trương, chính sách lớn phải có tầm nhìn bao quát, phải mang tính thời đại. Đây cũng là điểm quan trọng lý giải tại sao cũng là những nước đang phát triển lớn như Brazil, Indonesia lại kém thành công hơn.
Cuối cùng, là một nước có dân số đông nên việc giải quyết vấn đề lương thực để ổn định đời sống của đại đa số nhân dân là việc cần làm trước, sau đó mới phát triển các ngành khác, tuy nhiên, không thể dựa quá nhiều, quá lâu vào nông nghiệp để tạo ra mức phát triển nhanh cho nền kinh tế. Chính vì vậy, phải xây dựng cho mình một chính sách ngành nghề hợp lý bên cạnh ưu tiên các chính sách phát triển bền vững như ưu tiên giáo dục, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ và tri thức…
3.2.3 Gây ra làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ giữa Ấn Độ với Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung. riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung.
Trước hết, tạo ra làn sóng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại giữa Ấn Độ với các nước có trình độ phát triển kinh tế xấp xỉ nhau, cơ cấu ngành nghề khá giống nhau, hàng hóa gần như nhau, mà thị trường xuất khẩu lại hầu như tập trung ở Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu. Hiện tại, cả Việt Nam và Ấn Độ đều có một số mặt hàng xuất khẩu chủ chốt được tiêu thụ tại các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…Đây đều là những mặt hàng Ấn Độ đều đang chiếm ưu thế về số lượng, chất lượng do áp dụng hiệu quả thành tựu công nghệ cao, còn hàng Việt Nam có điểm yếu là giá thành đầu vào cao. Những mặt hàng cùng chủng loại của Việt Nam, do vậy hàng của Việt Nam sẽ càng khó cạnh tranh hơn. Đó là chưa tính, đồng Rupee được tự do chuyển đổi, tỷ giá hối đoái của chúng sẽ thường xuyên giao động, làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa Ấn Độ càng được nâng cao. Đối với các ngành mà các nước đang phát triển khác trong đó có Việt Nam đang mong muốn tập trung phát triển như các sản phẩm công nghệ cao (thiết bị điện tử, điện tử, công nghệ thông tin…) thì Ấn Độ đều đã và đang phát triển với năng lực cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp Việt Nam do vậy sẽ rất vất vả để có thể đứng vững ngay chính trên thị trường nội đia.
Ngoài ra, còn gây ra sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các nước. Ấn Độ có nhiều lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực dồi dào,giá rẻ do vậy, đây là một điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trên thế giới. Chính vì vậy, đã đang và sẽ còn diễn ra quyết liệt cuộc cạnh tranh về phân công lao động giữa Ấn Độ và các nước trong đó có Việt Nam.
3.3 Một số trở ngại, thách thức Ấn Độ đang phải đối mặt 3.3.1 Thách thức trong nƣớc 3.3.1 Thách thức trong nƣớc
Những năm gần đây, Ấn Độ đang phải đối mặt với một loạt thách thức trong nước như tình trạng nợ công, lạm phát, thiếu lao động lành nghề, khủng hoảng năng lượng, tình trạng bất đình đẳng xã hội…Một loạt những vấn đề đó được xem như là nguyên nhân chính khiến Ấn Độ đứng trước nguy cơ bị tụt hậu so với các quốc gia khác.
3.3.1 Tình hình nợ công, lạm phát trong nƣớc nặng nề
Ấn Độ - nền kinh tế lớn đang lên ở châu Á đang đối mặt với tình trạng nợ công nặng nề. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008) đã buộc chính phủ nhiều nước phải chủ động can thiệp thông qua các gói kích cầu để vực dậy nền kinh tế. Ấn Độ cũng như vậy, gói kích cầu của Ấn Độ vào khoảng 36 tỷ USD (tương đương 3,5% GDP). Những gói kích cầu nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế đã làm tăng tỷ lệ nợ công trung bình thêm 5% ở các nước châu Á. Sự bất ổn của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút một lượng lớn vốn ra khỏi các sàn chứng khoán Ấn Độ, chuyển sang giữ đồng USD, dẫn đến tỷ giá hối đoái của Ấn Độ bị biến động, đồng rupee (đồng tiền của Ấn Độ) giảm giá, xuống tới 57,4 rupee/USD và hiện ở mức xấp xỉ 55 rupee/USD, mất giá 18-