Chi phí quốc phòng gia tăng

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 65)

Cùng với kinh tế, Ấn Độ xác định quân sự giữ vai trò vô cùng quan trọng để trở thành một cường quốc thực sự. Thời gian qua đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ tiềm lực quốc phòng của New Dehli, trong đó tăng cường ngân sách chính là tiền đề căn bản.

Trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ liên tục tăng, trong khi năm 2006 - 2007 chỉ là 19,11 tỷ USD, năm 2007 - 2008 là 20,56 tỷ USD, năm 2008 - 2009 là 29 tỷ USD, thì năm 2009 - 2010 là 32 tỷ USD, và năm 2010 - 2011 sẽ ở vào khoảng 32,75 tỷ USD, chiếm 2,5% GDP, lớn hơn nhiều so với chi phí quân sự của các nước Nam Á khác. Theo Military Balance phát hành tại Anh tháng 4/2005, quân đội Ấn Độ có hơn 3000 chiến xa, 1900 thiết giáp đủ loại, 760 phản lực cơ chiến đấu ( cho cả không quân và hải quân ), 16 tàu ngầm, một hàng không mẫu hạm, 8 khu trục hạm và 150 chiến hạm đủ loại. Với những trang bị này Ấn Độ có đủ khả năng tự phòng vệ, nhưng trước sự bành trướng của Trung Quốc ra biển cả và sự đe dọa tấn công bằng vũ khí hạt nhân của Pakistan, giới lãnh đạo Ấn Độ dành cho ngân sách quốc phòng từ 2 đến 3% GDP mỗi năm để tân trang và trang bị thêm những kỹ thuật mới nhất cho quân đội Ấn Độ, bắt kịp đà tiến bộ của những lực lượng quân sự tiên tiến nhất trên thế giới.

Trong buổi điều trần trước quốc hội hồi tháng Ba về ngân sách tài khóa 2012-2013, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee tuyên bố New Dehli sẽ

tăng 17% cho mua sắm quốc phòng, lên 1,93 nghìn tỷ Rupee (tương đương 38,6 tỷ USD). Trong đó, 41% sẽ được sử dụng để mua sắm các hệ thống vũ khí hiện đại và vũ khí hạng nặng. Giới phân tích nhận định, đây là mức tăng đáng kể so với con số 12% của ngân sách năm trước. Bộ trưởng Pranab Mukherjee tiết lộ ít thông tin về lý do tăng ngân sách quốc phòng lần này, ngoài việc nhấn mạnh sự phân bổ chi tiêu sẽ dựa trên nhu cầu hiện tại và những nhu cầu mua sắm cần thiết mới sẽ được đáp ứng. Theo giới quan sát, trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ còn lớn hơn nhiều, bởi số liệu vừa được công bố chưa tính tới chương trình vũ khí hạt nhân, việc trả lương hưu cho quân nhân và các lực lượng bán quân sự.

Ba ngày sau khi Ấn Độ tuyên bố việc tăng chi tiêu này, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cũng đưa ra báo cáo nghiên cứu về vấn đề chuyển giao vũ khí toàn cầu. Theo đó Ấn Độ đã vượt Trung Quốc trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Trong khoảng thời gian từ năm 2007-2011, Ấn Độ đã sử dụng 12,7 tỷ USD để mua sắm vũ khí nước ngoài, chiếm 10% tổng lượng vũ khí nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong thời gian này. Nếu Ấn Độ tiếp tục tham vọng tăng cường và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, các kế hoạch mua sắm vũ khí quốc phòng của nước này thậm chí sẽ khiến cộng đồng quốc tế sửng sốt hơn nữa. Trong một báo cáo công bố tháng trước, tạp chí Jane’s Defence Weekly ước tính, từ năm 2011-2015, Ấn Độ sẽ chi 100 tỷ USD cho các chương trình mua sắm quốc phòng nhằm hiện đại hóa quân đội.

Riêng về Hải quân, Ấn Độ có kế hoạch từ nay đến năm 2022 sẽ mua số lượng máy bay chiến đấu và trực thăng trị giá 7,5 tỷ USD. Hiện đại hóa hải quân còn bao gồm xây dựng hai quân cảng nước sâu mới ở Kawar (bờ biển tây nam) và gần Viskhapatnam thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân phía Đông. Cùng với việc lập Bộ Tư lệnh Hải quân Viễn Đông ở thành phố Port Blair trên quần đảo Andaman, giờ đây hải quân Ấn Độ có thể tỏa khắp Vịnh Bengal hay dễ dàng chọc xuống Eo biển Malacca, làm trầm trọng thêm thế khó khăn của Trung Quốc ở Malacca.

Song song với các bước phát triển trên, Ấn Độ còn tăng cường thuê hoặc tự phát triển “hàng nóng” hải quân, gồm tàu ngầm hạt nhân INS Chakra và INS

Arihant. Hải quân Ấn Độ cũng sẽ đưa vào sử dụng tàu sân bay Gorshkov mua của Nga (được đổi tên thành INS Vikramaditya) vào tháng 12/2012. Đây là một phần trong kế hoạch do Đô đốc Sureesh Mehta vạch ra nhằm xây dựng hạm đội đông tới 160 tàu chia làm 3 nhóm hàng không mẫu hạm.

Ấn Độ cũng đang triển khai kế hoạch mua thêm 126 chiến đấu cơ Rafale, do hãng Dassault của Pháp sản xuất (trong 1 thập kỷ tới). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Ấn Độ triển khai một hợp đồng lớn như vậy. Ngoài ra, từ nay đến năm 2017, Ấn Độ sẽ chi gần 48 tỷ USD để mua các loại máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, máy bay vận tải và máy bay huấn luyện song song với việc phát triển 200 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 cùng với Nga (cho đến năm 2017).

Lục quân Ấn Độ đang nỗ lực hiện đại hóa và huấn luyện bộ binh sử dụng các vũ khí công nghệ cao cũng như tác chiến ở tất cả các điều kiện địa hình và thời tiết, trong điều kiện chiến tranh thành phố và môi trường chiến tranh điện tử. Gần đây, Lục quân đã mua một hệ thống thông tin liên lạc và máy tính thống nhất để trang bị cho toàn quân. Toàn bộ việc mua sắm trang thiết bị tiêu tốn hơn 3 tỷ USD.

2.4.3 Tằng cƣờng hợp tác với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới

Với Nga: Ấn Độ vốn là một trong những khách hàng mua vũ khí truyền thống lâu đời nhất của Nga. Đến nay, Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Ấn Độ. Theo tạp chí Jane’s Defense Weekly, New Delhi đang xúc tiến kế hoạch trang bị thêm 1.657 xe tăng hạng nặng T-90 của Nga cho 59 trung đoàn lục quân đến năm 2020.

Trong năm vừa qua, hai bên đã ký các thỏa thuận vũ khí mới trị giá hàng tỷ USD. Nga sẽ cung cấp cho Ấn Độ 42 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30 trị giá 1,6 tỷ USD và một hợp đồng khác trị giá 1,3 tỷ USD liên quan tới việc cung cấp 71 trực thăng quân sự Mil Mi-17. Với đơn hàng này, Ấn Độ sẽ bổ sung thêm đáng kể vào số lượng 230 chiếc Su-30 và 80 chiếc Mi-17 mà đã đặt mua trước đó từ Nga.

Trước đó, Nga và Ấn Độ cũng đã ký kết hợp tác chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm FGFA trị giá 12 tỷ USD, trong đó mỗi nước đóng góp 6 tỷ USD. Theo dự án này, Nga và Ấn Độ sẽ phối hợp thiết kế, sản xuất và tổ chức bay thử

nghiệm 144 máy bay tiêm kích đa chức năng và toàn bộ số máy bay trên sẽ được lắp ráp trên lãnh thổ Ấn Độ. Dự kiến loại máy bay này sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trước năm 2020 với tỷ lệ trang thiết bị của Nga và Ấn Độ là 60/40. Tham gia dự án này, Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (OAK) của Nga sẽ cung cấp các động cơ, còn công ty Ấn Độ Hindustan Aeronautics Limited (HAL) sẽ thực hiện khâu lắp ráp máy bay tại Ấn Độ.

Đặc biệt, Ấn Độ còn là liên doanh duy nhất với Nga trong chương trình phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình T-50. Loại máy bay này đã được bay thử nhiều lần và sắp được sản xuất hàng loạt. Dự kiến, đến năm 2020, New Delhi sẽ tiến hành trang bị 200 chiếc T-50.

Với Mỹ: Mỹ và Ấn Độ đã và đang tăng cường hợp tác trong các vấn đề an ninh –quân sự. Đặc biệt, sau sự kiện khủng bố 11/9 ở Mỹ thì mối quan hệ này càng trở nên gắn bó hơn, Ấn Độ ủng hộ các kế hoạch chống khủng bố của Mỹ ở Nam Á nói riêng và liên minh chống khủng bố trên toàn cầu do Mỹ lãnh đạo nói chung. Theo một báo cáo của Lầu Năm góc, Ấn Độ là khách hàng nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba của Mỹ trong tài khóa 2011 - chỉ sau Afghanistan và Đài Loan - với các hợp đồng trị giá tới 4,5 tỷ USD và trong vòng chưa đến 10 năm, kim ngạch giao dịch quốc phòng giữa 2 nước đã từ con số 0 vươn lên đến 9 tỷ USD.

Trong thỏa thuận quốc phòng lớn nhất giữa Mỹ và Ấn Độ được ký vào năm ngoái, New Dehli đã đặt mua 10 máy bay vận tải chiến lược 10 C-17 Globemaster- III với giá 4,1 tỷ USD cùng với các máy bay 12 C-130J Super Hercules. Theo giới chuyên gia quân sự, các máy bay này sẽ tăng cường đáng kể khả năng cơ đông lực lượng và trang bị của Ấn Độ tới các khu vực tác chiến. Mỹ và Ấn Độ không chỉ tăng cường hợp tác thông qua các dự án vũ khí mà còn tăng cường hoạt động hợp tác thông qua những lần tham vấn quân, qua việc tham gia các cuộc tập trận chung cả song phương và đa phương. Tháng 12/2004, Ấn Độ cùng Mỹ, Nhật Bản, Australia đã phối hợp với nhau trong các hoạt động cứu trợ thảm họa sóng thần tại Ấn Độ Dương, tháng 4/2007 Tập trận hải quân chung giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ ở

ngoài khơi Bán đảo Boso (Nhật Bản), Diễn tập hải quân Malabar với sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản, Australia, Singapore và Ấn Độ tại vịnh Bengal tháng 9/2007.

Với các quốc gia Trung Á:

Trên bộ, New Delhi tăng cường đầu tư cho mối quan hệ với Afghanistan, thiết lập quan hệ đối tác với nước này vào tháng 10/2011, nhằm tìm kiếm một vai trò lớn hơn ở đây sau khi lực lượng liên quân rút khỏi đất nước Trung Á này vào năm 2014.

Ấn Độ cũng mở rộng quan hệ với lực lượng an ninh của Tajikistan, tài trợ cho nước này nâng cấp 2 căn cứ không quân và xây dựng một quân y viện và một kho hậu cần quân sự. Có nguồn tin cho hay cả Tajikistan, Ấn Độ và Nga đang thảo luận về vấn đề dùng chung căn cứ không quân Ayni.

Với Trung Quốc: Bước sang thế kỷ XXI, bên cạnh những cuộc chạy đua vũ trang cam go của hai bên thì cũng có nhiều bước tiến khả quan trong hợp tác quân sự, có các diễn tập quân sự chung và Ấn Độ đã tham gia vào cuộc Thao diễn Hải quân quốc tế với Trung Quốc tháng 4/2009. Những xu hướng này có khả năng tiếp diễn trong thời gian tới.

Với Nhật Bản: Nhằm đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ và Nhật Bản tăng cường hợp tác về an ninh, nhất là an ninh trên biển. Sự an toàn của các tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với hai nước này. Tháng 7/2011, đối thoại an ninh song phương toàn diện đầu tiên được tổ chức ở Tokyo, cơ chế đối thoại này được tổ chức hàng năm, đặt nền tảng cho hợp tác quân sự- quốc phòng ngày càng tăng giữa hai nước. Các chuyến viếng thăm song phương cùng với người đứng đầu các lực lượng quốc phòng diễn ra đều đặn nhằm tái khẳng định việc thúc đẩy đối thoại song phuong toàn diện và tham vấn quân. Ngày 22/10/2008 hai nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác an ninh. Đây là một văn kiện có tính lịch sử trong quan hệ song phương, bởi Nhật Bản mới chỉ có các văn kiện tương tự như vậy với Mỹ và Australia. Và trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama tới Ấn Độ vào tháng 12/2009, hai bên đã ký kết Chương trình

hành động- mở ra chương trình nghị sự toàn diện trong 9 lĩnh vực hợp tác- trong đó bao gồm các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh hàng hải , an toàn vận tải, hợp tác tại Liên Hợp quốc, quản lý thiên tai, hợp tác trong giải quyết và cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, hai bên nhất trí tổ chức đối thoại an ninh toàn diện 2+2 hàng năm ở cấp quan chức chính phủ- một bước tiến lớn trong hợp tác an ninh song phương. Mới đây nhất, vào đầu năm 2013 là cuộc đối thoại đầu tiên về hàng hải tổ chức ở New Delhi ngày 29/1, Ấn Độ và Nhật Bản đã quyết định phối hợp hoạt động và tiến hành tập trận chung.

Với ASEAN: Các bên tái khẳng định tầm quan trọng trong việc thành lập mạng lưới hợp tác chống khủng bố và tội phạm quốc tế thông qua trao đổi thông tin và xây dựng các kênh thông tin chung với mục tiêu nhằm tăng cường khả năng chống khủng bố và tội phạm quốc tế. Kể từ đầu thập niên 90, quan hệ an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN được chú trọng hơn, đặc biệt sau sự kiện khủng bố tại Mỹ 11/9, trong đó hợp tác giữa Ấn Độ và Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam được đề cập đến ngày một nhiều.

Singapore: Đầu thập niên 90 tàu hải quân Singapore đã thăm cảng Andama và Vishakhapatman, đáp lại chuyến thăm của tàu hải quân Ấn Độ đến Singapore trước đó. Hai nước bắt đầu tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung nhằm phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong hợp tác an ninh biển. Lực lượng không quân và quân đội hai nước cũng có các cuộc tập trận chung theo thỏa thuận đã được ký giữa RSAF (Agreement on Conduct of Joint Military Training and Exercises in India between the Republic of Singapore Air Force và IAF (Indian Air Force) năm 2007.

Indonesia: Indonesia đã đề xuất một bản ghi nhớ về hợp tác quân sự (MoU) với Ấn Độ năm 195 trong đó tập trung vào các lĩnh vực chung như cấp thiết bị công nghệ quân sự, tổ chức các dự án nghiên cứu chung giữa Indonesia và Ấn Độ. Mặc dù MoU đã được ký kết giữa hai nước, tuy nhiên MoU vẫn chưa đước Quốc hội phê chuẩn. Trong chuyến thăm của thủ tướng Indonesia Susilo Bambang Yudhoynono tháng 11/2005, hai nước đã đồng ý tổ chức các cuộc “đối thoại chiến lược” cấp cao giữa hai nhà nước (cuộc đối thoại đầu tiên tổ chức đầu năm 2006). MoU cũng được

ký kết trong lĩnh vực đào tạo nhân lực quân sự, theo đó Ấn Độ đã cử nhiều cán bộ đào tạo đến Indonesia theo chương trình ITEC-I.

Malaysia: Ấn Độ và Malaysia đã ký MoU trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng năm 1993, nhiều cuộc họp về vấn đề này sau này đã diễn ra với sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp của các nước. Hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Malysia thông qua các cuộc tập trận chung, đào tạo về nhân lực trong lĩnh vực quân sự, mua bán trang thiết bị quân sự. Ấn Độ chủ động đề xuất việc giúp Malaysia trong lĩnh vực đào tạo nhân lực trong hải quân, cùng với Malaysia, Bangladesh, Sri Lanka, Indonesia, Singapore, Thái Lan tổ chức các cuộc tập trận chung trên biển. Hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Malaysia đem lại kỳ vọng cho cả hai nước cả về kinh tế và chiến lược lâu dài. Ấn Độ và Malaysia cũng phối hợp cùng nhau trong lĩnh vực tuần tra chung và bảo vệ eo biển Malacca, đây là nơi xung yếu nhất trong việc đảm bảo an ninh năng lượng khu vực.

Việt Nam: Tính đến nay, hai nước đã cùng tổ chức 6 lần “Đối thoại chiến lược quốc phòng”, 2 lần “Đối thoại chiến lược” và 5 lần “trao đổi ngoại giao”. Đặc biệt sau khi hai nước ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng vào tháng 11/2009, giao lưu hợp tác song phương tăng lên rõ rệt. tháng 7/2010 Tư lệnh lục quân Ấn Độ lần đầu tiên sau 10 năm đi thăm Việt Nam; Tháng 7/2011, Việt Nam mời tàu tấn công đổ bộ “INS Airvat” đến Việt Nam. Ủng hộ nhau về chính trị, dựa về nhau về an ninh trở thành đặc điểm nổi bật nhất trong quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. Việt Nam là sợi dây nối quan trọng để Ấn Độ phát triển quan hệ với các nước ASEAN [15]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhờ vào những chương trình hợp tác phát triển trên, New Delhi đang từng bước sở hữu những công nghệ quốc phòng hiện đại nhất hiện nay trên thế giới. Đây

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 65)