toàn cầu.
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm vừa qua còn góp phần vào việc duy trì hòa bình khu vưc, giải quyết các vấn đề toàn cầu thông qua các cơ chế hợp tác song phương, đa phương, toàn cầu, các sáng kiến khu vực.
Trong cuộc đấu tranh chống hiệu ứng biến đổi khí hậu, tại Hội nghị thượng đỉnh Côpenhaghen năm 2009, Ấn Độ và Trung Quốc từ chối xác định chính sách môi trường dưới sự thúc ép của quốc tế vì cho rằng các nước tiên tiến, công nghiệp hóa từ thế kỷ 19 phải chịu trách nhiệm chính về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và các nước này không thể ngăn cản các nước đang phát triển tham gia cuộc chạy đua tăng trưởng. Hai nước cũng hoạch định các chương trình nhằm thúc đẩy một nền "kinh tế xanh". Cùng với Nam Phi và Brazil, Ấn Độ góp phần tạo ra trục xuyên lục địa giữa các nước mới nổi lớn: đó là tổ chức IBSA ra đời năm 2003 bao gồm Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, rồi nhóm BASIC với sự tham gia của Brazil, Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong thập niên tới, giới phân tích dự đoán rằng sẽ nhìn thấy một Ấn Độ tích cực hơn trong các tổ chức khu vực và thế giới như khả năng về một chỗ đứng của nước này trong Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), hay tận dụng vai trò lãnh đạo của mình trong tổ chức toàn cầu nhằm chống lại AIDS và các dịch bệnh khác; tham gia các cuộc tập trận chung trên mức độ đa phương nhằm bảo vệ tự do an ninh hàng hải, chống chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, thông qua các sáng kiến khu vực như Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Tổ chức Hợp tác kinh tế và công nghiệp các nước ven Vịnh Bengal (BIMSTEC), Dự án hợp tác các khu vực châu thổ sông Hằng với khu vực sông Mekong (MGC)… để đẩy nhanh hợp tác giữa Ấn Độ với các nước trong khu vực thúc đẩy tin tưởng hiểu biết lẫn nhau để góp phần duy trì hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.