Nghệ thuật

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 61)

Bước sang thế kỷ XXI, sự trỗi dậy của Ấn Độ không chỉ được thể hiện trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, mà trong lĩnh vực văn hóa xã hội nói chung khía cạnh giá trị nghệ thuật nói riêng cũng gặt hái được một số thành công đáng chú ý.

2.3.3.1 Điện ảnh

Hiện nay, Ấn Độ được biết đến là kinh đo điện ảnh lớn thứ hai trên thế giới, sau kinh đô điện ảnh Mỹ.

Bollywood là tên gọi không chính thức được đặt cho ngành công nghiệp sản xuất phim tiếng Hindu có trụ sở tại Bombay, Ấn Độ. Tên Bollywood là sự kết hợp giữa Bombay, tên gọi cũ của thành phố Mumbai và Hollywood, kinh đô điện ảnh của Mỹ. Bollywood và các trung tâm sản xuất phim khác cùng nhau tạo nên một ngành công nghiệp phim phát triển mạnh tại Ấn Độ. Đây được coi là ngành công nghiệp sản xuất phim lớn nhất thế giới tính theo số lượng phim sản xuất hằng năm cũng như số vé bán ra tại các rạp chiếu phim. Ấn Độ sản xuất hơn 70000 phim truyện và hàng ngàn phim tài liệu ngắn bằng 52 thứ tiếng (bao gồm cả thổ ngữ). Bollywood đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa không chỉ ở Ấn Độ, tiểu lục địa Ấn mà còn lan rộng sang Trung Đông, một phần của châu Phi, một phần khu vực Đông Nam Á và cộng đồng người Nam Á trên toàn thế giới. Bollywood có lượng khán giả đông nhất tại các nước như Anh, Canada, Úc, Mỹ nơi có một lượng lớn người nhập cư gốc Ấn.

Nền công nghiệp điện ảnh Ấn Độ được dự đoán sẽ tăng trưởng 15% trong 5 năm tới. Ấn Độ chú trọng vào công nghệ sản xuất phim, thiết bị quay phim, sản xuất hậu kỳ và triển lãm sản phẩm. Gần 1000 phim được sản xuất hàng năm với kinh phí trung bình 2,36 triệu USD cho mỗi phim với doanh thu tổng cộng 1.9 tỷ USD mỗi năm. Theo thông tin từ Cục xúc tiến thương mại Ấn Độ trên cả nước có hơn 20 triệu người xem phim hằng ngày tại 13000 rạp.

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ cũng thường xuyên tổ chức các Tuần lễ phim, các dự án điện ảnh, tổ chức các cuộc triển lãm phim ảnh…để tạo điều kiện cho các nước hiểu hơn về điện ảnh Ấn Độ và cũng qua đó Ấn Độ có cơ hội giới thiệu đến với công chúng khắp nơi. Đó sẽ là phương thức hiệu quả để quảng bá hình ảnh đất nước Ấn Độ đang trỗi dậy, có tiềm năng thu hút các nhà đầu tư trên thế giới đến với Ấn Độ.

2.3.3.2 Kiến trúc- hội họa.

Nói tới tư tưởng và văn hóa Ấn Độ, người ta không những nghĩ tới Kinh Vê- đa, Kinh Phật mà còn nghĩ tới ngay những công trình kiến trúc tuyệt vời. Kiến trúc và điêu khắc cổ điển ở Ấn Độ thực sự là một thành tựu lớn trong kho tàng vốn đã có quá nhiều những thành tựu nghệ thuật Ấn Độ .

Chủ đề của các công trình kiến trúc, điêu khắc Ấn Độ hướng tới thường là các vấn đề tôn giáo, huyền thoại văn học, vô cùng đa dạng và có nhiều thành tựu rạng rỡ. Mỗi công trình phản ánh một tôn giáo khác nhau. Hiện nay qua thời gian còn rất nhiều các công trình như chùa tháp, lăng mộ, đền đài, thánh đường nguy nga tráng lệ còn tồn tại ở Ấn Độ và trở thành điểm du lịch hấp dẫn mang lại hiệu quả cho nền kinh tế Ấn Độ. Nắm bắt được điều đó, chính phủ Ấn Độ càng chú trọng hơn nữa công tác bảo tồn, trùng tu các công trình để phát huy các giá trị của các công trình cũng như giới thiệu hình ảnh đất nước thông qua phát triển ngành du lịch.

Một trong số những công trình Hồi giáo nổi tiếng khắp thế giới ở Ấn Độ là đền Taj Mahah, ngôi đền này được đánh giá là lỗng lẫy và tuyệt mĩ nhất, tiêu biểu cho Ấn Độ , cũng như tháp Eiffel là linh hồn của Pháp. Người Ấn Độ gọi Taj Mahal là “viên ngọc trân châu của những đền đài Ấn Độ” hay “một giấc mơ tiên hiện thành đá trắng”. Đồ sộ mà vẫn thanh tú, nhẹ nhàng nhờ sự sắp xếp hài hòa của các bộ phận và phong cách hoàn hảo trong quan hệ trương tác giữa mỗi bộ phận và tổng thể, Taj Mahal trở thành biểu tượng của sự toàn mĩ. Nó là một kỳ quan nổi tiếng thế giới, một kỳ quan được tạo nên bằng máu thịt và trí tuệ của người Ấn Độ .

Bên cạnh đền Taj Mahal, pháo đài Agra, Sikandra, Rambagh và phế tích vương triều ở thành Mughal tại Fatehur Sikri là một trong những ví dụ đẹp nhất của phong cách kiến trúc kết hợp giữa đạo Hindu và đạo Hồi.

Đền Ajanta và hang động Ellora với những bức vẽ trong hạng động kỳ thú lưu giữ một trong số các tác phẩm điêu khắc tinh tế nhất thế giới. Tổng cộng có hơn 500 bức họa trên các vách đá và trên trần hang, các bức họa rất tinh xảo. Có thể nói, các tác phẩm trong hang động Ajanta “là những bông hoa rực rỡ nhất, tiêu biểu nhất của nền nghệ thuật Ấn Độ”. Đền hang Ajanta mãi mãi xứng đáng là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ nói riêng và nhân loại nói chung.

Một số danh thắng văn hóa khác bao gồm Quần thể Hang Elephanta ở Maharashtra, Đền thờ Mặt trời Konark và đền thờ Jagannatha ở Orissa, Quần thể đển Khajuraho ở Madhya Pradesh, Đền Vàng ở Amritsar, các đền đài ở Karnatka… Đằng sau sự nguy nga, tráng lễ và trường tồn với dòng chảy thời gian của các công trình kiến trúc điêu khắc là niềm tự hào của người dân Ấn Độ. Đặc biệt, bên ngoài vẻ đẹp hoành tráng của các kiến trúc, các công trình còn ẩn chứa nhiều nét đẹp văn hóa của người Ấn Độ, đó cũng là những giá trị cao quý nhất.

Ngoài ra qua các công trình nghiên cứu, khảo cổ học, người ta còn thấy rằng rất nhiều công trình kiến trúc của một số quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á mang ảnh hưởng của kiến trúc tôn giáo Ấn Độ mà cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại như Chùa Vàng ở Myanmar, Angkor Wat ở Campuchia, Tháp Chàm ở Việt Nam, Thạt Luổng ở Lào…

Một phần của tài liệu Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)