sinh viên trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn và công tác vận động thanh niên, sinh viên là yếu tố quan trọng để thúc đẩy và tăng thêm hiệu
quả công tác thanh niên, sinh viên. Đổi mới theo phương thức nào phải được
xuất phát từ tính hợp lý của mỗi công việc, mỗi đối tượng, mỗi phong trào phù hợp với tình hình, năng lực nội tại nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đối tượng
công tác và vận động là sinh viên, yêu cầu đặt ra làm thế nào đổi mới hoạt động sao cho đoàn viên sinh viên thực sự trở thành nhân vật trung tâm của
các hoạt động đó; đáp ứng nhu cầu và phục vụ lợi ích sinh viên, làm cho thanh niên gắn bó với tổ chức của mình. Đổi mới còn là tập trung vào việc chăm lo bồi dưỡng năng lực cống hiến của sinh viên, khơi dậy từ sinh viên lòng nhiệt tình tự nguyện tự giác vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Từ các phong trào phát động đến các buổi sinh hoạt phải tính đến tính đặc thù có sức hấp dẫn
phù hợp với yếu tố tâm lý của tuổi trẻ; mặt khác đổi mới không được thoát ly
tính chất, chức năng của tổ chức Đoàn và địnhhướng nhận thức pháp luật đối
với phong trào của sinh viên.
Chỉ đạo tiến hành tổng kết các phong trào và mô hình hoạt động của Đoàn, của Hội để không ngừng bổ sung làm phong phú nội dung, hình thức
phổ biến giáo dục pháp luật trong các phong trào thanh niên, xây dựng nhanh
và nhân rộng các mô hình tiên tiến. Tiếp tục xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học về thanh niên sinh viên, ưu tiên cho các hướng nghiên cứu tình hình các đối tượng sinh viên như tội phạm sinh viên, sinh viên tôn giáo, dân tộc, nữ sinh viên, sinh viên nước ngoài. Tiến hành tổng kết việc thực hiện chủ trương Nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan
đến các đối tượng sinh viên ở từng lĩnh vực. Có biện pháp thông tin để nắm
bắt kịp thời diễn biến tư tưởng, nhận thức pháp luật của viên; nghiên cứu các
luận cứ để tìm ra các giải pháp đối với những vấn đề bức xúc đang đặt ra đối
với thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Tiến hành triển khai các kết
quả đã nghiên cứu để tham mưu cho Đảng ủy và Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản tỉnh Hà Tĩnhban hành các quy định và hoạch định chương trình
hành động, kế hoạch công tác thanh niên đồng thời áp dụng vào thực tiễn
phong trào sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ Đoàn, cán bộ Hộiđể hình thành được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, đủ sức chỉ đạo phong trào, đồng thời tạo nguồn cung cấp cán bộ trẻ cho Đảng và chính quyền. Mặt khác tính đặc thù của cán bộ Đoàn thanh niên là chu chuyển rất
nhanh, vì vậy cần chủ động tiến hành quy hoạch đội ngũ cán bộ để đào tạo theo hướng dựa trên nền kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn đã có của cán bộ
tập trung bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ thanh vận là chính, giảm bớt tình trạng đưa cán bộ đi học nghiệp vụ khác ít liên quan đến công tác thanh thiếu
bộ trưởng thành từ cơ sở, trải qua thực tiễn phong trào thanh thiếu niên để lựa
chọn đào tạo và đề bạt.
Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kinh phí cho công tác Đoàn và phong trào của Hội sinh viên. Trước hết đưa vào quy hoạch, đầu tư xây dựng
và nâng cấp các cơ sở, các trung tâm họat động phục vụ cho sinh viên đã có
như nhà văn hóa, trung tâm dạy nghề, khu vui chơi, thể dục thể thao, các tụ điểm văn hóa, bảo tàng, thư viện, công viên. Đặc biệt là trong quá trình phổ
biến giáo dục ý thức pháp luật cần thiết phải có sự hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật
chất cho những chiến dịch ra quân, tập hợp thanh niên, các phong trào lớn
mang tầm phổ quát rộng rãi...
Đẩy mạnh hai phong trào: “Xung kích xây dựng môi trường văn minh đô thị” và “Xung kích bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”. Đoàn các cấp và đàn viên thanh niên tích cực thực hiện chương trình
sinh viên vượt khó; xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên; nghiên cứu xây dựng tiêu chí sinh viên văn hóa, văn minh; xây dựng văn hóa học đường, văn minh công sở. Xây dựng và triển
khai có hiệu quả đề án “Sinh viên 3 không” với các mục tiêu: Không có học
sinh sinh viên bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn; sinh viên Hà Tĩnh không tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép các chất ma túy; không có sinh viên các
trường cao đẳng trên địa bàn Hà Tĩnh giếtngười để cướp của. Triển khai rộng
rãi trong đoàn viên sinh viên cuộc vận động “biết chào hỏi, biết tươi cười, biết
cảm ơn, biết xin lỗi” trong hành vi ứng xử của sinh viên. Cổ vũ, động viên, khuyến khích sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và phổ biến các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại; đưa sinh viên
đến gần các loại hình văn nghệ dân tộc và hiện đại lành mạnh, bổ ích. Đoàn các cấp tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho Đoàn viên thanh niên. Thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”thiết thực, hiệu quả hơn. Phát huy vai trò
của chi Đoàn các lớp tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, thực hiện cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Tiếp
tục thành lập và duy trì hoạt động các tổ, đội thanh niên xung kích, đội công
tác xã hội tình nguyện, hoạt động của các Câu lạc bộ tuổi trẻ phòng chống tội
phạm, câu lạc bộ sau cai.... Phối hợp giữa Đoàn Thanh niên và Ngành Công
an về tăng cường phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy trong
KẾT LUẬN
Ý thức pháp luật, với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, được
hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất của xã hội. Chính đời
sống vật chất xã hội quyết định nguồn gốc, nội dung, cấu trúc và chiều hướng
vận động, phát triển của ý thức pháp luật.
Vai trò và sự tác động của ý thức pháp luật đối với đời sống xã hội phụ
thuộc vào việc truyền bá, xâm nhập của nó vào trong quần chúng nhân dân.
Vì vậy, công tác giáo dục ý thức pháp luật chosinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay có vai trò đặc biệt
quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tỉnh Hà Tĩnh, với xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp kém, thiên nhiên khắc nghiệt, sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các tỉnh thành khác là
điều thấy rõ. Trong khi đó, ý thức pháp luật, tinh thần sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật trong một bộ phận không nhỏ nhân dân, đặc biệt là tầng lớp sinh viên chưa tốt, thiếu thống nhất trong nhận thức và hành động.
Thực tế đó đã và đang gây nhiều khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Một trong những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế và yếu kém trên là do công tác giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên trong các
trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh chưa thực sự được chú trọng, bị động,
lúng túng và thiếu sức thuyết phục.
Để chính sách và pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, thống nhất tư tưởng và hành động trong cán
bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; nâng cao tính tự giác, giác ngộ của
quần chúng nhân dân và tầng lớp sinh viên đang học tập, rèn luyện trong các trường Đại học, Cao đẳng vì sự phát triển và phồn vinh của tỉnh nhà; một
công tác giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đất nước càng phát triển, xã hội càng văn minh thì nhu cầu hiểu biết về
ý thức pháp quyền ngày càng lớn. Hiển nhiên là việc xây dựng thành công
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đòi hỏi phải nhận thức và
đề cao vai trò tối thượng của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội. Điều đó đòi hỏi các trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh cần phải phát huy tối đa vai trò, chức năng của mình; tích cực, chủ động đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của giáo dục nói chung và công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên nói riêng.
Qua thực trạng và những khó khăn, yếu kém trong công tác giáo dục ý
thức pháp luật trong các trường Đại học, Cao đẳng của tỉnh nhà, chúng ta cần
phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục về ý thức
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, chú trọng vào tầng lớp sinh
viên - những người chủ tương lai của đất nước, thế hệ ngày mai sẽ nối tiếp
truyền thống của cha anh đi trước để xây dựng quê hương, đất nước ngày
càng đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời dạy của Bác Hồ; góp phần làm cho chính sách pháp luật của nhà nước thực sự thấm sâu và chi phối mọi hành
động của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là góp phần xây dựng, hình thành
đời sống pháp luật tiến bộ, hạn chế những tư tưởng của xã hội hội cũ còn rơi
rớt lại. Trên cơ sở đó, góp phần không ngừng củng cố, phát triển ý thức pháp
luật xã hội chủ nghĩa, trở thành động lực tinh thần thúc đẩy cho quê hương Hà