Để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, mọi người thực sự "sống và làm việc theo pháp luật" thì việc tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn, trợ giúp người dân để họ hiểu pháp luật, thực hiện đúng pháp luật là hoạt động cực kỳ
quan trọng, gắn bó chặt chẽ với hoạt động giáo dục pháp luật. Tuyên truyền pháp luật là công việc khó khăn, đòi hỏi kiên trì, bền bỉ và đặc biệt phải liên tục đổi mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng giải thích: Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Muốn thành công, phải biết cách tuyên truyền.
Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, trợ giúp pháp lý được Đảng và nhà nước rất coi trọng, nhiều văn kiện của Đảng khi đề cập đến
lĩnh vực xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, lĩnh vực tư pháp. Có thể kể ra như: Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ,
nhân dân, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một
số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và nhiều văn bản
của Đảng, nhà nước khác. Hàng loạt chương trình trong đó có Chương trình quốc gia về phổ biến giáo dục pháp luật đã nâng công tác này lên một tầm cao
mới. Ngày 8/12/2004 Bộ Tư pháp đã ban hành Đề án chỉ đạo điểm các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Việc
thực hiện đề án này nhằm tìm tòi các hình thức tuyên truyền mới thể nghiệm đối với nhiều đối tượng ở các vùng miền khác nhau. Đội ngũ cán bộ nòng cốt đã trực tiếp tham gia giải thích, phổ biến pháp luật, phát tờ rơi, tờ gấp đến
từng hộ gia đình; vận động nhân dân ký cam kết không vi phạm pháp luật,
hòa giải các tranh chấp, mở hòm thư và giải quyết những vướng mắc về pháp
luật của nhân dân định kỳ một tuần một lần. Có thể nói, mô hình này đang được đánh giá rất có hiệu quả. Ngày 23/6/2006, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật trợ giúp pháp lý và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, trở thành hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy công tác giáo dục,
tuyên truyền, phổ biến pháp luật sang một giai đoạn mới.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới. Đổi mới phương pháp
tuyên truyền, giới thiệu văn bản luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại
giải đáp những thắc mắc từ phía người được tuyên tuyền nhằm nâng cao tính chủ động tìm hiểu và tiếp cận kiến thức pháp luật của cán bộ và sinh viên. Phối hợp tốt
công tác tuyên truyền pháp luật lồng ghép vào các buổi sinh hoạt lệ hàng tháng của đoàn viên, hội viên các đoàn thể.
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cần tăng cường quan hệ phối
hợp với Đài truyền thanh trong công tác tuyền tuyền, phổ biến giáo dục ý thức
pháp luật, kịp thời giới thiệu những văn bản pháp luật mới ban hành; duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình trực tiếp trên sóng phát thanh như: Chương
trình đối thoại, chương trình tư vấn pháp luật, ... Phát huy và sử dụng có hiệu quả
hệ thống truyền thanh ở tỉnh nhà trong việc phổ biến, thông tin pháp luật.
Có kế hoạch kết hợp với Hội sinh viên, đoàn thanh niên, các sở ban
ngành của tỉnh triển khai phổ biến giáo dục ý thức pháp luật thông qua công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý. Mở rộng và phát huy vai trò của các
câu lạc bộ và mạng lưới cộng tác viên trong toàn trường; nâng cao chất lượng
sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trong sinh viên ở các trường...
Cần xây dựng và nâng số lượng đầu sách pháp luật ở thư viện, có cơ chế
quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp, đa dạng hóa các hình thức đưa sách pháp
luật đến sinh viên. Bên cạnh việc khai thác tủ sách pháp luật theo phương pháp
truyền thống, cần trang bị máy vi tính cho cán bộ, giảng viên, sinh viên trong việc tra cứu, truy cập thông tin pháp luật qua hệ thống Internet...