Đổi mới nội dung, chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế ở hà tĩnh) (Trang 71)

dưỡng kiến thức pháp luật cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học

Để nâng cao chất lương giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện

nay cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất: đổi mới nội dung, chương trình các môn học pháp luật

nó tạo nên nội dung cơ bản của hoạt động dạy của giảng viên và tác động đến

việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng của sinh viên. Nội dung chương

trình các môn học pháp luật quy định hệ thống tri thức cơ bản theo mục tiêu, yêu cầu của hệ thống giáo dục ở nước ta. Trong những năm qua, để đáp ứng

yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng các trường đã chủ động biên soạn, chỉnh sửa nội

dung bài giảng cho phù hợp với thực tiễn. Hàng năm bổ sung các nội dung

mới cho phù hợp với những văn bản pháp luật mới được ban hành. Nội dung chương trình các môn học pháp luật hiện nay có nhiều ưu điểm, khắc phục được những hạn chế của những bài giảng ban hành những năm trước đây. Tuy nhiên, việc đổi mới nội dung chương trình còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa

thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế xã hội đặt ra trong việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Do đó, đổi mới nội dung chương trình các môn học

pháp luật hiện nay cần phải đáp ứng được mục tiêu đào tạo cơ bản, hệ thống,

thống nhất, chuyên sâu, vừa bảo đảm tính hợp lý, lôgíc trong kết cấu, vừa đặt ra

yêu cầu cao để sinh viên phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của mình trong quá trình học tập, tự học.

Hơn nữa, nội dung chương trình cần được biên soạn theo hướng tăng cường thời gian tự học, thời gian xêmina, nhằm làm cho sinh viên phát huy hết khả năng của mình trong quá trình học tập. Căn cứ vào đối tượng sinh viên của từng ngành cụ thể mà cụ thể hóa nội dung, chương trình cho thiết

thực với nghề nghiệp của họ, giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn học tập,

thực tiễn nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai. Có như vậy mới tạo nên

được ý thức vươn lên, sự tìm tòi và lòng say mê hứng thú trong việc học tập

của môn pháp luật trong mỗi sinh viên.

Cần xây dựng danh mục thiết bị, danh mục tài liệu cơ bản phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật nhằm định hướng cho việc biên soạn, phát hành, mua tài liệu, thiết bị trong năm học kế tiếp, tăng cường biên soạn, phát hành tài liệu giáo dục pháp luật theo từng chuyên đề, phù hợp từng đối tượng cụ thể.

Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học

Cùng với đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp giảng dạy các môn pháp luật là một trong những yếu tố cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giảng

dạy, phát huy vai trò giảng dạy các môn pháp luật trong việc giáo dục ý thức

pháp luật cho sinh viên.

Để đổi mới phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao, cần tập trung vào những vấn đề sau:

Đổi mới phương pháp giảng dạy phải quán triệt yêu cầu phát huy tính

tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng

tạo của người học là tạo mọi điều kiện để cho người học phát triển trí tuệ, trí

thông minh của mình. Muốn vậy, cần chuyển giảng dạy theo hướng lấy người học là trung tâm, giảng viên đóng vai trò là người tổ chức quá trình dạy

học. Đặt người học ở trung tâm của hệ thống giáo dục là làm cho người học tự

hiểu mình hơn, hiểu môi trường giáo dục và môi trường lao động và có khả năng tự lựa chọn. Dạy học lấy người học làm trung tâm nhằm mục đích tích

cực hoá quá trình dạy học, phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, nhằm mục đích bồi dưỡng năng lực tự lực, năng lực tư duy sáng

tạo, năng lực biết đặt và giải quyết vấn đề. Phát huy tính tích cực, độc lập,

sáng tạo của người học có tác dụng khơi dậy, phát huy tiềm năng trí tuệ của con người nói chung, tiềm năng sinh viên nói riêng là vô cùng, vô tận và hết

sức đa dạng, phong phú. Vì thế, cần biết cách khai thác, bồi dưỡng, rèn luyện,

phát triển nó. Để phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học,

giảng viên phải chịu khó tìm tòi suy nghĩ, biết đặt ra những câu hỏi hấp dẫn,

tạo ra những tình huống có vấn đề và một không khí học tập sôi nổi, cuốn hút,

thoải mái. Giảng viên cần tạo dựng cho sinh viên sự say mê, lòng ham học và

phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Cần dạy cho sinh viên không chỉ kiến

Mục đích dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà điều quan trọng hơn

là rèn luyện cho người học cách học, cách tổ chức và thực hiện quá trình học

tập một cách có hiệu quả nhất.

Trong quá trình giảng dạy các môn pháp luật, giảng viên cần phải rèn luyện cho sinh viên năng lực vận dụng phương pháp luận. Ở đây, cách thức

hoạt động của giảng viên không những nhằm truyền thụ kiến thức cơ bản cho

sinh viên, mà còn phải làm cho người học có thể vận dụng được những kiến

thức đó vào quá trình học tập, nghiên cứu chuyên ngành và lý giải những vấn đề của thực tiễn. Muốn vậy, trong quá trình giảng dạy giảng viên cần vận

dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học như: thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, giải quyết tình huống, thảo luận nhóm… kết hợp với sử dụng

các phương tiện hiện đại hỗ trợ dạy học để hấp dẫn sinh viên.

Đổi mới phương pháp thảo luận. Thảo luận là hình thức cơ bản, hết sức

thiết thực đối với sinh viên và nếu giảng viên có được phương pháp tốt sẽ phát

huy được hiệu quả trong việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên. Để có được giờ thảo luận thực sự mang lại hiệu quả, cần phải làm tốt các khâu, các bước tiến hành như chuẩn bị đề cương và tổ chức thảo luận.

Chuẩn bị đề cương thảo luận là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng trực

tiếp tới chất lưuợng giờ thảo luận vì chính khâu này buộc người học phải

nghiên cứu và xử lý tài liệu, vận dụng tổng hợp những tri thức để trình bày, phân tích, luận chứng các vấn đề nêu ra. Do đó, các vấn đề người học chuẩn

bị cho giờ thảo luận phải là những vấn đề mà họ cảm thấy khó, còn băn khoăn, gây nhiều tranh cãi, đồng thời có tác dụng củng cố, mở rộng kiến thức

và rèn luyện năng lực vận dụng các nguyên lý, phạm trù, quy luật để giải

quyết các vấn đề nhận thức và thực tiễn. Giảng viên cần hướng dẫn, giúp đỡ

và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị đề cương của sinh viên; phân bổ thời gian hợp lý và giới thiệu cho người học những tài liệu cần thiết

Tổ chức thảo luận trên lớp là khâu có tính chất quyết định đối với chất

lượng, hiệu quả thảo luận. Để làm tốt khâu này, trước hết phải làm tốt việc tổ

chức lớp học, chia thành các nhóm nhỏ và cử ra một nhóm trưởng để duy trì thảo

luận, đồng thời ghi lại, tổng hợp lại những ý kiến của các thành viên trong nhóm. Trong giờ thảo luận, giảng viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, còn

sinh viên là người trình bày, tranh luận vấn đề, do đó, lời dẫn vào đề của

giảng viên yêu cầu phải ngắn gọn, rõ ràng, làm nổi bật trọng tâm. Để không

khí buổi thảo luận trở nên sôi nổi, lôi cuốn mọi người tham gia, cần có những

sinh viên mở đầu và tạo ra những tình huống có vấn đề. Trong quá trình thảo

luận, giảng viên phải theo dõi các ý kiến của sinh viên để nắm được quan

niệm đúng, sai của họ và để tránh tình trạng đi xa, chệch các vấn đề cần thảo

luận. Cần phát hiện và uốn nắn kịp thời cách tiếp cận vấn đề mang tính máy

móc, phiến diện, giáo điều… của sinh viên.

Kết thúc buổi thảo luận, ngoài việc tổng kết những ý kiến xung quanh

chủ đề thảo luận, giảng viên còn phải giải đáp những khúc mắc của sinh viên,

đồng thời gợi mở vấn đề để sinh viên tiếp tục nghiên cứu.

Để có được những buổi thảo luận thực sự có hiệu quả, đòi hỏi thầy và trò phải nỗ lực cao, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Người thầy phải

thật sự tâm huyết với nghề, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm, làm chủ kiến

thức và có phương pháp sư phạm tốt.

Đổi mới cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đánh giá kết

quả học tập là khâu quan trọng trong hoạt động giảng dạy, ảnh hưởng trực

tiếp đến thái độ và phương pháp học tập của sinh viên, ảnh hưởng đến việc

thực hiện hiện mục tiêu, yêu cầu giảng dạy. Đổi mới cách thức đánh giá kết

quả học tập của sinh viên cần hướng tới phát huy tính tích cực, độc lập, sáng

tạo của người học. Phương thức đánh giá kết quả nhằm thực hiện yêu cầu:

giúp người học vừa củng cố, vừa mở rộng kiến thức; điều chỉnh kịp thời

diện… Thông qua đánh giá kết quả học tập của sinh viên, rèn cho họ năng lực

vận dụng lý luận, phương pháp luận biện chứng duy vật để học tập, nghiên cứu chuyên ngành và phân tích các vấn đề thực tiễn.

Hình thức thi có thể là thi tự luận, vấn đáp, hoặc kết hợp hình thức tự luận

với trắc nghiệm, hoặc ra các dạng đề mở giúp sinh biết vận dụng lý luận vào giải

quyết các vấnđề cụ thể, đặc biệt tăng cường cho sinh viên viết tiểu luận.

Kết hợp học chính khoá trên lớp với các hình thức ngoại khoá, giúp cho

sinh viên kiểm chứng những nội dung của môn học pháp luật trong thực tiễn qua đây củng cố những kiến thức đã học

Thứ ba, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật

Phải nâng cao chất lượng toàn bộ đội ngũ giảng viên ở các trường đại

học hiện nay, xây dựng đội ngũ giảng viên này có các phẩm chất cần thiết của người thầy giáo xã hội chủ nghĩa. Điều đó đòi hỏi bản thân đội ngũ giảng viên phải là những người giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có phẩm chất chính trị vững

vàng tham gia tích cực vào việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng

thông qua những môn khoa học cụ thể mà mình đảm nhận.

Đội ngũ giảng viên phải có trình độ chuyên môn, xứng đáng là đại biểu cho trung tâm văn hóa của cả nước. Điều đó sẽ giúp họ truyền đạt được các

nội dung luật học một cách sâu sắc và tự bản thân các khoa học này trở thành những minh chứng cụ thể cho những tư tưởng giáo dục ý thức pháp luật.

Đội ngũ giảng viên phải có phương pháp truyền thụ tốt, giúp học viên nắm chắc kiến thức thông qua đó mà kiến thức pháp luật của họ ngày càng

được củng cố và nâng cao.

Tuy nhiên, do chức năng đặc biệt của pháp luật trong việc giáo dục ý

thức pháp luật cho sinh viên nên việc xây dựng đội ngũ giảng viên pháp luật là điều đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt.

Chất lượng giảng dạy các môn pháp luật trước hết phụ thuộc vào chủ

pháp luật là người trực tiếp truyền đạt những nội dung khoa học, chính xác

của luật pháp, việc truyền đạt đó không phải là sự áp đặt đối với sinh viên mà thông qua hoạt động giảng dạy của người giảng viên pháp luật mà tác động đến tư tưởng, tình cảm của sinh viên, đến sự lôi cuốn sinh viên say mê học tập

hoặc có thể làm cho sinh viên chán nản. Điều đó phụ thuộc phần nhiều vào

năng lực trình độ của người giảng viên. Qua điều tra khảo sát cho thấy, khi giảng viên có năng lực chuyên môn tốt và nghiệp vụ sư phạm cao, có nghệ

thuật giảng dạy thì sinh viên sẽ bị cuốn hút vào bài giảng của thầy, từ đó khơi

dậy trong sinh viên tinh thần say mê học tập, nắm vững được nội dung bài học, trên cơ sở đó sinh viên liên hệ lý luận đã học với thực tiễn, chính điều đó

mà sinh viên ý thức được cần phải nỗ lực học tập tốt để phục vụ cho công tác

chuyên môn của mình sau này.

Để những giảng viên giảng dạy pháp luật thực hiện được nhiệm vụ

quan trọng dó cần phải có các biện pháp sau đây:

Từng bước thực hiện chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cả về chuyên môn nghiệp vụ, cả về phẩm chất đạo đức và chính trị. Cần có những biện pháp

kiên quyết để khắc phục tình trạng giảng viên không đủ trình độ, năng lực

chuyên môn và nghiệp vụ, đặc biệt là đối với những giảng viên kém về phẩm

chất đạo đức và lối sống.

Cần đảm bảo về số lượng biên chế giảng viên cho từng môn học để

giảng viên được đào tạo chuyên ngành nào thì giảng dạy đúng chuyên ngành

ấy nhằm khắc phục tình trạng giảng viên phải giảng dạy nhiều môn, đây là một trong những yếu tố làm cho chất lượng giảng dạy thấp. Đồng thời, cần

phải khắc phục tình trạng thiếu giảng viên luật như hiện nay, để giảng viên không dạy vượt quá nhiều so với giờ chuẩn, tạo điều kiện cho giảng viên có thời gian nghiên cứu khoa học, soạn bài cẩn thận, bổ sung những kiến thức

cập nhật, nâng cao được trình độ chuyên môn của giảng viên.

Cần có những chính sách thu hút, đãi ngộ đối với sinh viên tốt nghiệp loại

học. Có như vậy chúng ta mớicó được một thế hệ giảng viên Luật đáp ứng được

yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới của đất nước ta. Thực hiện thắng lợi sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho các giảng viên chuyên ngành pháp luật để họ có thể cập nhật những kiến thức mới nhất về các văn bản luật

mới ban hành. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ mới tổ chức tập huấn

cho các giảng viên dạy pháp luật ở hệ trung cấp, và chưa tổ chức tập huấn cho

các giảng viên giảng dạy pháp luật ở các khối không chuyên ngành luật ở các trường cao đẳng, đại học.

Cần có chế độ đãi ngộ về vật chất thích đáng để giúp cho đội ngũ giảng

viên pháp luật có điều kiện kinh tế, đảm bảo được cuộc sống gia đình ổn định. Lúc đó họ mới có điều kiệnđầu tư cho việc nghiên cứu khoa học, tìm tòi những

thông tin khoa học mới để giúp cho bài giảng của họ sinh động có sức thuyết

phục hơn.

Nâng cao khả năng liên hệ và giải quyết các tình huống xẩy ra trong

thực tiễn đời sống. Bởi vì, hệ thống lý luận các các môn học thuộc chuyên ngành pháp luật đều được đưa vào cuộc sống, áp dụng vào những tình huống

thực tế trong sinh hoạt hàng ngày của sinh viên cũng như của người dân. Nếu người giảng viên am hiểu lý luận và biết vận dụng linh hoạt lý luận ấy giải quyết

các vụ việc xẩy ra trong đời sống thì chất lượng dạy học và giáo dục ý thức pháp

luật cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học được nâng cao rõ rệt.

Thứ tư, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học

Cơ sở vật chất ở các trường cao đẳng đại học ở Hà Tĩnh trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư xây dựng đáng kể. Chẳng hạn như, trường

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế ở hà tĩnh) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)