Những thành tựu, kết quả về giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế ở hà tĩnh) (Trang 45)

sinh viên tỉnh Hà Tĩnh

Thứ nhất, trong những năm vừa qua các trường cao đẳng, đại học ở Hà Tĩnh tiếp tục được nâng cấp, quy mô chuyên ngành đào tạo được mở rộng, vì vậy tạo điều kiện cho sinh viên học tập, nghiên cứu, nâng cao hiểu biết chuyên môn, kiến thức pháp luật.

Hiện tại, Hà Tĩnh có trường Đại học Hà Tĩnh, trường Cao đẳng Y tế, trường Cao đẳng nghề Việt - Đức và trường Cao đẳng văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Du. Mỗi trường có chức năng, nhiệm vụ riêng, song nhiệm vụ trung tâm là đào tạo cử nhân, kĩ sư đại học, cao đẳng, lao động kĩ thuật, công nhân lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức được thành lập ngày 31/12/2007 tại

Quyết định số: 1871/QĐ/BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tiền thân Trường Dạy nghề kỹ thuật Việt - Đức thành lập tháng 5/2002

tại Quyết định số: 919/QĐ/UB-TC ngày 03/5/2002 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh

Hà Tĩnh.

Trường được tiếp nhận dự án hỗ trợ đào tạo nghề do Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức viện trợ theo Hiệp định của hai Chính phủ về hỗ trợ phát

triển giữa Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức; Được đánh giá dự án hợp tác

thành công trong lĩnh vực đào tạo nghề của Chính phủ cộng hòa liên bang

Đức tại Việt Nam. Trường có cơ sở vật chất trang thiết bị đồng bộ, tiên tiến

tiếp cận thiết bị dạy học của các nước phát triển, được lắp đặt khoa học đáp ứng tốt cho mục tiêu đào tạo chất lượng, tất cả giáo viên giảng dạy đều được đào tạo chuẩn hóa trong và ngoài nước thông qua các chương trình đào tạo

đang giảng dạy được xây dựng theo phương pháp Modul do các Chuyên gia

Quốc tế, chuyên gia trong nước, giáo viên của trường và các cơ sở sản xuất

tham gia xây dựng đang được áp dụng và cho kết quả tốt. Trường cũng đã thực hiện tốt mục tiêu đào tạo gắn với sản xuất, đào tạo theo hợp đồng doanh

nghiệp, nên 100% học sinh, sinh viên ra trường đều được các đơn vị sản xuất

tiếp nhận vào làm việc và có thu nhập ổn định. Trường được nhiều trường dạy

nghề trong cả nước đến học tập rút kinh nghiệm với nhiều mô hình điển hình,

địa chỉ tin cậy của phụ huynh gửi gắm con em vào học và mỗi năm có từ

2.700 - 3.000 học sinh nộp hồ sơ xin vào học tại trường, địa chỉ hấp dẫn tin

cậy của học sinh học nghề.

Trường đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề với quy mô ổn định về đào tạo

nghề chính quy Cao đẳng và Trung cấp năm 2009: 3.081 học sinh, sinh viên và quy mô 3.500 học sinh, sinh viên vào năm 2010.

Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh được thành lập ngày 19 tháng 9 năm

2006 theo quyết định số 5195/QĐ-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo, trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung cấp y tế Hà Tĩnh, trường có

nhiệm vụ: Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Cao đẳng và các trình độ

thấp hơn gồm các chuyên ngành chủ yếu: Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỷ thuật y

học, Y học cổ truyền, Dược; Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển

kinh tế - xã hội.

Sau khi được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế, với sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân Tỉnh, được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành và địa phương liên quan, trường Cao đẳng Y tế đã từng bước tăng cường cơ sở vật

chất, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu

phát triển nhân lực y tế cho Tỉnh và cho các địa phương khác. Đến cuối năm

2008 Trường đã hoàn tất thủ tục quyền sử dụng đất tại địa điểm mới (Phường

xây dựng Trường giai đoạn I được Ủy ban nhân dân tỉnh Tỉnh phê duyệt ngày 09/5/2008 với tổng mức đầu tư trên 54 tỷ đồng, bắt đầu khởi động từ năm 2009.

Quy mô đào tạo của từnggiai đoạn 2008 - 2010: Số học sinh, sinh viên

hàng năm tại trường từ 1.200 đến 1.500. Tuyển sinh các ngành Cao đẳng Điều dưỡng đa khoa, Phụ sản. Liên kết đào tạo Cao đẳng Xét nghiệm và Chẩn đoán

hình ảnh. Tuyển sinh đào tạo Y sĩ đa khoa, Điều dưỡng trung cấp, Hộ sinh

trung cấp, Xét nghiệm trung cấp, Dược sĩ trung cấp, đào tạo nghề và bồi dưỡng cán bộ y tế. Giai đoạn 2011 - 2015: Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng điều dưỡng đa khoa và cao đẳng kỷ thuật một số chuyên ngành. Tăng số lượng

tuyển sinh hệ Cao đẳng, giảm dần đào tạo trung cấp. Số lượng học sinh sinh

viên hiện nay là 1500-2000.

Trường Văn hóa nghệ thuật Hà Tĩnh được thành lập năm 1964, đến năm 1976 sáp nhập tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trở thành Trường Văn hoá nghệ

thuật Nghệ Tĩnh. Ngày 15/06/1996, Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định thành lập Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật Hà Tĩnh (sau khi tách tỉnh Nghệ

Tĩnh). Sau 15 năm phát triển Trường Cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nguyễn Du được thành lập theo quyết định số 1328/QĐ-BGDĐT ngày

04/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ khi thành lập, trường

Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Hà Tĩnh đã tập trung đào tạo cán bộ văn hóa có

trình độ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ cho các trung tâm,các cơ sở gồm các

chuyên ngành: Âm nhạc, Hội họa, Sân khấu, Múa, Thư viện, Bảo tàng, Phát

hành sách, Văn hóa quần chúng, Văn hóa cơ sở, cử nhân múa, Sư phạm Âm

nhạc và sư phạm Mỹ thuật.Tính đến năm 2010 nhà trường đã đào tạo được 1734

học sinh tốt nghiệp ra trường. Trường văn hóa nghệ thuật Hà Tĩnh đã không ngừng đổi mới chương trình đào tạo, bám sát chương trình khung của Bộ Giáo

dục - Đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao - Du lịch nhằm đưa chất lượng đào tạo theo hưởng chuẩn kiến thức, kỹ năng cho học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường nên

yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, bồi dưỡng và chuẩn hóa

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Văn hóa cơ sở và

đội ngũ giáo viên Âm nhạc, từ năm 1999 đến naytrường tổ chức liên kết đào tạo

với trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Hoạ Trung ương, Học viện Âm nhạc Huế, Đại học Nghệ thuật Huế, Đại học Văn hóa Hà Nội mở các lớp Cao đẳng Sư

phạm Nhạc- Họa, Đại học Sư phạm Nhạc, đại học Sư phạm Mỹ thuật và Quản lý văn hóa hệ không chính quy loại hình vừa làm vừa học tại Hà Tĩnh. Đến nay đang đào tạo khóa 5 Đại học Âm nhạc - Mỹ thuật. Quy mô đào tạo hiện nay có

tổng số 597 /26 lớp học sinh - sinh viên.

Trường Đại học Hà Tĩnh được thành lập ngày 19 tháng 3 năm 2007 theo

quyết định số 318/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp 3 đơn vị:Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh;Trường Trung học

Kinh tế Hà Tĩnh và Phân hiệu Đại học Vinh tại Hà Tĩnh. Trường Đại học Hà Tĩnh là một trường công lập, đa cấp, đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói

chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

Sau 5 năm thành lập nhà trường đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách

ban đầu cùng nhau xây dựng một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đạt chất lượng của tỉnh Hà Tĩnh. Kể từ khi thành lập đến nay nhà trường đã nhanh chóng mở rộng quy mô đào tạo, quy mô tổ chức, đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Tính đến năm 2011 nhà trường đang đào tạo hơn 9000 sinh viên với 48 mã ngành

khác nhau. Chương trình đào tạo được dựa trên chương trình khung của Bộ

Giáo dục và Đào tạo và thực hiện chương trình đào tạo từ bậc trung học, cao đẳng và đại học. Nhà trường liên tục mở rộng quy mô đào tạo, liên kết và đa

dạng hóa chương trình đào tạo với các trường đại học trong nước như Đại học

Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Đà Nẵng... mở chương

Thứ hai, cùng với việc mở rộng quy mô các chuyên ngành đào tạo, tùy theo các đối tượng cụ thể,các trường cao đẳng, đại học đã đưa nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giảng dạy.

* Nội dung chương trình giáo dục ý thức pháp luật trong các trường Đại học, Cao đẳng

Qua khảo sát thực tế tại các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh cho

thấy, ngoài khối lượng kiến thức các môn khoa học Mác - Lênin có liên quan

đến nội dung giáo dục ý thức pháp luật thì nội dung, chương trình giáo dục ý thức pháp luật tùy thuộc vào chuyên ngành đào tạo, phù hợp với đối tượng,

bao gồm kiến thức lí luận chung về nhà nước và pháp luật, giới thiệu lí luận cơ bản về bản chất, hình thức, chức năng của nhà nước; những nguyên lí, khái niệm, phạm trù cơ bản về pháp luật và mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật; phần pháp luật cụ thể giới thiệu một số luật trong hệ thống pháp luật của nước ta. Đối với các trường đào tạo không chuyên luật, tùy thuộc vào đối tượng đào tạo khác nhau, nhà trường đã đưa ra chương trình giảng dạy khác nhau. Trường Cao đẳng nghề Việt Đức, sinh viên chủ yếu là học nghề, vì vậy

trong nội dung chương trình giáo dục pháp luật chỉ tập trung chủ yếu vào ngành Luật Lao động nhằm cung cấp cho các em sinh viên những kiến thức cơ

bản để có thể áp dụng vào công việc sau khi ra trường. Các trường có đào tạo

các chuyên ngành Kinh tế, ngoài những kiến thức chung của môn pháp luật đại cương, thì sinh viên còn được đào tạo thêm chuyên ngành Luật Kinh tế.

Việc thiết kế nội dung chương trình về giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh hiện nay là công việc khoa

học cần phải có đầy đủ cơ sở lí luận và thực tiễn của nó. Về mặt cấu trúc, chương trình giáo dục ý thức pháp luật cần bao gồm những nội dung chủ yếu như: bản chất và vai trò của pháp luật; chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội; quyền và nghĩa vụ của công dân; về tính hợp

Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đều đưa

môn học pháp luật đại cương vào chương trình học chính khóa. Đây chính là kênh thông tin quan trọng nhằm giúp sinh viên nắm vững và hiểu rõ hơn kiến

thức pháp luật về lý luận nhà nước và pháp luật, tìm hiểu về đối tượng, phương pháp điều chỉnh và nội dung của một số ngành luật cụ thể... Những

kiến thức đó sẽ là hành trang trang bị cho các em sau khi ra trường, bước vào cuộc sống mới, tránh sự bỡ ngỡ.

* Về đội ngũ cán bộ giảng dạy các trường cao đẳng, đại học ở Hà Tĩnh

Đội ngũ cán bộ, giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học có vai trò rất quan trọng quyết định đến việc giáo dục ý thức pháp luật

cho sinh viên. Chất lượng của đội ngũ này được thể hiện trên các mặt: phẩm

chất chính trị, đạo đức, trình độ (học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ) và năng lực tổ

chức thực hiện (lãnh đạo, quản lí, điều hành, vận động quần chúng).

Trong những năm qua, nhất là từ năm 2005 đến nay, trình độ đội ngũ

cán bộ, công chức và viên chức các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh đã

được nâng lên đáng kể, nhất là đội ngũ giáo viên đã được tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng. Để tăng cường đội ngũ giảng viên

đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập các trường đại học, cao đẳng đã có những

quy định cụ thể trong việc tuyển giảng viên, tuyển sinh viên trẻ có kết quả học

tập loại khá, giỏi hoặc đã có bằng thạc sỹ về công tác tại trường.

Qua khảo sát thực tế hiện nay tại các trường cao đẳng, đại học trên địa

bàn Hà Tĩnh, số cán bộ, giáo viên của các trường tăng lên rất nhiều so với

những năm trước, trong số đó 100% cán bộ giảng viên có trình độ từ đại học

trở lên, số cán bộ, giáo viên đã được đào tạo thạc sỹ là 67%, 8,3% là tiến sĩ và 0,7% giáo sư, phó giáo sư. Hiện nay các trường đang tích cực đào tạo, gửi đi đào tạo thạc sỹ, nghiên cứu sinh không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.

Hơn nữa, các cán bộ giảng viên công tác ở các trường cao đẳng, đại học

trên địa bàn Hà Tĩnh đều có tâm huyết, yêu nghề, trách nhiệm với nghề

kinh nghiệm thực tiễn cao. Trong những năm qua, các trường cao đẳng, đại

học đều tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhiều giáo viên đã

đạt kết quả rất cao trong các cuộc thi dạy giỏi quốc gia. Cán bộ giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học ở Hà Tĩnh đều có tuổi đời trẻ, năng động, nhiệt huyết, thường xuyên tìm tòi, tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự

nghiệp giáo dục và đào tạo. Hầu hết các các bộ giáo viên ở đây đều được đào tạo

nghiệp vụ sư phạm và tham gia các lớp học về lý luận và phương pháp giảng dạy đại học, cao đẳng. Chính những điều đó đã làm cho chất lượng dạy và học ngày

càng được nâng cao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

* Về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá:

Phương pháp dạy học là phương pháp được hình thành trong quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học đã được xác định. Phương pháp giảng dạy thể hiện cách thức tác động giữa người dạy trực

tiếp hoặc gián tiếp với người học cùng nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ,

nội dung dạy học. Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình, các trường cao đẳng, đại học đã coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học chuyên ngành nói chung và các môn pháp luật nói riêng theo hướng là chuyển vị trí trọng tâm từ người thầy sang học trò. Chuyển việc truyền thụ tri

thức thụ động "thầy giảng - trò ghi' sang "hướng dẫn người học chủ động tư

duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học,

tự nghiên cứu tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân

tích, tổng hợp, phát triển năng lực cá nhân của mỗi sinh viên, tăng cướng tính

chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập, trong các hoạt động đoàn thể trong nhà trường". Với cách dạy mới này, người giảng viên có vai trò mới, là người tổ chức quá trình tự học của sinh viên ở lớp cũng như ở nhà. Giảng viên không học hộ sinh viên bằng cách thuyết trình toàn bộ nội dung

pháp, phương pháp thuyết trình, phương pháp phát vấn, phương pháp tình

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế ở hà tĩnh) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)