Tăng cường ý thức tự giáo dục của sinh viên

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế ở hà tĩnh) (Trang 82)

với môi trường. Tác động của điều kiện kinh tế xã hội cũng như hệ thống giáo

dục trong nhà trường không mang tính một chiều mà nó còn bị quy định bởi

tính tích cực của bản thân sinh viên. Nâng cao khả năng tự giáo dục ý thức

pháp luật cho sinh viên chính là tạo ra những điều kiện tinh thần tốt nhất để nhân cách sinh viên "đề kháng" được những tác động mặt trái của xã hội và những biểu hiện tiêu cực trong xã hội ở nước ta hiện nay.

Nội dung giáo dục của các chủ thể giáo dục cũng như sự tác động của môi trường xã hội không thể tách rời quá trình tự giáo dục của sinh viên Hà Tĩnh. Sự giáo dục của các chủ thể giáo dục trong nhà trường không thể tách

rời quá trình tự giáo dục của sinh viên. Sự giáo dục chỉ có ý nghĩa, có hiệu

quả khi sinh viên tự lĩnh hội được những giá trị khoa học của nội dung giáo

dục, tự giác hưởng ứng các hoạt động đoàn thể, biến nó thành nguyên tắc chi

phối trong suy nghĩ và hoạt động của chính mình.

Như vậy, việc biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục là một yêu cầu quan trọng, cần thiết, nó có vai trò góp phần quyết định đến hiệu

quả giáo dục. Tự giáo dục là tự thân vận động, chính là sự chiến thắng bản

thân mình. Vì vậy, đòi hỏi sinh viên phải có ý chí, nghị lực, quyết tâm cao. Bên cạnh sự tác động tích cực tới việc rèn luyện nhân cách sinh viên, rèn luyện để hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho sinh viên Hà Tĩnh

cũng chịu tác động dữ dội của những nhân tố tiêu cực, đặc biệt là sự tác động

ghê gớm của đồng tiền, của cuộc sống hưởng thụ trong khi sinh viên Hà Tĩnh

phần đa số là nghèo, họ là con em của các huyện, thị ở miền núi, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sự thay đổi môi trường sống đã làm cho họ mất thăng bằng, hơn nữa họ bắt đầu cuộc sống tự lập xa gia đình, không có sự kèm cặp, giáo dục trực tiếp hàng ngày của gia đình. Đặc biệt là

đối với những sinh viên không ở trong ký túc xá và thuê nhà trọ thì ngoài giờ

lên lớp, họ độc lập hoàn toàn, nhà trường không thể quản lý và kiểm soát

sự cám dỗ tầm thường về nhu cầu vật chất và tinh thần. Điều đó đòi hỏi

sinh viên phải ra sức phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và tự giác

trong việc rèn luyện học tập và hoạt động đoàn thể. Đây chính là một đòi hỏi nghiêm túc của quá trình tự giáo dục, đặc biệt là tự ý thức. Muốn nâng

cao khả năng tự giáo dục đòi hỏi sinh viên phải có thái độ nghiêm túc đối

với bản thân mình trong việc đánh giá nhận xét về mọi hành vi của mình và chịu trách nhiệm trước hành vi đó.

Để nâng cao khả năng tự giáo dục ý thức pháp luật của sinh viên Hà Tĩnh cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Thứ nhất, phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo trong hoạt động tự học các môn pháp luật của sinh viên hiện nay.

Tự học của sinh viên là một khâu trong quá trình đào tạo, vừa là yêu cầu của sự phát triển nhận thức và rèn luyện phẩm chất nhân cách theo mô

hình đào tạo đã được xác định. Đó là quá trình người học lấy chính mình để làm đối tượng giáo dục, là quá trình hướng nội nhằm biến đổi các phẩm chất

tâm lý nhận thức, tình cảm, ý chí của bản thân mình. Trong quá trình đó, sinh

viên vừa là chủ thể vừa là đối tượng giáo dục, họ vừa là người tích cực, chủ động đề ra kế hoạch, nội dung chương trình, mục tiêu, phương hướng, biện

pháp tự học trên cơ sở của quá trình dạy học và mục tiêu dạy học, vừa là

người thực hiện nội dung chương trình đó. Chất lượng tự học của sinh viên là kết quả của sự tác động biện chứng giữa các nhân tố khách quan của quá trình giáo dục với sự phát huy nội lực của chính họ. Trong các yếu tố khách quan

của quá trình giáo dục như nội dung chương trình, mục tiêu, chất lượng và

phương pháp dạy học của giảng viên, điều kiện vật chất đảm bảo cho quá

trình học tập cùng với việc quản lý giáo dục của nhà trường. Tất cả các yếu tố đó dù tác động mạnh mẽ đến đâu cũng không thể đạt hiệu quả cao nếu không

có sự kết hợp từ nội lực chủ quan của sinh viên. Muốn phát huy tính tích cực,

tự giác, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong hoạt động tự học cần giáo dục

trách nhiệm trong tự học của họ. Thường xuyên giáo dục cho sinh viên xác

định đúng vai trò, vị trí của tự học trong quá trình giáo dục; xây dựng động cơ

học tập, tự học đúng đắn, làm cho họ nhận thức rõ được mục đích của hoạt động tự học các môn học pháp luật trong nhà trường.

Thứ hai, tăng cường các biện pháp động viên thi đua trong học tập và rèn luyện.

Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên các trường cao đẳng, đại học là nơi để

sinh viên tham gia hoạt động thực tiễn, thể hiện khả năng của sinh viên, cũng là nơi để sinh viên tự rèn luyện bản thân. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên đã

đưa phong trào thi đua nghiên cứu khoa học trong sinh viên trở thành thường xuyên, đồng thời phát động trong các chi đoàn phong trào đọc các sách văn

học, xã hội có nội dung giáo dục ý thức pháp luật như: tìm hiểu các bộ luật, các văn bản luật mới ban hành, tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo sửa đổi Hiến pháp, pháp luật, tham gia vào các cuộc thi tìm hiểu pháp luật...

Những hoạt động đoàn thể là môi trường tốtđể sinh viên thể hiện mình, đồng

thời là dịp để xã hội nhìn nhận, đánh giá đúng hơn về vai trò của sinh viên Hà Tĩnh - là lớp người năng động, chịu khó, ham học hỏi, luôn có xu hướng vươn

lên phía trước, hướng về tương lai hoài bão, ước mơ tốt đẹp. Là lớp người có

ý thức chấp hành nghiêm chỉnh những chính sách pháp luật của nhà nước, đưa những quy định của pháp luật vào trong hoạt động thực tiễn cuộc sống

nhằm phát huy hơn nữa vai trò của sinh viên xung kích khi đưa pháp luật đến

với bà con nhân dân.

Thứ ba, tăng cường cải tiến công tác quản lý sinh viên ngoài giờ lên lớp. Quá trình tự học, tự rèn luyện phải xác định hoạt động tự học, tự rèn luyện của sinh viên phải đặt dưới sự quản lý chặt chẽ và được đánh giá, kiểm tra thường xuyên của trường, để kịp thời uốn nắn những biểu hiện lười học, ham chơi... đồng thời biểu dương khen thưởng những sinh viên có thái độ, động cơ đúng đắn trong học tập, có kết quả cao trong học tập. Đây là điều

kiện để nâng cao tính tích cực, tự giác của sinh viên trong hoạt động tự học

của họ. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên của nhà trường, cần

phải tăng cường vai trò kiểm tra của đội thanh niên xung kích, của ban quản

lý ký túc xá. Cần có một ban quản lý sinh viên ngoài ký túc xá, để nắm bắt được nơi ở của sinh viên thuê trọ bên ngoài, cùng phối hợp với tổ dân phố và công an khu vực nơi sinh viên tạm trú nhằm phát huy khả năng tự giáo dục và rèn luyện của sinh viên cao hơn.

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế ở hà tĩnh) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)