Gắn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho sinh viên nhà trường với thực tiễn

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế ở hà tĩnh) (Trang 79 - 80)

sinh viên nhà trường với thực tiễn

Để nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên ở các trường cao đẳng đại

học thì việc đào tạo gắn liền với thực tiễn là rất cần thiết. Bởi vì, khi tổ chức

các hình thức dạy học này sẽ lôi cuốn và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia tích cực vào thực tiễn quản lý nhà nước, đây là hình thức quan trọng của giáo

dục và đào tạo.

Thực tiễn quản lý nhà nước có ý nghĩa giáo dục ý thức pháp luật mạnh

mẽ nhất, đó là hoạt động xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực hiện

pháp luật. Trong thời gian qua, ban giám hiệu các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Tĩnh đã phối hợp với đoàn thanh niên, phòng quản lý công tác

học sinh, sinh viên đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến

pháp và Luật đất đai. Qua đó giúp các em hiểu sâu sắc hơn về các hoạt động

Muốn tăng cường hơn nữa hình thức hoạt động giáo dục, đào tao gắn

liền với thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho

sinh viên chúng ta cần:

Đổi mới tư duy, nhận thức của toàn thể cán bộ, viên chức trong nhà

trường về hoạt động thực tập gắn với thực tiễn nhu cầu xã hội. Thường xuyên tạo điều kiện giúp sinh viên tham gia vào các hoạt động lập pháp, hành pháp

và tư pháp như: tổ chức tham gia vào sửa đổi các dự thảo luật, bộ luật; tham

dự các phiên tòa xét xử, các hoạt động tư pháp.

Điều chỉnh khối kiến thức giảng dạy trong các chương trình đào tạo theo hướng tăng cường đáp ứng các yêu cầu chuyên môn trong thực tế, giảm

bớt các kiến thức lý thuyết, hàn lâm. Mời các chuyên gia pháp luật tham gia

góp ý chương trình đào tạo và tham gia xây dựng các chương trình thực tập,

thực hành trong đào tạo.

Xây dựng các quy trình hoạt động thực tế, thực tập nhằm phối hợp hiệu

quả với các cơ sở thực tiễn, kết quả thực tập tại các cơ sở thực tế phải được đánh giá khách quan và đảm bảo được chất lượng của hoạt động thực tập,

chấm dứt tình trạng thực tập mang tính hình thức.

Hằng năm, quy định chế độ bắt buộc, tổ chức cho giảng viên đi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thực tế tại các cơ quan lập pháp, hành

pháp, tư pháp, các cơ sở thực tiễn, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng để cập

nhật kiến thức, gắn kết chuyên môn của mình với yêu cầu thực tế, là tiêu chuẩn để nhà trường xét thi đua. Trên cơ sở đó giáo viên mới đủ điều kiện để

phân công giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập.

Cùng với giáo dục ý thức pháp luật, cần tăng cường giáo dục tinh thần

trách nhiệm, ý thức chuyên môn nghề nghiệp, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng

xử, kỹ năng cần thiết khác cho sinh viên trước khi đi tham quan, thực tế, thực

tập tại các cơ sở.

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế ở hà tĩnh) (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)