CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN Ở TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY
2.2.1. Tiếp tục giáo dục mở rộng và nâng cao kiến thức pháp luật cho sinh viên cho sinh viên
Trong xã hội hiện nay, nhìn chung hiểu biết về pháp luật của đại đa số nhân dân trong đó có tầng lớp sinh còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhận thức
của họ về pháp luật còn sơ sài, chính điều này làm cho tình trạng vi phạm
pháp luật trong nhân dân và sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học trên địa
đến đầu năm 2013, trên địa bàn tỉnh xẩy ra 551 vụ vi phạm pháp luật liên
quan đến 579 đối tượng là học sinh, sinh viên. Trong đó, Công an các đơn vị
ra quyết định khởi tố 67 vụ, 72 học sinh, sinh viên vi phạm; xử phạt hành chính 484 vụ, 507 học sinh, sinh viên vi phạm. Một điều đáng nói, trong số
các học sinh, sinh viên vi phạm còn có một số lưu học sinh Lào đang theo học ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn.
Việc am hiểu về pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự
phát triển ý thức pháp luật, tư duy pháp lý và hình thành tính tích cực, tự giác của con người. Đó là điều kiện cần thiết để sinh viên các trường cao đẳng, đại học có
thể tiếp xúc, nhận định chính xác các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa. Sự hiểu
biết sâu sắc, đúng đắn về pháp luật cũng là cơ sở của tính tích cực chấp hành pháp luật, tính kỉ luật ở người lao động. Những tri thức này rất có ý nghĩa đối với các
em sinh viên không chỉ khi đang ngồi trên ghế nhà trường mà cả sau khi ra trường, tham gia vào các hoạt động xã hội ở những môi trường hoàn toàn khác.
Đặc biệt, nếu được trang bị một lượng kiến thức cơ bản về pháp luật ngay khi đang học tập trong các trường cao đẳng, đại học sẽ rất có ích để các em sinh viên có thể áp dụng khi đi làm việc ở các cơ sở làm việc saukhi ra trường. Chẳng hạn,
sinh viên khoa Kinh tế nếu được trang bị một cách bài bản những kiến thức liên
quan đến ngành luật Kinh tế, luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư... thì hầu hết sinh
viên các chuyên ngành kế toán, quản trị kinh doanh sẽ có nhận thức đúng đắn và có hành vi tuân thủ pháp luật một cách tích cực, chủ động hơn.
Muốn mở rộng, nâng cao ý thức pháp luật phải thông qua giáo dục
pháp luật để trang bị cho con người những tri thức cơ sở, cơ bản về pháp luât như giá trị xã hội của pháp luật, vai trò điều chỉnh hành vi con người của pháp
luật. Giá trị điều chỉnh hành vi chấp hành pháp luật của con người ngoài dư
luận xã hội thì việc hiểu biết những giá trị của pháp luật càng cần thiết hơn,
bởi vì đó chính là chuẩn mực xã hội mà các thành viên trong xã hội muốn hướng tới, trong đó có sinh viên. Điều đó chỉ có thể có được khi mọi người
được trang bị đầy đủ những tri thức, hiểu biết về pháp luật. Muốn vậy, cần
phải đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên bằng
cách không ngừng mở rộng và nâng cao kiến thức pháp luật cho sinh viên. Ngoài những kiến thức được trang bị qua các môn học pháp luật, thì cần bằng
nhiều cách khác nhau, thông qua những hoạt động ngoại khóa khác nhau, có
thể trang bị thêm cho sinh viên những kiến thức, hiểu biết xã hội về pháp luật.
Tri thức pháp luật tạo nên cơ sở của sự định hướng lòng tin ổn định vào các giá trị của pháp luật. Hơn nữa, tri thức pháp luật giúp con người tổ chức một
cách có ý thức hành vi của mình và tự kiểm tra hành vi qua các quan điểm pháp
luật, chuẩn mực pháp lý. Bởi vậy, hiểu biết và hành động theo các chuẩn mực
pháp lý có ý nghĩa đối với hành vi thường ngày của con người. Thông qua đó con người có thể điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp các quy định của
pháp luật, biết phân biệt hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai. Do đó, trang bị
kiến thức pháp luật cho sinh viên, nhất là các quy định pháp luật thường được áp
dụng trong cuộc sống hàng ngày càng cần được quan tâm đúng mức.
Am hiểu tri thức không phải là sự am hiểu đơn giản một vài quy phạm
pháp luật nào đó mà là am hiểu có hệ thống, có nhận thức một cách thấu đáo
về nội dung, ý nghĩa của pháp luật, bao gồm kiến thức khoa học pháp lý và
các đạo luật cụ thể... Hơn nữa, giáo dục nâng cao kiến thức khoa học pháp lý
sẽ tạo cho công dân, sinh viên nền tảng cơ bản để hiểu sâu sắc không chỉ bản
chất các đạo luật mà còn cả khả năng nhận thức pháp luật. Qua đó mà trình độ văn minh, ý thức chấp hành pháp luật được nâng cao.