sinh viên ở Hà Tĩnh
Thứ nhất, Hà Tĩnh được hình thành, phát triển, tồn tại hàng ngàn năm
nay gắn liền với sản xuất nông nghiệp mà đặc trưng chủ yếu là nghề trồng lúa nước. Bên cạnh những mặt tích cực và những giá trị lịch sử nhất định như góp
phần củng cố, bảo tồn văn hoá làng xã, truyền thống dân tộc, chống thiên tai
địch hoạ, giữ làng, giữ nước… thì “lệ làng” đã để lại cho làng xã và người
dân Việt Nam cũng như người dân Hà Tĩnh những sức ỳ, vật cản và có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay.
Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên. Lứa tuổi
thanh, thiếu niên cũng là lứa tuổi bồng bột, chủ quan, nông nổi, tiếp nhận
thông tin ít chọn lọc, vốn sống và vốn hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế,
dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi những tác động bên ngoài. Mặt khác, đây là lứa
tuổi chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống và trình độ nhận thức còn hạn
chế, khả năng kiềm chế chưa cao, dễ bị kích động, lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, hoạt động vi phạm pháp luật… Đây là tuổi đang
hình thành "cái tôi", song lại là lứa tuổi biểu hiện và ý thức về cá tính của
mình rất rõ nét, họ luôn muốn chứng tỏ, muốn mọi người nhìn nhận họ như là
một người trưởng thành thực thụ và có thể tự giải quyết tất cả các mối quan
hệ xã hội và đối với họ “cái tôi” cá nhân như một “tượng đài” to lớn mà không gì có thể đánh đổ được. Hơn nữa, chính vì sự non nớt về phát triển
nhân cách dẫn đến tâm lý lứa tuổi sinh viên sự ổn định, khả năng đánh giá,
nhìn nhận vấn đề xã hội còn nông cạn, tầm nhìn cuộc sống còn hạn chế, dễ
dàng bị tổn thương và dễ dàng có xu hướng chán nản với cuộc sống, thối chí,
của sinh viên thời đại mới đó là họ được tiếp xúc, được cọ xát với môi trường
sống hiện đại, năng động rất sớm nhưng tâm sinh lý và nhận thức xã hội của họ
lại còn quá non kém để định hình cho mình một lối sống đúng đắn. Có không ít
bạn trẻ tham gia quá sớm vào hoạt động xã hội trong khi bản thân lại chưa được trang bị hành trang đầy đủ như tri thức, kiến thức xã hội, các kỹ năng
mềm cần thiết cộng với sự tò mò, háo hức khám phá của tuổi mới lớn đã dẫn
các bạn tới những sai lầm trong cuộc đời trong đó có cả vi phạm pháp luật.
Mặt khác, bên cạnh đại đa số sinh viên Hà Tĩnh hiện nay đều có ý thức
chấp hành pháp luật tốt, nhu cầu tìm hiểu và áp dụng kiến thức pháp luật ngày càng cao thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên vẫn mang nhận thức
phiến diện, cho rằng pháp luật là công cụ trong tay Nhà nước để trừng trị
những ai đi ngược lại lợi ích của Nhà nước, của xã hội. Điều này đã phản ánh
tính truyền thống trong nhận thức của sinh viên đối với các vấn đề pháp luật, khi mà di căn của tư duy nhận thức cũ kỹ, lạc hậu vẫn ăn mòn trong suy nghĩ
của người dân dẫn đến thái đội nhìn nhận và hành động không đúng đối với
pháp luật. Hơn nữa, nhận thức pháp luật của sinh viên chủ yếu là sự hiểu biết
về pháp luật thông thường được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn và giao tiếp xã hội thay vì được học tập và nghiên cứu một cách bài bản. Kiến
thức pháp luật của họ hầu hết chỉ được trang bị qua mấy tiết giảng qua môn
học của mình. Mặt khác, sự chênh lệch về đầu vào của các trường, nên trình
độ học vấn cũng được nới rộng ra dẫn đến tình trạng thiếu hụt và phiến diện
trong việc tiếp cận pháp luật và nhận thức sâu rộng, khoa học về pháp luật. Do đó, tri thức pháp luật của sinh viên nắm được chưa đủ sức tạo ra cơ sở
vững chắc, khoa học để củng cố mạnh mẽ thái độ, tình cảm, niềm tin đối với
pháp luật. Thói quen sử dụng pháp luật được hình thành nhưng chưa ổn định,
thậm chí, một thực trạng khá phổ biến thường xuyên xảy ra đó là sinh viên chấp hành pháp luật có khi do ứng xử theo đạo lý để phù hợp với pháp luật hơn là do hiểu biết pháp luật.
Thứ ba, môi trường kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh những năm gần đây có
nhiều sự thay đổi và tác động rất lớn tới lối sống, tư duy, nhận thức của sinh viên, trong đó có cả ý thức pháp luật. Khi môi trường sống năng động, hiện đại đang mở rộng dần và thay thế cho môi trường xã hội cũ, lạc hậu thì đòi hỏi sinh viên cũng phải thay đổi theo để thích ứng với môi trường mới, họ trở
nên nhạy bén, nắm bắt tốt trước những thứ mới lạ, họ bị cuốn vào guồng xoay
liên tục của cuộc sống hiện đại và hình thành cho mình một lối sống nhanh
(suy nghĩ nhanh, hành động nhanh), lâu dần nếu không được nhận thức đúng đắn lối sống này sẽ trở thành kiểu sống gấp, sống vội. Họ không có thời gian để suy nghĩ thấu đáo trước những hành động của bản thân mà đa phần đều
làm theo cảm tính, do đó việc xảy ra những sai phạm, thậm chí vi phạm pháp
luật là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, nhìn ở tầm rộng hơn, lối sống này còn mang lại một hệ quả xấu chính là sự ích kỷ, vô cảm và thực dụng trong
quá trình sinh viên tham gia hoạt động xã hội, từ đó mà xảy ra rất nhiều hình thức phạm tội: cướp giật, trộm cắp, buôn lậu, tham nhũng, hối lộ thậm chí có
cả giết người…
Việc tiếp xúc với công nghệ rất sớm mà chủ yếu là truyền hình và
Internet đã làm cho sự tác động của nhiều luồng văn hóa đa dạng lên sinh viên ngày càng sâu sắc. Sự tác động này cũng chính là con dao hai lưỡi, khi
một mặt nó mang hơi thở của thời đại vào văn hóa truyền thống, làm phong phú và phát triển thêm các giá trị tinh thần thì mặt khác nó cũng chính là nguyên nhân làm biến dạng các giá trị văn hóa truyền thống, làm lu mờ những
giá trị đạo lý, các quy tắc chuẩn mực trong lối sống mà cha ông đã đúc kết qua nghàn đời. Giới sinh viên ngày nay thường ưa chuộng lối sống Tây hóa, làn sóng văn hóa ngoại lai đang được xem là thước đo cho các giá trị cuộc
sống, các quan niệm, quy chuẩn trong xã hội bị biến đổi dần dần. Biểu hiện
của tình trạng này rõ ràng nhất là sự ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ của làn
cư, tiêm nhiễm vào nhận thức của họ về cuộc sống thực dụng theo kiểu phương Tây: vô cảm với cuộc đời, sùng bái đồng tiền, tôn thờ chủ nghĩa cá
nhân, sống tự do vô quy tắc... Hay sống một cách mơ hồ, ảo tưởng, tôn sùng vẻ đẹp và sự hào nhoáng bên ngoài, từ cách ăn mặc cho đến lối ứng xử mang
tính cải lương, ủy mị đã làm xói mòn lối sống dân tộc, tác động rất lớn tới ý
thức của lớp sinh viên trẻ, biến họ thành một thế hệ chỉ biết hưởng thụ, ỷ lại
mà bỏ quên sự phấn đấu, hoài bão và khẳng định bản thân. Đây cũng là một
phần của nguyên nhân tội phạm là sinh viên ngày một gia tăng và phức tạp.
Thứ tư, về nội dung, chương trình giáo dục ý thức pháp luật ở các trường cao đẳng, đại học trên cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng còn nhiều bất cập và hạn chế. Các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh hiện nay
là các trường không chuyên luật, chương trình, nội dung giáo dục ý thức pháp
luật vẫn chưa có tính chất bắt buộc đối với sinh viên, kiến thức và giáo dục
pháp luật chưa trở thành môn học chính khóa mà chỉ là môn học tự chọn,
trong một số trường vẫn còn tình trạng lồng ghép vào các môn lí luận chung. Chương trình môn Pháp luật đại cương được giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay có cấu trúc còn chưa phù hợp. Nội dung chương trình mới chỉ dành một thời lượng ít ỏi giới thiệu về bản chất, vai trò củanhà nước và pháp luật, lượng kiến thức trang bị cho sinh viên về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội, của công dân, về tính hợp pháp, không hợp
pháp của hành vi con người trong xã hội còn hạn chế, thậm chí nhiều nội dung chưa được đưa vào giáo dục cho sinh viên.
Theo qui định hiện hành của Bộ giáo dục và Đào tạo, khối lượng lượng
kiến thức của học phần Pháp luật đại cương được giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh hiện nay là 30 tiết (02 tín chỉ), Pháp luật Kinh tế
là 30 tiết (02 tín chỉ), Soạn thảo văn bản là 30 tiết (02 tín chỉ), đối với nhóm
ngành nghề không đào tạo sâu về pháp luật chuyên ngành thì kiến thức pháp
và nội dung kiến thức ít ỏi như vậy nên công tác giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nội dung của ý thức pháp luật chưa được đưa vào chương trình giáo dục của các trường.
Từ thực trạng công tác giáo dục ý thức pháp luạt ở các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh thời gian qua cho thấy, nội dung, chương trình giáo dục
ý thức pháp luật còn nhiều điểm bất hợp lí, cái cần giáo dục thì không được
chú trọng đưa vào nội dung chương trình, nhiều nội dung lại không thực sự
cần thiết, giữa các nhóm ngành đào tạo chưa có sự cân đối về nội dung chương trình, thời lượng còn ít do đó chưa mang tính chuyên sâu… Từ thực
trạng đó đòi hỏi nội dung chương trình giáo dục ý thức pháp luật trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh thời gian đến cần phải đổi mới để thực sự
làm cho công tác giáo dục ý thức pháp luật có hiệu quả, đi vào chiều sâu.
Xuất phát từ tình hình các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh, mỗi trường có mục tiêu, yêu cầu đào tạo khác nhau, đặc điểm khác nhau, nhu cầu
hiểu biết về ý thức pháp luật của sinh viên cũng khác nhau, chẳng hạn như trường Cao đẳng nghề Việt Đức, các khoa sư phạm trong trường Đại học Hà Tĩnh... Vì vậy, khi xác định mục tiêu, nội dung và yêu cầu của giáo dục ý thức
pháp luật cho sinh viên cần phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo của từng trường,
tính đến việc cân đối giữa cái riêng và cái chung, từ đó mới xây dựng được chương trình phù hợp.
Nội dung, chương trình giáo dục ý thức pháp luật trong các trường Đại
học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh trong những năm vừa qua chưa đảm bảo được tính
phổ cập, tính liên thông, tính kế thừa các kiến thức về ý thức pháp luật từ bậc
phổ thông; giữa việc giáo dục ý thức pháp luật trong các trường với môi trường pháp lí xung quanh chưa hòa hợp, việc kết hợp giữa các môi trường
giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội chưa thực sự hiệu quả... Những bất cập
và hạn chế đó làm cho công tác giáo dục ý thức pháp luật trong các trường
đảm tính khoa học, tính hệ thống, tính có kế hoạch, tính liên tục và tính có phân hóa của nội dung chương trình giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên.
Việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Tĩnh còn nặng nề về lý thuyết, rập khuôn, chiếu lệ. Hơn nữa đội
ngũ cán bộ giảng dạy các môn pháp luật phần lớn là giáo viên kiêm nhiệm không được đào tạo, bồi dưỡng chính quy. Giáo trình dùng trong các trường đại
học, cao đẳng chậm đổi mới, chưa theo kịp sự thay đổi của xã hội. Mặc dù, các
trường đại học, cao đẳng đều đã chủ động lồng ghép chương trình giáo dục ý
thức pháp luật cho sinh viên qua các buổi học chính khóa, các buổi học ngoại
khóa, các buổi đàm thoại tư vấn về kỹ năng mềm, tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên...nhưng lại ít cập nhật và đổi mới nội dung chương trình giáo dục, các phương pháp sư phạm vẫn còn yếu và mang nặng hình thức, lý thuyết, số lượng bài học về giáo dục ý thức pháp luật còn quá ít so với nhu cầu hiện nay.
Thứ năm, so với nhu cầu đào tạo, đội ngũ giáo viên chuyên ngành luật còn thiếu, đa phần là giảng viên kiêm giảng. Vì thiếu về số lượng giảng viên nên có tình trạng giảng viên phải giảng dạy nhiều môn, nhiều giờ lên lớp, do đó
giảng viên không có thời gian để nghiên cứu sâu về chuyên môn, không có thời gian để tìm đọc tài liệu tham khảo và càng không có thời gian để học
tập và nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học. Qua khảo sát, số giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn chuyên ngành pháp luật hầu như rất ít, theo đó
chỉ có trường Đại học Hà Tĩnh có 01 tiến sĩ Lý luận nhà nước và pháp luật,
01 thạc sĩ Luật Kinh tế và 03 cử nhân được đào tạo chính quy chuyên ngành luật. Các trường cao đẳng, đại học khác là do các giảng viên dạy các
môn khoa học Mác - Lênin đảm nhận. Ngoài ra, chất lượng giảng dạy ở các
giảng viên trẻ còn chưa bắt kịp với yêu cầu, có những nội dung của môn học giảng viên cũng chưa hiểu hết nội dung và ý nghĩa thực tiễn của nó,
nên nhiều khi còn lúng túng, truyền đạt sai kiến thức cơ bản gây ra sự nghi
thực tế chưa nhiều, nên còn giải quyêt chưa tốt các tình huống xẩy ra trong thực tế. Vì vậy, có sinh viên tỏ ra coi thường môn học, không muốn đến lớp
nghe giảng bài. Như vậy, chính điều này đang đặt ra những thách thức không
nhỏ đối với công tác giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên. Nó đòi hỏi trong
thời gian đến, cần phải tập trung nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhất là các giáo viên chuyên ngành luật nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay.
Thực trạng trên đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục ý thức pháp luật nói riêng cho sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh.
Thứ sáu, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật trong nhà
trường, ngoài xã hôi chưa thiết thực và còn mang nặng tính hình thức.
Hầu hết các báo cáo viên và tuyên truyền viên đều kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian đầu tư thoả đáng cho công tác được giao; một số người chưa đượcđào tạo bài bản về kỹ năng tuyên truyền, làm cho chất lượng
công tác tuyên truyền của một số bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra;
một số cấp ủy chưa quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền; việc kiểm
tra kết quả hoạt động của báo cáo viên chưa kịp thời; công tác động viên khen
thưởng chưa kịp thời, còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục, do vậy những nội dung về kiến thức pháp luật
mới chưa kịp thời đến với các tầng lớp trong xã hội cũng như là thanh niên,
sinh viên. Bên cạnh đó, kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật thanh niên, sinh viên còn hạn chế.
Thứ bảy, sự phối hợp giữa các ngành, tổ chức đoàn thể trong việc giáo
dục ý thức pháp luật cho tầng lớp thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng