cho sinh viên ở tĩnh Hà Tĩnh
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên ở tỉnh Hà Tĩnh
Tỉnh Hà Tĩnh là tỉnh miền trung, nằm ở toạ độ địa lý: 17054' - 18054' vĩ độ Bắc, 105048' - 108000' kinh độ Ðông; phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía
Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước bạn Lào, phía Ðông giáp biển
Ðông; cách thủ đô Hà Nội 333 km về phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh
là 6.055,74 km2, chiếm gần 1,8% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Hiện
nay tỉnh Hà Tĩnh có 9 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố. Là tỉnh được kế thừa
và thụ hưởng các tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A dài 100 km, quốc lộ 8A dài 60km, đường Hồ Chí Minh dài 68 km, đường sắt
thống nhất từ ga Thọ Tường (huyện Ðức Thọ) đến ga La Khê (huyện Hương Khê) dài 50 km, có đường biển dài 137 km. Hệ thống sông ngòi chính gồm
Sông Lam, sông La, sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu, sông Rác, sông Nghèn... Do nằm ở phía Ðông dãy Trường Sơn, nên địa hình tỉnh Hà Tĩnh hẹp và dốc
nghiêng từ Tây sang Ðông. Diện tích vùng miền núi và trung du là 4.175 km2, chiếm gần 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng đồng bằng là 1.879km2, chiếm gần 30%.
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt
lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt, mùa lạnh và mùa nóng. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ
không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân
mùa đông thường từ 18 - 22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 - 33oC. Tuy nhiên, nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ
che phủ và độ ẩm của đất. Hà Tĩnh có lượng mưa nhiều, trừ một phần nhỏ ở
phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.
Hà Tĩnh là một địa phương giàu truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng, là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử
nổi tiếng và nhiều lãnh tụ xuất sắc của Đảng. Con người Hà Tĩnh thật thà, chất phác, cần cù, chịu khó. Cuộc sống sản xuất, đấu tranh với thiên tai, giặc
dã khiến con người nơi đây vừa gan dạ, vừa lạc quan yêu đời, gắn với một
nền văn nghệ dân gian dồi dào mà đậm đà chân chất. Tuy nhiên, có lẽ cũng do
hoàn cảnh khó khăn về mặt tự nhiên, thiên nhiên không có sự ưu đãi cho vùng
đất này, nên đã hình thành ở con người Hà Tĩnh một lối sống chịu khổ hơn là
chịu khó, người dân chỉ quen với cách thức làm ăn nhỏ lẽ theo lối tiểu nông và tư tưởng bằng lòng với hoàn cảnh, ít có sự vươn lên. Trong hoàn cảnh khó khăn thì bằng nổ lực khắc phục, nhưng khi hoàn cảnh đã có những thuận lợi
nhất định thì sinh ra thói tự mãn, bằng lòng với những gì đã có. Cái mới, cái
tiến bộ rất khó xâm nhập vào vùng đất này, bởi tư tưởng bảo thủ, cục bộ.
Chính những thói quen trong tư tưởng đó cũng góp phần làm cho sự kém phát
triển của địa phương.
Bên cạnh đó, có thể khẳng định, hiếu học là truyền thống quý báu, được
tiếp nối liên tục, không hề đứt đoạn, từ xưa đến nay của con người Hà Tĩnh.
Trong suốt chiều dài lịch sử, bất kỳ ở thời đại nào, cùng với những anh hùng hào kiệt của dân tộc. Hiện nay truyền thống hiếu học đang được phát huy mạnh mẽ ở
Kể từ ngày tái lập (9/1991), trải qua hai thập kỷ xây dựng và phát triển, Hà Tĩnh đã tạo được những chuyển biến to lớn, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, xây
dựng hệ thống chính trị. Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2001 - 2005
đạt 8.85% và giai đoạn 2005 - 2010 là 9,6%. Trong tương lai không xa Hà Tĩnh
sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp ở khu vực miền trung. Vì vậy, Hà Tĩnh
cần phải đầu tư xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng để đáp ứng được với yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
* Ảnh hưởng của thiết chế làng xã đến việc hình thành và phát triển ý thức pháp luật cho sinh viên
Làng xã ở Việt Nam nói chung là một cộng đồng khép kín dựa trên cơ
sở là quan hệ dòng tộc, họ hàng, nên quan hệ giữa các cá nhân rất khăng khít,
gắn bó. Cùng với chế độ công hữu về ruộng đất và hình thức sản xuất tự cung
tự cấp, các hộ nông dân hầu như đều thu mình trong vỏ bọc của lệ làng một
cách thụ động, ý thức cá nhân không được phát triển. Đây là rào cản rất lớn
cho việc tiếp nhận pháp luật, hình thành ý thức pháp luật và lối sống theo
pháp luật.
Xét về mặt lịch sử, làng xã ở Việt Nam là những làng lâu đời, được
hình thành trên nền tảng là một xã hội công xã thị tộc cổ xưa. Ở đó, yếu tố
huyết thống dòng họ rất được coi trọng, dân gian còn gọi là “ba họ chín đời”.
Vì vậy, làng xã Việt Nam nói chung và trong đó có Hà Tĩnh mang đậm tính
kết dính, có bề dày hội tụ truyền thống. Mối liên kết chặt chẽ giữa người với người chủ yếu là tình nghĩa họ hàng, anh em, giữa các chi, các nhánh của
nhiều dòng họ khác nhau và can thiệp sâu vào đời sống của cá nhân, gia đình, làng xã.
Với sự bao trùm của hệ thống bộ máy hành chính cai trị chặt chẽ, bao gồm ba cơ quan: cơ quan nghị quyết, cơ quan chấp hành, và cơ quan trị an, rất khó để cho người dân có thể hình thành ý thức tự chủ, tự do và quan hệ
bình đẳng trong xã hội, ý thức cá nhân chỉ xếp ở hàng thứ yếu so với ý thức cộng đồng, hương ước và lệ làng, cùng với chế độ công hữu về đất đai và
nền sản xuất hàng hóa chậm phát triển thì đây cũng chính là một trở ngại trong việc tiếp nhận pháp luật, hình thành thái độ tình cảm của mỗi người đối với pháp luật.
Cộng đồng làng xã Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng được gắn kết chặt chẽ với nhau bởi tông pháp, lệlàng, hương ước. Làng, xã được xem là một cộng đồng khép kín mà ở đó sự liên kết giữa các thành viên vô cùng chặt chẽ, chất tự do, độ tự chủ cũng như nhân cách cá nhân không có điều kiện để tồn tại. Do đó, định hướng nhân cách theo ý thức cá nhân và ứng xử
trong cộng đồng luôn được bảo đảm phải phù hợp với quy tắc, luật lệđã được
áp đặt sẵn.
Ý thức cá nhân, nhân cách cá thể là tiền đề của tự do và dân chủ, là
cách đểđấu tranh bảo bệ quyền lợi và lợi ích của mình. Và chỉ trên cơ sở mỗi công dân, ý thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình thì lối sống theo pháp luật mới thực sự trở thành tự giác. Nếu như cá nhân bị phụ thuộc vào cộng đồng, buộc phải ẩn mình vào cộng đồng, không nhận ra vai trò cá thể thì
đó là hành động hùa theo đám đông. Đây được xem là rảo cản lớn nhất để
hình thành nên ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật trong các giai đoạn chuyển tiếp của xã hội sau này.
Làng xã Việt Nam luôn trải qua một bề dày lịch sử của sự biến động về
kinh tế, chính trị dẫn tới sự phân hóa và phân cực cao, hình thành sự thích nghi của con người với hoàn cảnh và sự nhạy cảm với các định chế pháp luật. Chúng ta biết rằng, làng xã Việt vốn được hình thành từ sự tan rã của công xã nông thôn, trải qua bao đời trị vì của các triều đại phong kiến và xâm lược của
các nước bên ngoài cộng với chính sách chia để trị, lấy giai cấp địa chủ,
cường hào làm chỗ dựa cho mình, bên cạnh đó vào thế kỷ XVII - XVIII xã hội Việt Nam có nhiều sự biến động khi hình thành mầm mống của tiểu
thương và sản xuất hàng hóa, mậu dịch phát triển. Nông thôn Việt Nam lúc đó
diễn ra sự phân hóa mạnh mẽ, ruộng đất tập trung hầu hết vào tay quan lại, địa chủ, cường hào, đa số nông dân trắng tay phải bán sức lao động của mình trên các thửa ruộng khoán của địa chủđể lấy tiền công nuôi sống bản thân.
Thời kỳ Pháp thuộc, với âm mưu vơ vét và khai thác thuộc địa, thực dân Pháp chủ trương hình thành tầng lớp đại địa chủ, càng đẩy nông dân thành kẻ trắng tay, bị bóc lột tàn bạo làm cho sự phân cực đó càng gay gắt.
Do đó, với sự thay đổi về bộ máy cai trị này thực ra chỉ là một hình thức
“rượu cũ bình mới”, thực dân Pháp dựa trên cơ sở chính quyền phong kiến cũ đểáp đặt một cách khôn khéo cách thức bóc lột của mình.
Giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và trước thời kỳ trước
đổi mới, hầu hết ruộng đất và các hình thức sản xuất vật chất đều được mô hình hợp tác xã và tập đoàn sản xuất thâu tóm, thì sự phân hóa mới được ngăn
chặn. Song, sự phân hóa vẫn diễn ra dưới hình thức biến dạng, bởi đặc quyền,
đặc lợi và “kinh tế ngầm”, “kinh tế tự do” phát triển vượt khỏi các chế định pháp luật, đặc biệt là ở miền Nam.
Như vậy, sự phân hóa, phân cực sâu sắc làm cho cơ cấu giai cấp trong xã hội ít nhiều cũng biến đổi, những biến động đó làm cho người Việt trở nên thích nghi cao với hoàn cảnh, nhưng lại bị bó hẹp trong lối tư duy cũ kỹ của lệ
làng cho nên lại mang nặng tâm lý thụđộng, phụ thuộc vào vào những chính
sách áp đặt mà chính quyền đại phương đưa ra, điều đó đã trở thành một “ bức tường rào” ngăn cản, tác động tiêu cực tới đến việc nhận thức pháp luật và hình thành tình cảm thái độ của người dân đối với pháp luật.
Bộ máy quản lý làng xã được duy trì bởi một cơ cấu tự quản, điều chỉnh quan hệ cộng đồng làng xã thông qua hương ước. Vì vậy, người dân tiếp cận với pháp luật phải qua khâu trung gian là làng xã. Đó là các quan
hệ chồng chéo, nhiều mối ràng buộc, ứng với nó là hệ thống các thiết chế
là phe, giáp, họ hàng can thiệp sâu vào đời sống của cá nhân, gia đình và làng xã, vai trò tự chủ của gia đình hầu như không còn mà bị chi phối bởi
hương ước và lệ làng.
Ở làng xã Việt Nam truyền thống với quan hệ gần như là tự quản, tự trị, yếu tố lãnh đạo của chính quyền Trung ương tỏ ra yếu ớt, hầu hết mỗi làng
đều lập nên một hương ước khác nhau và coi đó là nguyên tắc chung cho mọi thành viên trong làng, bởi vậy mới có câu nói truyền miệng trong dân gian: “phép vua thua lệlàng” chính là nói đến đặc điểm này.
Như vậy, làng xã Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng được quản lý chủ yếu bằng lệ làng, hương ước. Đây cũng chính là sợi dây kết nối giữa các thành viên với cộng đồng. Pháp luật của Nhà nước để đến với người dân phải thông qua khâu trung gian đó là làng xã, vì vậy, những chính sách, thay
đổi của pháp luật đên với người dân thường rất muộn, điều này có tác động tiêu cực đến sự nhận thức, tình cảm, thái độ của họ đối với pháp luật, làm chậm quá trình hình thành ý thức sống theo pháp luật.
Trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi
theo hướng hiện đại và văn minh. Với hệ thống chính trị và cơ chế vận
hành Nhà nước khoa học, hiệu quả, vai trò độc quyền của bộ máy cai trị
làng xã cũng như vai trò của hương ước, lệ làng ngày càng lùi vào dĩ vãng. Trên hình thức, các giá trị của nó bị xóa bỏ hoàn toàn, người dân nói chung
và sinh viên nói riêng được tự do thể hiện “cái tôi”, tự do thể hiện những
tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu pháp luật trong đời sống của mình. Tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà tư tưởng lệ làng vẫn ăn
sâu trong tiềm thức của sinh viên Việt Nam, đặc biệt là bộ phận sinh viên xuất thân từnông thôn. Do đó, vai trò của việc giáo dục, phổ biến pháp luật hết sức quan trọng trong việc cải tạo nhận thức của sinh viên, định hướng cho sinh viên cách thức để đến gần hơn với pháp luật, đưa pháp luật vào chính cuộc sống của họ.
* Ảnh hưởng của tính cách người Việt truyền thống đến việc hình thành và phát triển ý thức pháp luật của sinh viên
Dân tộc Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữnước, đã hình thành nên một tính cách đặc trưng riêng và khắc sâu trong tiềm thức của bao thế hệngười Việt xuyên suốt chiều dài lịch sử đất nước Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Á, nơi mà những giá trị tinh thần, tâm linh, truyền thống rất được coi trọng. Chính vì vậy, ảnh hưởng của các yếu tố đó chi phối mạnh mẽ lên ý thức của cộng đồng. Tuy nhiên, vì điều kiện lịch sử hình thành khác nhau nên bên cạnh những đặc điểm chung đó vẫn có những nét riêng biệt.
Là một quốc gia mà nông dân chiếm phần lớn, người Việt nói chung,
có nguồn gốc xuất thân trực tiếp hoặc gián tiếp là những nông dân lao động
sống trong những làng xã lâu đời theo mô hình khép kín, tự cung tự cấp. Cái mà người Việt truyền thống quan tâm không phải là pháp luật mà là tục lệ, hương ước, bởi lẽ, sự tác động và những quy định pháp luật của Nhà nước đến với người dân không bằng một cách trực diện mà là thông qua trung gian
đó là bộ máy cai trị làng xã, pháp luật chỉ tác động tới tầng lớp quan viên. Vì sống trong hoàn cảnh như vậy, con người ở làng xã truyền thống là con người
nhỏ bé, được bao bọc sau lũy tre làng, là thân phận “con sâu, cái kiến” luôn
luôn trong hoàn cảnh bị chà đạp, áp bức, con người của những gánh nặng lệ làng, pháp gia đè nặng trên lưng, cái riêng bị lu mờ so với cái chung. Lối
sống, lối ứng xử của mọi người bị lệ thuộc chặt chẽ vào cộng đồng với những giáo điều nghiêm ngặt, phải đi theo một khuôn mẫu cứng nhắc đã được định
sẵn từ trước. Cho nên, tâm nguyện của người dân chỉ mong muốn có cuộc
sống yên ổn để làm ăn chứ không mong tiến bộ , phát triển. Ai lo phận người
nấy, không dám vượt ra ngoài giới hạn của mình. Đó là con người chưa có ý thức mạnh mẽ đấu tranh cho tự do, cho nhân quyền, công bằng dân chủ. Các
nó là tuy rằng tinh thần cộng đồng mạnh, tính trọng thể diện , sự tinh tế và chất dân chủ trong tính cách văn hóa nhưng mặt trái của nó là sự coi nhẹ vai
trò cá nhân, thói đố kị, ganh ghét, dựa dẫm, thói cào bằng, óc địa phương. Người Việt truyền thống thường mong muốn hướng đến một môi