hiện nay
Sinh viên vừa là một phạm trù lứa tuổi, vừa như một phạm trù xã hội
học, có đặc trưng trưởng thành sớm về tâm sinh lý, song còn hạn chế về khẳ năng và kinh nghiệm sống để tham gia có trọng lượng, có uy tín vào các thiết
chế xã hội để xây dựng và phát triển đất nước. Sự tự ý thức trong sinh viên
thường mang tính cực đoan đôi khi còn mang tính xung đột, thiếu ổn định về
nhân cách, lý tưởng và niềm tin, trong nhiều sinh viên còn thiếu tính tích cực
xã hội. Việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên là việc làm cần thiết đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ý thức pháp luật bao hàm nhiều nội dung, song với đặc thù của sinh
viên, những mặt hạn chế của việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên vì vậy nên giáo dục ý thức pháp luật có thể bao gồm một số nội dung sau đây:
Thứ nhất, giáo dục ý thức pháp luật là giáo dục cho sinh viên có tình cảm pháp luật
Ý thức pháp luật cũng giống như các hình thái ý thức xã hội khác, nó
đều chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Tuy nhiên ý thức pháp luật một mặt
cũng tác động trở lại tồn tại xã hội. Khi ý thức pháp luật hình thành, nó tác
động trực tiếp đến ý thức của con người, theo đó tùy vào mỗi cá nhân khác
nhau, họ sẽ có thái độ, tình cảm khác nhau đối với vấn đề đó. Tình cảm pháp
luật do giao tiếp của con người mà hình thành. Các biểu hiện sợ hãi trước
hành vi vi phạm pháp luật hay phấn khởi do pháp luật được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả... là biểu hiện của tình cảm pháp luật. Tình cảm pháp luật thường không bền vững và do đó không có tác dụng hình thành trực tiếp hệ
thống pháp luật. Mặc dù vậy, trong quá trình giảng dạy, học tập nếu sinh viên
được trang bị một cách đầy đủ những tri thức về hệ thống pháp luật, được định hướng thì khi tiếp nhận những qui tắc pháp ấy sẽ không bị bất ngờ,
không sợ hãi trước những qui phạm pháp luật ấy. Giáo dục ý thức pháp luật
nhằm giúp cho sinh viên nắm rõ được nguồn gốc của vấn đề và có tình cảm đúng đắn với những vấn đề đặt ra. Từ đó, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện
pháp luật ở sinh viên không phải là bắt buộc nữa mà nó là những hành vi tự giác hàng ngày. Hơn nữa, khi đã hình thành ý thức pháp luật đúng đắn, sinh
viên sẽ tự mình uốn nắn hành động của mình theo hướng tích cực, chủ động trước những mặt trái của xã hội.
Thứ hai, về thái độ, tâm trạng
Đối với con người nói chung và thế hệ sinh viên nói riêng đều có
những phản ứng khác nhau trước hệ thống pháp luật. Trong đó tâm trạng là một yếu tố linh động của tâm lý pháp luật, cũng là yếu tố chúng ta cần chú ý
trong quá trình giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên. Giáo dục ý thức pháp
luật giúp sinh viên tránh thái độ thờ ơ, lãnh đạm đối với pháp luật. Bởi vì, hiện nay do tác động của cơ chế thị trường, do quá trình hội nhập quốc tế,
những luồng tư tưởng bên ngoài du nhập vào nước ta đã làm cho một bộ phận
không nhỏ sinh viên có thái độ thờ ơ với cuộc sống, không quan tâm đến
những diễn biến trong xã hội, kể cả những sự thay đổi của pháp luật, hay
những hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong xã hội. Giáo dục ý thức pháp
luật giúp sinh viên biết tôn trọng pháp luật, cương quyết, không khoan dung đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ ba, giáo dục ý thức pháp luật là giáo dục còn là công cụ hữu hiệu để giáo dục con người mới năng động, sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có ý thức sống có trách nhiệm của người công dân.
Cùng với sự phát triển ý thức pháp luật của sinh viên, pháp luật còn là
hợp pháp và công lý cho sinh viên trên tất cả các mặt kinh tế - chính trị - văn
hóa của đời sống xã hội, đồng thời đòi hỏi mỗi công dân phải làm tròn nghĩa
vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Các hành động xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của sinh viên đều bị xử lý nghiêm minh. Giáo dục ý thức
pháp luật cần phải tác động tới nhận thức pháp luật của sinh viên bằng nhiều
cách thức khác nhau, cảm biến ý thức pháp luật của sinh viên một cách đúng đắn từ đó tác động tích cực tới hoạt động thực tiễn của sinh viên nhằm thiết
lập một một trật tự có lợi cho các quan hệ xã hội, mang lại cuộc sống hạnh
phúc, yên bình cho mọi người dân.
Thứ tư, giáo dục ý thức pháp luật phải đặt trong mối quan hệ với giáo dục đạo đức
Trong quá trình giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên chúng ta cần
phải đặt nó trong mới quan hệ với đạo đức. Bởi vì, pháp luật và ý thức pháp
luật nó còn tác động tới ý thức đạo đức để xây dựng hình thành các chuẩn
mực pháp luật, từ đó, pháp luật mới dễ dàng đi vào cuộc sống, dễ được thực
hiện, nội dung của pháp luật phải chứa đựng cả nội dung tinh thần của đạo đức. Bởi lẽ, một sinh viên có đạo đức tốt thì cũng là người có ý thức thực hiện
pháp luật tốt và ngược lại, người không có đạo đức tốt thì dễ vi phạm pháp
luật. Pháp luật và ý thức pháp luật còn góp phần ngăn chặn những quan niệm đạo đức không lành mạnh, đồng thời tác động để hình thành những tư tưởng,
quan niệm đạo đức tiến bộ trong xã hội. ý thức pháp luật thông qua các chức năng của mình, tác động lên nhận thức và hoạt động thực tiễn của sinh viên, trở thành động lực thúc đẩy họ tự giác điều chỉnh hành vi của mình một cách
chủ động và hợp pháp, đồng thời còn giúp cho sinh viên điều chỉnh hoạt động thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp
Chương 2