Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC)

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 56)

Mục lục là sản phẩm chủ yếu của quá trình biên mục, là công cụ tra cứu quan trọng bậc nhất trong thư viện vì nó tập hợp toàn bộ nguồn tin của cơ quan thông tin thư viện. Thông qua hệ thống mục lục nó cho phép người dùng tin xác định được vị trí, thành phần cũng như trữ lượng của toàn bộ nguồn thông tin, tài liệu tại thư viện thông qua các điểm truy cập như: nhan đề, tác giả, từ khóa, chủ đề, số đăng ký cá biệt…Mục lục thư viện được thể hiện dưới các dạng mục lục phiếu, mục lục sách in và mục lục truy nhập công cộng trực tuyến.

Hiện nay, Trung tâm chỉ sử dụng một loại hình mục lục duy nhất để tra cứu tài liệu, đó là Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến gọi tắt là OPAC (Online Public Access Catalog).

47

Hình 2.1. Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến OPAC

OPAC là một hệ thống gồm tập hợp các biểu ghi thư mục của tài liệu được ghi lại, lưu trữ và tra cứu bằng máy tính. Hệ thống mục lục này có thể chứa đựng một số lượng biểu ghi rất lớn và cho phép truy cập nhanh vào những biểu ghi đó. Mục lục trực tuyến có khả năng truy cập nhiều khía cạnh của tài liệu, truy cập nhiều người một lúc, không hạn chế về thời gian, địa điểm và cho phép thực hiện việc phối hợp, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các thư viện với nhau.

Trung tâm vừa có sự chuyển đổi phần mềm thư viện từ phần mềm mã nguồn mở Greenstone sang phần mềm PscZlix 6.0 của công ty Kim Tự Tháp. PscZlix 6.0 có đầy đủ tính năng của một phần mềm thư viện và chức năng OPAC luôn được ưu tiên hàng đầu về tính thân thiện, tiện ích, nhanh chóng và dễ dàng cho việc tra cứu. OPAC thiết kế giao diện tương đối dễ nhìn, cho phép tra cứu trên tất cả các điểm truy nhập của tài liệu như: nhan đề, tác giả,

48

năm xuất bản, chủ đề, phân loại…kể cả số ISBN, mã vạch tài liệu . Khả năng mở rộng tìm kiếm thông qua các toán tử AND, OR, NOT và có thể tìm kiếm từ mức độ cơ bản, chi tiết đến nâng cao. Tuy nhiên, OPAC Trung tâm hiện còn một số nhược điểm chưa khắc phục được đó là: giao diện tìm kiếm có phông chữ quá nhỏ, tìm kiếm không dấu Tiếng Việt không được, dữ liệu truy xuất xảy ra một số lỗi về mức độ ưu tiên trong sắp xếp tài liệu.

Theo đánh giá chung như trên, khi tiến hành khảo sát người dùng tin, mức độ sử dụng và đánh giá của họ về OPAC là chưa cao, mặc dù đây là công cụ tra cứu quan trọng nhất của Trung tâm. Mức độ sử dụng thường xuyên chưa cao (29.9%). 20.2% bạn đọc biết nhưng không sử dụng, 42.2% bạn đọc thỉnh thoảng sử dụng do những nhược điểm trên.

Ý kiến đánh giá:

Qua khảo sát người dùng tin, 33.2% đánh giá OPAC chưa tốt, 36,4% đánh giá ở mức độ tương đối tốt, chỉ có 22.7% đánh giá tốt và 7.7% là rất tốt.

Biểu đồ 2.3. Đánh giá mục lục trực tuyến OPAC

Một nhược điểm lớn nữa mà OPAC bị điểm trừ từ phía người dùng đó là khả năng “tra cứu thông minh” như: google, yahoo chưa có, những từ khóa bạn đọc thường xuyên sử dụng cho tra cứu như: kế toán, ngân hàng, tín dụng,

15.5

16.9

38.4 29.2

ĐÁNH GIÁ MỤC LỤC TRỰC TUYẾN OPAC

Rất tốt Tốt

Tương đối tốt Chưa tốt

49

chứng khoán…nhưng OPAC mỗi lần truy xuất cho các kết quả khác nhau mà không có tính ưu tiên trong sắp xếp cũng như tổ chức dữ liệu.

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 56)