“Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức”
97
Thư viện cần phải tiến hành thường xuyên marketing hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thư viện vì:
Thứ nhất, marketing đem lại sự hiểu biết đầy đủ cho người sử dụng về
vị trí, vai trò của thư viện cũng như cán bộ thông tin – thư viện trong xã hội từ đó giúp cán bộ thư viện xây dựng hình ảnh tích cực trong bạn đọc về thư viện mình.
Thứ hai, marketing giúp cho người sử dụng nhận biết về các dịch vụ,
sản phẩm thông tin mà thư viện có và chất lượng của chúng từ đó thu hút ngày càng đông bạn đọc tới sử dụng.
Thứ ba, marketing giúp thư viện xây dựng được các mối quan hệ với
các cơ quan tổ chức, các nhà tài trợ, và người sử dụng thư viện.
Thứ tư, marketing giúp thư viện hiểu được nhu cầu, mong muốn và yêu
cầu tin của mỗi nhóm người dùng tin, từ đó xây dựng các dịch vụ và tạo ra các sản phẩm thông tin phù hợp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của họ. Với lý do này marketing có mối quan hệ hai chiều, một mặt giúp cán bộ thư viện nắm được nhu cầu tin của người sử dụng, mặt khác giúp người sử dụng nhận biết các dịch vụ và sản phẩm thông tin có giá trị trong thư viện.
Thứ năm, marketing còn là vũ khí quan trọng giúp thư viện có thể cạnh
tranh với các cơ quan thông tin khác trong kỷ nguyên internet. Marketing tốt có thể đem lại những hỗ trợ về tài chính cũng như vật chất từ các cơ quan quản lý, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ cũng như từ phía người sử dụng thư viện.
Các biện pháp tiến hành marketing sản phẩm và dịch vụ thư viện:
- Quan hệ công chúng: Trung tâm cần tổ chức các hoạt động như câu lạc bộ bạn đọc, triển lãm các sản phẩm thông tin lạ mắt do bạn đọc đóng góp, hoặc tổ chức trưng bày/giới thiệu sách theo một chủ đề/nhân vật.
98
- Thông qua việc phát phiếu khảo sát, điều tra nhu cầu tin cho các đối tượng có thể lồng ghép, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ sẵn có để người sử dụng biết đến.
- Kỹ năng giao tiếp của cán bộ thư viện cũng là một kênh marketing rất hiệu quả và đặc biệt nếu thực hiện tốt sẽ cải thiện được hình ảnh của người cán bộ trong mắt người sử dụng. Thông qua điện thoại, mail, internet hay giao tiếp trực tiếp thì kỹ năng cá nhân trong ứng xử cùng với kiến thức, kinh nghiệm, khả năng truyền thụ tốt, thái độ ân cần, thân thiện trong giao tiếp sẽ tạo được thiện cảm và sự hưởng ứng tích cực từ phía người sử dụng tin và tiếp tục người dùng tin đó sẽ là kênh marketing tích cực đến các đối tượng dùng tin khác.
- Hiện nay, internet phát triển mạnh, người sử dụng dễ tiếp cận nhất mà không tốn nhiều thời gian, công sức và kinh phí. Những sản phẩm, dịch vụ thông tin có thể được giới thiệu trên website, liên kết website hoặc gửi qua hộp mail… để quảng bá, tiếp thị. Ngoài ra có thể tận dụng thế mạnh của blog, facebook để giới thiệu đến người dùng. Những sản phẩm, dịch vụ đặc biệt, có giá trị và chất lượng có thể giới thiệu trên đài quảng cáo qua truyền hình. Tuy nhiên đây là hình thức marketing rất tốn kém (mặc dù mang lại hiệu quả cao hơn), do vậy cần phải cân nhắc khi lựa chọn hình thức này.
- Sử dụng khoảng trống trên tường để trưng bày ảnh, bản đồ, các loại tài liệu mới, các hình ảnh về hoạt động Trung tâm.
- Quảng cáo thông qua tờ rơi hoặc pano, áp phích. Thiết kế với những nội dung và hình thức đa dạng, bắt mắt như: có thể giới thiệu hình ảnh và một số nét chính của Trung tâm; giới thiệu một CSDL mới và cách truy cập, hay quảng bá cho một sự kiện sắp tới của Trung tâm. Các loại tờ rơi có thể đươc in nhỏ hơn và trang trọng hơn, dưới những hình thức hữu dụng như một tấm bưu thiếp, một cái kẹp sách, một tờ lịch bàn …trên đó có chứa những thông tin cần thiết với người dùng tin. Tất cả cần được
99
trưng bày ở những vị trí đẹp và nổi bật tại Trung tâm để thu hút người dùng tin.
- Tổ chức các lớp học về kiến thức thông tin. Cán bộ thư viện có điều kiện gặp gỡ bạn đọc để thảo luận và thu thập thông tin về nhu cầu của bạn đọc cũng như giới thiệu các dịch vụ thông tin mà Trung tâm cung cấp.
- Phát thanh sinh viên: nhờ sự hỗ trợ bên Phòng phát thanh sinh viên, có thể phát theo định kỳ hàng tuần thứ 2, 4, 6 giới thiệu về Trung tâm, các sản phẩm dịch vụ hiện có. Nếu có các sản phẩm hoặc dịch vụ mới chuẩn bị triển khai, hoặc vừa mới xây dựng xong có thể dành 5 đến 10 phút phát thanh hàng ngày sáng và chiều giới thiệu về chúng.
3.3.5. Tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ với các cơ quan, đơn vị khác
Hiện tại, Trung tâm đã mở rộng hợp tác với một số thư viện cùng chuyên ngành đào tạo như: Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Công nghiệp TP.HCM…, trong tương lai sự hợp tác chia sẻ này cần phải được duy trì và mở rộng hơn nhằm tạo điều kiện cho người dùng tin có thể tiếp cận được nhiều nguồn tin khác nhau.
Việc hợp tác chia sẻ cần phải thỏa một số yêu cầu sau:
- Trước hết, để đảm bảo việc chia sẻ, các cơ quan thông tin – thư viện đại học cần phải đảm bảo thống nhất về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là cơ sở có tính chất nền tảng. Dù cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ nhưng không có tiếng nói chung về mặt chuyên môn (như: quy trình bổ sung, biên mục, các chuẩn kỹ thuật, chuẩn cấu trúc dữ liệu….) thì các cơ quan thông tin – thư viện đại học khó có thể cùng nhau thiết lập một hệ thống thống nhất.
- Thứ hai, trang bị được hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, chất lượng đảm bảo tính liên kết khi chia sẻ thông tin. Đồng thời phải có kế hoạch bảo trì hệ thống trong quá trình sử dụng.
100
- Đội ngũ cán bộ phải là những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thông tin – tư liệu, quản lý tri thức với các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vững và trình độ tin học, ngoại ngữ đủ để đảm bảo công việc. Ngoài ra họ phải có những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng diễn thuyết…
- Đảm bảo tính cam kết bằng những văn bản pháp lý cụ thể, rõ ràng nhằm tránh những yếu tố phát sinh trong quá trình hợp tác.
Các hình thức hợp tác cụ thể:
- Đối với các thư viện, trung tâm đã ký cam kết hợp tác: cùng nhau hợp tác xây dựng một số CSDL chuyên ngành dùng chung hoặc mua chung các CSDL hữu ích cho người dùng tin. Hợp tác bổ sung tài liệu dưới dạng giấy phục vụ mượn liên thư viện. Ngoài ra cần xây dựng thêm các mục lục liên hợp có tính chất chuẩn hóa nhằm tạo điều kiện người dùng tiếp cận được các nguồn tin.
- Mở rộng hợp tác với một số đơn vị khác trong nước như: Đại học Luật TP.HCM, Đại học Quốc Gia TP.HCM,... Tăng cường liên kết với các thư viện trường Đại học nước ngoài hiện trường Ngân hàng liên kết đào tạo như: Trường Đại học Khoa học Ứng dụngTây Bắc Thụy Sỹ, Trường Đại học Tampere (Phần Lan), Trường Đại học Bolton (Vương Quốc Anh). - Tăng cường xây dựng mối quan hệ tốt với các ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng, các công ty chứng khoán trên địa bàn TP.HCM cũng như trong nước và thế giới để có thể cập nhật, thu thập được các bản tin, tập san nội bộ nhằm đa dạng nguồn tin cho Trung tâm.
Dự kiến trong thời gian tới trường sẽ mở thêm một số ngành mới như: Luật kinh tế và Kinh tế quốc tế, do vậy sự hợp tác chia sẻ tài nguyên là rất cần thiết.
101
3.3.6. Đào tạo người dùng tin
Người dùng tin là một trong những bộ phận quan trọng không thể tách rời trong hệ thống thông tin thư viện. Nhu cầu người dùng tin được thỏa mãn sẽ thúc đẩy hoạt động của thư viện phát triển. Tuy nhiên, nếu người dùng tin không nắm bắt được được những yêu cầu, kỹ năng cần thiết trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ sẽ dẫn đến việc tìm kiếm không hiệu quả.
Hiện nay, hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện cũng ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, đa dạng và phức tạp hơn. Do đó công tác đào tạo, huấn luyện hướng dẫn người dùng tin sử dụng được tất cả những sản phẩm và dịch vụ là yêu cầu cần thiết.
Theo kết quả điều tra người dùng tin có thói quen sử dụng các sản phẩm và dịch vụ truyền thống khá nhiều như: đọc tại chỗ, mượn về nhà…Một số sản phẩm hiện đại như: CSDL, OPAC…hiệu quả sử dụng chưa cao. Vì vậy, việc đào tạo người dùng tin là yêu cầu phải làm thường xuyên, định kỳ và có quy trình kế hoạch cụ thể.
- Sử dụng các bảng hướng dẫn tại các kho, phòng đọc, phòng mượn hoặc tại quầy phục vụ để người dùng tin tiếp cận trực tiếp đến hệ thống sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo người dùng tin theo định kỳ hoặc theo nhu cầu phát sinh trong quá trình phục vụ. Các lớp hướng dẫn có thể sử dụng những hình ảnh, ví dụ sinh động, tránh đào tạo theo kiểu lý thuyết suông không tạo hứng thú cho người dùng. Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng lý thuyết nên kết hợp với việc thực hành ngay tại chỗ hoặc cho tham quan trực tiếp tại Trung tâm để người dùng tin có thể nắm bắt được toàn bộ kiến thức đã được hướng dẫn trên lớp.
- Thường xuyên có các buổi nói chuyện, gặp mặt bạn đọc theo định kỳ để giải đáp những thắc mắc và hướng dẫn thêm những kiến thức thông tin còn thiếu cho người dùng tin nắm bắt đầy đủ hơn.
102
- Thông qua các chương trình, các ngày lễ, ngày kỷ niệm của nhà trường chiếu những thước phim giới thiệu về trường trong đó có phần giới thiệu về Trung tâm, cũng như các sản phẩm dịch vụ nổi trội cho những đối tượng trong và ngoài trường biết đến.
- Trong quá trình mở các lớp hướng dẫn hoặc các buổi gặp gỡ, nói chuyện với bạn đọc cần phải chú ý đến nội dung, chương trình đào tạo cũng như các hình thức hướng dẫn để người dùng tin tiếp cận nhanh nhất.
103
KẾT LUẬN
Sản phẩm và dịch vụ là một trong những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của Trung tâm Thông tin thư viện Trường Đa ̣i ho ̣c Ngân hàng TP.HCM. Mỗi sản phẩm và di ̣ch vu ̣ mang đến những tiê ̣n ích khác nhau cho người dùng tin và nó rất cần thiết cho công tác nghiên cứu , giảng dạy, học tập của các đối tượng khác nhau tại trường. Sự tác đô ̣ng của công nghệ thông tin đã đă ̣t ra thách thức cho Trung tâm trong viê ̣c xây dựng mô ̣t thư viê ̣n kiểu mẫu đáp ứng nhu cầu ngày càng đa da ̣ng và phức ta ̣p của người dùng tin . Hơn bao giờ hết, Trung tâm cần tự đổi mới chính mình, nâng cao và hoàn thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ để bắt kịp thời đại và trở thành một trong những Trung tâm hiện đại hàng đầu của các trường Đại học khu vực Phía Nam.
Từ kết quả khảo sát hiê ̣n tra ̣ng sản phẩm và di ̣ch vu ̣ thông tin thư viê ̣n của Đa ̣i học Ngân hàng, có thể rút ra một số kết luận sau:
- Hệ thống sản phẩm và di ̣ch vu ̣ của Trung tâm khá đa da ̣ng , được triển khai và đưa vào phục vụ nhưng mức độ sử dụng và khai thác c hưa cao, thiếu tính chuyên nghiê ̣p và đồng bô ̣.
- Nhu cầu tin củ a các đối tượng lớn nhưng khả năng đáp ứng chưa đầy đủ , chưa ta ̣o được tính thân thiê ̣n trong phu ̣c vu ̣.
- Cơ sở vâ ̣t chất quá la ̣c hâ ̣u và cũ kĩ, trang thiết bi ̣ phu ̣c vụ cho việc triển khai các dịch vụ phục vụ còn thiếu.
- Thiếu cán bô ̣ thư viê ̣n trong viê ̣c lên ý tưởng để xây dựng , tạo lập các sản phẩm và di ̣ch vu ̣ mới . Trình độ cán bộ còn hạn chế , tính chuyên nghiệp trong phục vụ chưa có.
Để có thể nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện hiện đại, cũng như ngày một nâng cao chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viê ̣n, Trung tâm cũng cần chú trọng đầu tư, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ
104
bằng việc cử đi tập huấn, đi học để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của Trung tâm, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu tin ngày càng cao của ngườ i dùng tin.
Bên cạnh đó, việc tăng cường hợp tác với các thư viện trong hoạt động của Trung tâm và việc thường xuyên giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ tới mọi đối tượng người dùng tin trong và ngoài Đa ̣i ho ̣c Ngân hàng cũng góp phần thúc đẩy cho các sản phẩm và dịch vụ thư viện phát triển, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác các sản phẩm và dịch vụ thư viê ̣n.
Như vậy, để tiến hành việc hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các phòng ban chức năng. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đầu tư cho phát triển Trung tâm nói chung và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ nói riêng sẽ là yếu tố đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần tạo nên các sản phẩm nghiên cứu khoa học mang hàm lượng tri thức cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của Ðại học Ngân hàng.
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), “10 sự kiện nổi bật trọng lĩnh vực thông tin và truyền thông năm 2007”, Công nghệ thông tin và Truyền thông (1), tr.5-7.
2. Nguyễn Thị Kim Cương (2006), Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông
tin thư viện trong hệ thống thư viện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đỗ Văn Châu (2006), Phát triển dịch vụ thông tin thư viện của các thư
viện đại học công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh,Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Huỳnh Đình Chiến (2008), “Nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin thư viện”, Website bản tin các trung tâm học liệu, Truy cập ngày
27/02/2012, địa chỉ: http://www.lrc.ctu.edu.vn/bantin/chuyen-de/22-
chuyen-de/16-nang-cao-cht-lng-cac-dch-v-thong-tin--th-vin.html.
5. Nguyễn Huy Chương (1998), “Thư viện đại học Việt Nam, hiện trạng và xu hướng phát triển”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (11), tr.42 – 42.
6. Nguyễn Thị Hương Giang (2007), Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện đáp ứng nhu cầu tin thời kỳ đổi mới tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Đại học Văn hóa, Hà Nội.
7. Lê Thị Thanh Hà (2007), Khảo sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả dịch
vụ thông tin thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Đại học Văn hóa,
Hà Nội.
8. Nguyễn Vĩnh Hà (2001), Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc, Nxb Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.