Đặc điểm chung
Đây là nhóm người dùng tin chiếm số lượng đông nhất tại Trường Đại học Ngân hàng, tổng sinh viên tính tới ngày 31/12/2012 (báo cáo tổng kết năm học 2012) là 19.448 sinh viên, học viên. Trường hiện tại đào tạo khá nhiều hệ, gồm:
- Hệ đại học : 6.992 sinh viên - Hệ cao đẳng: 1.269 sinh viên - Hệ Tại chức: 3.877 sinh viên
- Sau đại học: 1016 học viên (bao gồm Nghiên cứu sinh và Cao học) - Hệ liên thông: 1.944 sinh viên
- Hệ văn bằng 2 : 1000 sinh viên
Hiện tại trường có 5 ngành chính là: ngành Tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, ngôn ngữ Anh, và kế toán.
Nhóm đối tượng này khá đa dạng và có sự phân cấp về trình độ khá rõ rệt.Đối với học viên cao học và nghiên cứu sinh nhu cầu nghiên cứu là rất lớn. Các đối tượng còn lại tương đồng về trình độ, nhu cầu tin của nhóm này khá đa dạng, phong phú xuất phát từ yêu cầu, tính chất của từng chuyên ngành đào tạo. Ngành chủ lực của trường là ngành tài chính ngân hàng và kế toán nên nhu cầu tin về lĩnh vực trên của sinh viên, học viên rất cao. Những thông tin về tài chính luôn được sinh viên cập nhật hàng ngày, thậm chí hàng giờ để có thể nắm bắt kịp với tốc độ thay đổi thông tin chóng mặt của xã hội và nhằm đáp ứng được yêu cầu trong quá trình học tập. Nhóm đối tượng này cần thông tin đa dạng, nhưng cũng phải chính xác và mang tính chất rộng. Do đặc tính của khối ngành kinh tế nên sinh viên ngoài tìm tài liệu từ thư viện họ còn tìm tin internet. Đây là nơi chứa đựng một nguồn thông tin lớn nếu sinh viên biết khai thác và sử dụng.
35
Trình độ học vấn
So với 2 đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhóm giảng viên, cán bộ nghiên cứuthì trình độ của sinh viên, học viên thấp hơn. Trường đào tạo đa hệ với số lượng học viên, sinh viên khá lớn, trình độ của các hệ có khác nhau và có sự chênh lệch trong việc tiếp cận, sử dụng thông tin và xử lý thông tin trong quá trình học tập của mình.
Lứa tuổi
Độ tuổi từ 18-24 chiếm khoảng 85% số lượng sinh viên, học viên của trường.Đây là độ tuổi trẻ, có nhiệt huyết, năng động, nhiều đam mê và hoài bão trong cuộc sống chính vì vậy họ rất ham học hỏi.Tuy nhiên hạn chế lớn của nhóm đối tượng này là việc lựa chọn, đánh giá, xử lý thông tin chưa được tốt. Sự đa dạng của thông tin, tài liệu làm cho họ khá lúng túng trong quá trình sử dụng do họ thiếu kinh nghiệm trong việc lọc, đánh giá thông tin.
Độ tuổi từ25 - 40 chiếm số còn lại, đa số thuộc hệ sau đại học, văn bằng 2, liên thông, tại chức. Đối tượng này nhu cầu tin có nhiều, song do đặc điểm công việc, nghề nghiệp (đa số đã đi làm, có công việc ổn định) nên họ không có nhiều thời gian để nghiên cứu, dùng tài liệu và tìm tài liệu hỗ trợ cho công việc học tập của mình. Việc có ít thời gian đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của đối tượng trên. Theo báo cáo tổng kết năm học 2012:
- Hệ sau đại học tuy chất lượng học tập tương đối khá, song tiến độ của các nghiên cứu sinh còn chậm, không đảm bảo thời gian do vậy việc bảo vệ luận văn, luận án không đúng tiến độ.
- Đối với hệ tại chức, văn bằng 2 vẫn còn lười nhác trong học tập, tỷ lệ sinh viên không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp là 28,3% (1381/4877). Tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi thấp chiếm có 5,6%. Điều này thể hiện rõ phần lớn sinh viên hệ này chưa có phương pháp học tập phù hợp, khả năng tự nghiên cứu, tự học còn yếu, sinh viên chỉ học theo sách vở, chưa có nhu cầu tìm tài liệu, xử lý, cập nhật thông tin để hỗ trợ cho quá trình học tập của mình.
36
Khả năng sử dụng ngoại ngữ
Ngoài Tiếng Việt sinh viên trường có thể sử dụng tiếng Anh khá tốt, khoảng 70% sinh viên sử dụng được tốt tiếng Anh. Do trường xây dựng chuẩn đầu ra là TOEIC 550 đối với sinh viên chính quy nên buộc sinh viên phải học tiếng Anh. Đối với sinh viên các hệ khác (văn bằng 2, liên thông, tại chức), khả năng sử dụng ngoại ngữ chưa tốt lắm.
Ngoài sử dụng tiếng Anh, số lượng sinh viên biết ngoại ngữ khác rất ít, chỉ những sinh viên tự học bên ngoài hoặc tự nâng cao trình độ chỉ chiếm 3% trong tổng số sinh viên.
Đời sống vật chất và tinh thần
Đa số sinh viên phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ gia đình nên đời sống vật chất chưa đảm bảo, một phần lớn sinh viên ở tỉnh, xa nhà nên có đời sống thấp, điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập cũng như nghiên cứu của sinh viên (do dành thời gian để đi làm thêm). Kinh tế sinh viên lệ thuộc rất lớn vào gia đình, căn bản là không ổn định.
Về đời sống tinh thần: sinh viên là đối tượng có đời sống tinh thần khá phong phú. Ngoài giờ học sinh còn tham gia các phong trào của nhà trường, của đoàn thể, tham gia sinh hoạt tập thể như văn nghệ, thể thao…cùng các hoạt động ngoại khóa khác.Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM là trường có hoạt động phong trào khá sôi nổi, nhiều cuộc thi, hội thi được tổ chức và sinh viên tham gia rất nhiệt tình. Một bộ phận sinh viên sau giờ học họ thường có nhu cầu sử dụng internet để chat, trao đổi các vấn đề học tập cũng như những nhu cầu giải trí khác: xem phim, nghe nhạc…
Do đặc điểm thông tin và đặc điểm nhu cầu tin của nhóm đối tượng này, dịch vụ thích hợp nhất để cung cấp cho họ đó là dịch vụ cung cấp tài liệu, dịch vụ internet, dịch vụ tham khảo… đặc biệt là dịch vụ cung cấp tài liệu. Nhu cầu được đọc tài liệu tại thư viện, nhu cầu được photo, in ấn và nhu cầu giải trí nên họ cần một vốn tài liệu đa dạng, phong phú để phục vụ cho các mục đích khác nhau của họ. Khi công nghệ thông tin phát triển thì
37
ngoài việc cung cấp dịch vụ truyền thống, thư viện cung cấp cho họ những dịch vụ hiện đại là vô cùng hữu ích như cung cấp các cơ sở dữ liệu bằng điện tử, chép file…
Ngoài 3 nhóm người dùng tin chính, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM còn một nhóm nguời dùng tin tuy chiếm số lượng không lớn, không chi phối nhu cầu tin của trường nhưng cũng có nhu cầu về việc sử dụng tài liệu, thông tin của thư viện trường đó là khối người dùng tin cán bộ công nhân viên.
Cán bộ công nhân viên chiếm 22% (106/477) tổng số cán bộ của trường. Nhóm này tham gia vào hoạt động thông tin theo hai hướng: nhận thông tin để phục vụ cho công tác và nhận thông tin để điều chỉnh hành vi, thỏa mãn nguyện vọng của mình. Họ có trình độ không đồng đều và nhu cầu tin khác nhau, do vậy nhóm này cần nguồn thông tin rất đa dạng.Thông tin họ cần là những thông tin mang tính chất đại chúng, phổ thông, bên cạnh một số đối tượng cần thông tin hỗ trợ khác để phục vụ cho công việc hiện tại.Thông tin chủ yếu là các sự kiện, ít sử dụng thông tin mang tính chất lý luận, nghiên cứu.
Dịch vụ chủ yếu là dịch vụ cung cấp thông tin tài liệu, mang tính chất truyền thống vẫn được ưa chuộng hơn so với các dịch vụ hiện đại.Đối tượng này không đòi hỏi thông tin cao, dễ phục vụ và thông tin không cần chọn lọc nhiều, đặc biệt những thông tin giải trí rất được họ quan tâm. Do vậy, sử dụng dịch vụ internet, dịch vụ mượn tài liệu về nhà hoặc đọc tại chỗ (đọc báo, tạp chí) nên được chú trọng.
Nhu cầu tin của người dùng tin tại Đại ho ̣c Ngân hàng TP .HCM có nhiều biến đổi, phong phú và đa dạng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra nhu cầu tin c ủa 3 nhóm người dùng tin nói trên. Tổng số phiếu phát ra 570 phiếu (thu về 555 phiếu, đạt tỷ lệ 97.4%). Trong đó 500 phiếu dành cho sinh viên và học viên (thu về 485 phiếu, đạt 97%), 70 phiếu dành cho giảng viên, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu (thu về 70 phiếu, đạt 100%).
38
Qua phân tích kết quả thu được từ phiếu điều tra, luận văn đã khái quát các đặc điểm về nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin như sau:
* Tần suất sử dụng thư viện
Do đặc điểm riêng của từng nhóm người dùng tin khác nhau thì th ời gian họ dành để đến thư viện cũng khác nhau thấy rõ. Đối với nhóm sinh viên và học viên họ dành nhiều thời gian để đến thư viện hơn nhóm cán bộ quản lý và nhóm Giảng viên, CBNC.
Biểu đồ 1.1. Tần suất sử dụng thư viện
* Mục đích đến thư viện
Mục đích đến thư thư viện của các đối tượng khác nhau rõ rệt , trong nhóm sinh viên , họ đến thư viện với mục đích là học tập (84%) và giải trí (63.6%). Nhóm học viên : đến thư viện với mục đích học tập (67%), nghiên cứu (72%), tự nâng cao trì nh đô ̣ (86%). Nhóm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có tới 93.3% đến thư viện để nghiên cứu tài liệu.
- 10 20 30 40 50 60 70
SINH VIÊN HỌC VIÊN GiẢNG
VIÊN, CBNC CBQL, PHỤC VỤ 26 2.4 4.5 0 43 23.3 17.8 12 16.3 39.5 31 24 14.3 34.8 46.7 64% TẦN SUẤT SỬ DỤNG THƢ VIỆN HÀNG NGÀY 3LẦN/TUẦN 1 THÁNG/LẦN
39
Biểu đồ1.2. Mục đích thu thập thông tin
Lý do đến thư viện
Người dùng tin đến thư viê ̣n với nhiều lý do khác nhau , có thể là tài liê ̣u phong phú , câ ̣p nhâ ̣t , có thể là thái độ phục vụ của cán bộ làm họ hài lòng, có thể giúp họ tiết kiệm được kinh phí cho việc đầu tư mua giáo tr ình, tài liệu phục vụ những mục đích khác nhau nào đó.
Biểu đồ 1.3.Lý do người dùng tin đến thư viện
Qua khảo sát các đối tượng người dùng tin, lý do sinh viên đến thư viện vì nguồn tài liệu phong phú (70.5%) và tiết kiệm được tiền đ ể mua tài liệu (85%). Nhóm học viên , giảng viên , CBNC, CBQL phục vu ̣ quan tâm nhiều
0 50 100 84 45 63.6 31 2.7 67.4 72 48.8 86 2.3 17.7 93.3 20 37.7 56 68 60 80 8
MỤC ĐÍCH THU THẬP THÔNG TIN
SINH VIÊN HỌC VIÊN GiẢNG VIÊN, CBNC CBQL, PHỤC VỤ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Tài liệu phong phú Tài liệu cập nhật Không gian thuận lợi Thái độ phục vụ tốt Tiết kiệm tiền Khác 70.5 28.3 44.8 10.2 85 3.3 67 46.5 25.5 44 6.9 2.3 35.5 37.7 46.6 84.4 2.2 2.2 68 52 40 76.2 28 0
LÝ DO NGƢỜI DÙNG TIN ĐẾN THƢ VIỆN
SINH VIÊN HỌC VIÊN
GiẢNG VIÊN, CBNC CBQL, PHỤC VỤ
40
hơn đến nguồn tài liê ̣u , không gian nghiên cứu ho ̣c tâ ̣p , thái độ phục vụ của cán bộ hơn là việc tiết kiệm kinh phí mua tài liệu.
Về loại hình tài liệu
Nhu cầu tin c ủa người dùng tin trong Trư ờng Đa ̣i ho ̣c Ngân hàng luôn phong phú, đa dạng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Những thông tin được người dùng tin quan tâm thư ờng được họ khai thác ở nhiều loại hình tài liệu khác nhau, với mục đích đáp ứng cho nhu cầu tin của mình một cách hữu hiệu nhất. Do đặc điểm khác biệt của từng nhóm ngườ i dùng tin, nên việc lựa chọn các loại hình tài liệu của từng nhóm cũng khác nhau. Nhưng cơ bản loại hình tài liệu được ngườ i dùng tin t hường xuyên sử dụng đó là lu ận văn, luận án, công trình ng hiên cứu khoa ho ̣c (hơn 80%), tài liệu điện tử (80%), tiếp theo là giáo trình (65.4%), từ điển, bách khoa toàn thư (48%)
Biểu đồ 1.4. Loại hình tài liệu người dùng tin thường sử dụng
Đối với nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý, phục vụ thông tin họ cần có tính tổng hợp, khái quát, tính thời sự và dự báo phục vụ thiết thực cho việc ra quyết định. Chính vì vậy, tài liệu họ lựa chọn để sử dụng là báo cáo khoa học (56%), báo, tạp chí (52%), Tài liệu điện tử (48%).
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 65.4 27 48 39.8 22 33.7 11.5 20.9 81.4 41.8 69.7 86 67.4 9.3 8.8 46.6 28.8 71 88.8 80 17.7 16 49 36 52 56 48 4
LOẠI HÌNH TÀI LIỆU
SINH VIÊN HỌC VIÊN
GiẢNG VIÊN, CBNC CBQL, PHỤC VỤ
41
Đối với nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng viên, thông tin họ cần lại có tính cụ thể, tính lý luận và thực tiễn, thông tin phù hợp và chính xác. Vì vậy họ sử dụng các loại hình tài liệu như: công trình nghiên cứu khoa ho ̣c (88.8%), tài liệu điện tử chuyên ngành (80%), báo, tạp chí (71%) và các tài liệu khác.
Đối với nhóm người dùng tin là cao học và sinh viên, do đặc thù của họ là sử dụng thông tin phục vụ cho mục đích học tập vì vậy tài liệu có tính chất tham khảo, giáo trình là những loại tài liệu hỗ trợ đắc lực trong việc tìm tin của nhóm đối tượng này.
* Về lĩnh vực chuyên môn
Đa ̣i ho ̣c Ngân hàng là cơ sở đào ta ̣o đa ngành n hưng mô ̣t số ngành chính như: Tài chính Ngân hàng , kế toán, quản trị ki nh doanh được xem là những ngành chủ lực và là ngành mũi nho ̣n trong quá trình đào ta ̣o . Tài liệu mà các đối tượng người dùng tin quan tâm nhiều nhất và được sử dụng
thường xuyên đó là : Tài chính ngân hàng (93%); Kế toán kiểm toán (83%); Kinh tế (72%). Ngoài ra, với viê ̣c bắt buô ̣c chuẩn đầu ra ngoa ̣i ngữ là Tiếng Anh nên đây cũng là lĩnh vực được người dùng tin sử du ̣ng khá nhiều (86%). Bên ca ̣nh đó các tài liê ̣u về luâ ̣t, tin ho ̣c, tài liệu giải trí cũng được người dùng tin sử du ̣ng song song bên ca ̣nh các tài liê ̣u thuô ̣c chuyên ngành chính.
42
Biểu đồ 1.5. Lĩnh vực chuyên môn người dùng tin quan tâm
Như vậy, đặc điểm của ngườ i dùng tin tại Trường Đa ̣i ho ̣c Ngân hàng TP.HCM mang rõ nét đặc thù của từ ng đối tượng . Nhu cầu tin phong phú , đa dạng, mang tính chất chuyên ngành và chuyên sâu . Từ những đặc điểm trên đòi hỏi cán bộ Trung tâm phải nắm vững nhu cầu tin c ủa các nhóm người dùng để từ đó có những định hướng tổ chức các hoạt động khai thác các sản phẩm và di ̣ch vu ̣ thư viê ̣n cũng như viê ̣c s ử dụng thông tin có hiệu quả nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin cho người dùng tin.
0 20 40 60 80 100 Tài chính Ngân hàng Kế toán kiểm toán Kinh tế Quản trị kinh doanh Luật Tin học Ngoại ngữ Tài liệu giải trí Khác 91.6 83 58.8 48.4 31.4 20.5 69.2 32.2 13.3 93 74.4 72 25.5 18.6 6.9 86 25.6 34.8 80 44.4 57.7 37.7 22 4 75 13.3 28.8 68 32 44 24 12 12 36 56 8 LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SINH VIÊN HỌC VIÊN GiẢNG VIÊN, CBNC CBQL, PHỤC VỤ
43
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN
HÀNG TP.HCM