Khái quát về Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 35)

hàng TP.HCM

Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, tên giao dịch quốc tế Centre for Information and Library of Banking University of Ho Chi Minh City, có chức năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ

cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Chức năng, nhiệm vụ:

- Tham mưu cho hiệu trưởng trong việc thiết kế và lập kế hoạch phát triển thư viện. Xây dựng nội quy quản lý thư viện trình Hiệu trưởng quyết định;

- Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thư viện nhằm phục vụ cho người sử trong và ngoài trường theo quy định của Hiệu trưởng.

- Trực tiếp mua sắm tài liệu (sách, báo, tạp chí, và các tài liệu khoa học khác) cho thư viện phù hợp với yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của các Khoa, Bộ môn, Viện nghiên cứu khoa học và các Trung tâm trên cơ sở kế hoạch đã duyệt và nguồn tài chính được phân bổ;

- Được quyền thực hiện các phương thức giao dịch (đọc tại chỗ, cho mượn về nhà…) phù hợp với từng đối tượng sử dụng thư viện;

- Chủ động hợp tác với các thư viện, các trường Đại học trong và ngoài nước để trao đổi về quản lý thư viện;

- Thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin, sao chép tài liệu và sử dụng hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật và các quy định của Hiệu trưởng;

26

- Thông tin phục vụ cho đào tạo và NCKH; Thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động đào tạo và NCKH;

- Khai thác và cập nhật thông tin trong và ngoài nước liên quan đến đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường để cung cấp cho người sử dụng. - Tổ chức và quản lý thông tin: thực hiện các dịch vụ có thu liên quan đến

nhiệm vụ của Trung tâm khi được Hiệu trưởng chấp thuận

Hình 1.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Thông tin – Thư viện

Cơ sở vật chất

- Tổng diện tích 2 cơ sở (Sài Gòn và Thủ Đức) là 1.578m2

với khoảng 700 chỗ ngồi.

- Trung tâm hiện có 130 máy tính phục vụ tra cứu internet miễn phí cho sinh viên.

Diện tích tại 2 cơ sở theo đánh giá của người dùng tin là quá hẹp, thiếu chỗ ngồi,không gian học tập không thoải mái.Việc tổ chức kho tài liệu chật và chưa thống nhất do không đủ diện tích.

27

Cán bộ

Hiện tại Trung tâm Thông tin – Thư viê ̣n có 15 cán bộ, trong đó có: - Trình độ thạc sĩ: 1 người

- Cử nhân: 11 người (5 người tốt nghiệp ngành thư viện, 2 người tốt nghiệp ngành ngữ văn Anh, 3 người tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng, 1 người tốt nghiệp công nghệ thông tin).

- Trung cấp: 2 người (1 trung cấp thư viện, 1 trung cấp công nghệ thông tin)

- Trung học phổ thông: 1 người

Lợi thế lớn nhất của Trung tâm là hiện có 3 cán bộ đang theo học chương trình sau đại học ngành Thông tin- Thư viện và 1 cán bộ đang theo học chương trình sau đại học Công nghệ thông tin. Nhưng hạn chế là số cán bộ có trình độ về chuyên ngành khác chiếm hơn một nửa trong tổng số cán bộ tại Trung tâm. Thêm vào đó, giám đốc (thạc sỹ ngành quản trị học) Trung tâm Thông tin – Thư viện không có chuyên môn về thư viện , do vậy trong việc tổ chức, quản lý còn một số hạn chế nhất định.

Kinh phí

Kinh phí cấp cho Trung tâm (năm 2011) là: 968.321.770 đồng, Trong đó kinh phí dành riêng cho mua tài liệu (năm 2011) là: 580.315.500 đồng. Năm 2012 và 2013 là 1 tỷ đồng. Nguồn hỗ trợ từ bên ngoài không có, nguồn kinh phí tự tạo rất ít như: photocopy, chép file luận văn, in ấn…

Nguồn kinh phí được nhà trường cấp ở mức độ chỉ đủ bổ sung các loại giáo trình và tài liệu Tiếng Việt, các loại tài liệu quý, tài liệu ngoại văn (đặc biệt tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành) không đủ kinh phí để bổ sung. Thêm vào đó, nguồn tài liệu điện tử (ebook) người dùng tin rất cần song kinh phí có giới hạn nên đến nay vẫn chưa có nguồn nào để bổ sung loại hình tài liệu dạng ebook.

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 35)