Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trƣờng Đại học Ngân

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 38)

Tài liệu bằng giấy

- Tổng số tài liệu hiện có: 51.818 bản sách tương đương 8.349 nhan đề, trong đó sách bằng tiếng nước ngoài: 2.861 nhan đề.

- Luận văn, luận án: 1.658 bản tương đương 1.451 nhan đề. - Công trình nghiên cứu khoa học: 32 bản tương đương 32 nhan đề. - Tổng số báo và tạp chí: 70 nhan đề báo, 40 tạp chí (trong nước và nước ngoài). Số lượng tạp chí lưu hiện có 1.555 bản.

Tài liệu điện tử

- Đĩa CD- ROM: 1.973 bản tương đương 416 nhan đề. - Bộ sưu tập tài liệu số: 10.746 biểu ghi.

- Cơ sở dữ liệu (CSDL): có 2 CSDL bằng Tiếng Anh + CSDL Proquest

+ CSDL Willson

- 1 phần mềm học Tiếng Anh trực tuyến Langmaster.

Với mô ̣t nguồn lực hiê ̣n có ta ̣i Trung tâm tuy chưa đa da ̣ng , chất lượng ở mức tương đối nhưng phần nào đã góp phần không nhỏ vào việc cung cấp nguồn tài liê ̣u , thông tin cần thiết cho các đối tượng người dùng tin ta ̣i trường.

1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM hàng TP.HCM

Nhu cầu tin cũng như mọi nhu cầu khác của con người, là đòi hỏi khách quan của con người đối với thông tin, tri thức nhằm duy trì và thực hiện các hoạt động sống của mình. Nhu cầu tin là một loại nhu cầu chịu ảnh hưởng của những đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện sống và hoạt động của chính người dùng tin đó và mang tính chất xã hội cao. Nhu cầu tin luôn luôn biến đổi dưới

29

tác động của các yếu tố khách quan: môi trường hoạt động, tính chất hoạt động nghề nghiệp… của người dùng tin, tạo nên bản sắc và sự đa dạng của hoạt động thông tin.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn thông, sự phát triển của internet, nhu cầu tin của các đối tượng cũng khác nhau, phong phú và đa dạng hơn, nhanh và chất lượng cũng đòi hỏi cao hơn trước.

Người dùng tin của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đa dạng và được chia làm 3 nhóm chính:

- Nhóm người dùng tin cán bộ lãnh đạo, quản lý

- Nhóm người dùng tin làm công tác giảng dạy, nghiên cứu - Nhóm người dùng tin học viên/sinh viên

Người dùng tin tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM mang đặc thù riêng, họ là các nhà nghiên cứu, giảng viên, CBQL, học viên, sinh viên… đang làm việc và học tập tại trường.

Tính đến ngày 31/12/2012 (dựa trên bảng báo cáo năm học 2012 của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM) tổng số lượng người dùng tin tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM là 19.965 người, trong đó sinh viên và học viên là 19.448 chiếm 97,6%, còn lại là cán bộ công nhân viên, giảng viên: 477 người chiếm 2.4%.

Tất cả các đối tượng trên là những người có trình độ và nhu cầu tin rất cao, do vậy việc nắm bắt kịp thời thông tin mới, có chất lượng là hết sức cần thiết đối với người dùng tin nhằm hỗ trợ cho công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy của họ.

1.3.1. Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý

Đặc điểm chung

Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý chiếm 44,2% (211/477) trong tổng số 477 người dùng tin là cán bộ tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Công việc của nhóm này là tổ chức, điều hành hoạt

30

động của các bộ phận do mình phụ trách. Họ phải đưa ra các quyết định liên quan đến công việc và các quyết định đó phải mang tính chất khách quan, phải có tính thuyết phục.Đồng thời các quyết định này vừa có tính chất mềm dẻo, vừa linh hoạt nhưng cũng phải dứt khoát, và kiên quyết.Chính vì là người ra quyết định cho công việc nên họ cần những thông tin có có chất lượng, có độ tin cậy lớn.

Tuy nhiên do bận rộn nhóm này có rất ít thời gian để tìm đến các nguồn tin, vì vậy trong quá trình làm việc họ rất cần người trợ giúp và các phương tiện hỗ trợ khác. Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý rất năng động, tự tin, có khả năng tổ chức điều hành và rất có uy tín. Nhu cầu tin của họ không những cao mà còn rộng, đa dạng.Nhu cầu tin của họ cũng rất ít khi bị thay đổi và cần thông tin có tính chất bền vững.

Thông tin họ cần là những thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đường lối phát triển và những thông tin có tính chất định hướng. Thông tin phải vừa cô đọng, vừa súc tích, đầy đủ, chính xác, hệ thống và chọn lọc. Hình thức phục vụ thông tin: có tính chất hiện đại (dạng điện tử) và bằng các phương tiện nhanh nhất, thuận lợi nhất. Ngôn ngữ thông tin: chủ yếu là ngôn ngữ bản địa.

Trình độ học vấn

Nhóm này có trình độ học vấn khá cao, thấp nhất là trình độ cử nhân và cao nhất là Phó giáo sư (hiện trường chưa có chức danh Giáo sư). Nhóm người dùng tin này có trình độ do vậy khi cung cấp thông tin cho nhóm này phải chú ý đến chất lượng nguồn tin.

Lứa tuổi

Nhóm cán bộ quản lý có độ tuổi từ 40 – 65 tuổi. Đây là độ tuổi có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý điều hành. Số cán bộ quản lý trẻ chiếm số lượng chưa nhiều. Đối với người lớn tuổi làm công tác quản lý, phương thức phục vụ thông tin cho họ là vô cùng quan trọng. Nhóm này cần thông tin có chất lượng đã được xử lý như tóm tắt, tổng luận… và phục vụ thông tin có chọn lọc, nên gửi đến tận tay họ là tốt nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

Khả năng sử dụng ngoại ngữ

Ngoài Tiếng Việt được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng được sử dụng trong các hoạt động ngoại giao.Nhóm này khoảng 80% sử dụng tốt tiếng Anh. Đặc biệt đối với những cán bộ lãnh đạo trẻ, ngoài khả năng sử dụng rất tốt tiếng Anh họ còn sử dụng khá một số ngoại ngữ khác như: Nhật, Pháp, Nga, Trung Quốc…

Do trường có liên kết và hợp tác đào tạo với các nước như Thụy Sỹ, Anh Quốc nên lãnh đạo trường thường xuyên đón tiếp, giao lưu với các đoàn khách nước ngoài đến tham quan, khảo sát, học tập, yêu cầu phải sử dụng tốt ngoại ngữ để phục vụ cho công việc của họ.

Đời sống vật chất và tinh thần

Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý có nguồn thu nhập chính từ bản thân: nguồn thu nhập chính một phần từ lương, một phần từ công tác quản lý và một phần khác từ hoạt động giảng dạy. Ngoài tham gia quản lý, một phần trong số họ còn kiêm cả công tác giảng dạy tại trường. Đa số trong số họ có nguồn thu nhập ổn định và tự chủ được về tài chính. Trong thời gian gần đây, trường có những quy định và chế độ đãi ngộ tốt đối với cán bộ công nhân viên, giảng viên nên nguồn thu nhập tăng lên đáng kể và đảm bảo được chất lượng sống của họ. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý do họ công tác lâu năm, có thâm niên cộng với phụ cấp về trách nhiệm trong công việc nên thu nhập họ tương đối khá.

Đối với đời sống tinh thần: nhóm này do chịu áp lực về công việc lớn, yêu cầu đầu tư nhiều “chất xám” và cần sự linh hoạt, cương quyết trong việc giải quyết công việc nên họ rất ít có thời gian để nghỉ ngơi. Sau giờ làm việc cách thư giãn tốt nhất là tham gia các hoạt động thể thao và các hoạt động văn hóa, văn nghệ…Họ cũng thích được xem phim, đọc báo, đọc sách để giải trí.

Qua tìm hiểu đặc điểm của đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý có thể thấy nhu cầu tin của họ là rất lớn. Dịch vụ cung cấp cho họ đó là những dịch vụ có giá trị gia tăng như: dịch vụ dịch tài liệu, dịch vụ cung cấp thông tin có

32

chọn lọc, dịch vụ tư vấn, tham khảo. Đặc biệt đối với họ, cách để học sử dụng nguồn tin hiệu quả là cần cung cấp dịch vụ thông tin trọn gói.

1.3.2. Nhóm người dùng tin giảng viên, cán bộ nghiên cứu.

Đặc điểm chung

Nhóm này chiếm 55,7% tổng số lượng cán bộ công nhân viên, giảng viên của trường (266/477). Đây là nhóm đối tượng cần thông tin rất lớn để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu.Việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy có mối quan hệ và luôn hỗ trợ cho nhau.Muốn công tác giảng dạy tốt, có chất lượng cần phải nghiên cứu tài liệu, tìm các thông tin mới, hữu ích.Trường Đại học Ngân hàng luôn có kế hoạch, chính sách khuyến khích giảng viên vừa giảng dạy vừa tham gia công tác nghiên cứu khoa học. Đối tượng này, nhu cầu thông tin của họ có thực và rất cao. Thông tin đảm bảo vừa chuyên sâu vừa tổng hợp, có tính logic và hệ thống. Thông tin cần phải đảm bảo tính kịp thời, đúng thời điểm.Tuy nhiên mức độ kịp thời này phụ thuộc vào tính chất của từng lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu. Đối với giảng viên Trường Đại học Ngân hàng, do tính chất và đặc thù riêng của ngành chuyên về lĩnh vực tài chính, ngân hàng thuộc khối kinh tế nên vấn đề biến động giá cả thị trường là rất nhanh, thay đổi liên tục nên họ cần nhiều những thông tin mới, cập nhật và đảm bảo tính chính xác, đầy đủ bên cạnh những dòng thông tin đã có tính chất bền vững. Đây cũng là nhóm đối tượng có rất ít thời gian nên việc cung cấp thông tin cho họ phải nhanh và nhất là thông tin luôn phải đảm bảo được tính chất chuyên ngành.

Trình độ học vấn

Nhóm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu gồm Phó giáo sư: 6 người

Tiến sỹ: 32 người Thạc sỹ: 184 người

33

Nhóm người dùng tin này là đối tượng có trình độ học vấn cao, thường xuyên sử dụng tới thông tin và nguồn thông tin luôn phải được chọn lọc.

Lứa tuổi

Nhóm này có độ tuổi rất khác nhau, độ tuổi từ 41-55 tuổi chiếm khoảng 40%, còn lại khoảng 60% có độ tuổi từ 25 – 40 tuổi. Đây là độ tuổi trung niên đầy sức sáng tạo, thích tìm hiểu, ham học hỏi và khám phá nhiều lĩnh vực mới nên họ cần nguồn thông tin lớn, được cập nhật thường xuyên.

Khả năng sử dụng ngoại ngữ

Hầu hết khoảng 95% nhóm giảng viên, cán bộ nghiên cứu dùng thành thạo tiếng Anh, do trường có Trung tâm Hợp tác Quốc tế liên kết đào tạo với trường Đại học Bolton (Anh) và trường Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sỹ nên yêu cầu cao về ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh. Ngoài khả năng sử dụng Tiếng Anh, một số giảng viên sử dụng ngoại ngữ khác như Nhật, Pháp, Nga, Trung Quốc… đảm bảo cho công tác giảng dạy cũng như giao lưu, hợp tác quốc tế.

Đời sống vật chất và tinh thần

Nguồn thu nhập chính từ việc giảng dạy đảm bảo cho đời sống vật chất của nhóm người này được đầy đủ, một số có đời sống khá. Ngoài ra, do nhu cầu của cuộc sống và với trình độ, khả năng của mình nhóm đối tượng này được mời giảng dạy ngoài giờ ở một số đơn vị có nhu cầu. Do vậy cũng đảm bảo được nguồn thu cho họ.

Về đời sống tinh thần: nhóm này ngoài thời gian giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đa số họ thích thư giãn, giải trí như chơi thể thao, xem tivi, đọc sách báo.

Qua đặc điểm thông tin cũng như nhu cầu tin của đối tượng này ta thấy cần cung cấp cho họ những dịch vụ thiết thực nhất cùng những dịch vụ có giá trị gia tăng như: dịch vụ tham khảo, dịch vụ cung cấp tài liệu, dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc. Những dịch vụ này sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin và thỏa mãn sự “khát” thông tin của họ.

34

1.3.3. Nhóm người dùng tin học viên/sinh viên

Đặc điểm chung

Đây là nhóm người dùng tin chiếm số lượng đông nhất tại Trường Đại học Ngân hàng, tổng sinh viên tính tới ngày 31/12/2012 (báo cáo tổng kết năm học 2012) là 19.448 sinh viên, học viên. Trường hiện tại đào tạo khá nhiều hệ, gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ đại học : 6.992 sinh viên - Hệ cao đẳng: 1.269 sinh viên - Hệ Tại chức: 3.877 sinh viên

- Sau đại học: 1016 học viên (bao gồm Nghiên cứu sinh và Cao học) - Hệ liên thông: 1.944 sinh viên

- Hệ văn bằng 2 : 1000 sinh viên

Hiện tại trường có 5 ngành chính là: ngành Tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, ngôn ngữ Anh, và kế toán.

Nhóm đối tượng này khá đa dạng và có sự phân cấp về trình độ khá rõ rệt.Đối với học viên cao học và nghiên cứu sinh nhu cầu nghiên cứu là rất lớn. Các đối tượng còn lại tương đồng về trình độ, nhu cầu tin của nhóm này khá đa dạng, phong phú xuất phát từ yêu cầu, tính chất của từng chuyên ngành đào tạo. Ngành chủ lực của trường là ngành tài chính ngân hàng và kế toán nên nhu cầu tin về lĩnh vực trên của sinh viên, học viên rất cao. Những thông tin về tài chính luôn được sinh viên cập nhật hàng ngày, thậm chí hàng giờ để có thể nắm bắt kịp với tốc độ thay đổi thông tin chóng mặt của xã hội và nhằm đáp ứng được yêu cầu trong quá trình học tập. Nhóm đối tượng này cần thông tin đa dạng, nhưng cũng phải chính xác và mang tính chất rộng. Do đặc tính của khối ngành kinh tế nên sinh viên ngoài tìm tài liệu từ thư viện họ còn tìm tin internet. Đây là nơi chứa đựng một nguồn thông tin lớn nếu sinh viên biết khai thác và sử dụng.

35

Trình độ học vấn

So với 2 đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhóm giảng viên, cán bộ nghiên cứuthì trình độ của sinh viên, học viên thấp hơn. Trường đào tạo đa hệ với số lượng học viên, sinh viên khá lớn, trình độ của các hệ có khác nhau và có sự chênh lệch trong việc tiếp cận, sử dụng thông tin và xử lý thông tin trong quá trình học tập của mình.

Lứa tuổi

Độ tuổi từ 18-24 chiếm khoảng 85% số lượng sinh viên, học viên của trường.Đây là độ tuổi trẻ, có nhiệt huyết, năng động, nhiều đam mê và hoài bão trong cuộc sống chính vì vậy họ rất ham học hỏi.Tuy nhiên hạn chế lớn của nhóm đối tượng này là việc lựa chọn, đánh giá, xử lý thông tin chưa được tốt. Sự đa dạng của thông tin, tài liệu làm cho họ khá lúng túng trong quá trình sử dụng do họ thiếu kinh nghiệm trong việc lọc, đánh giá thông tin.

Độ tuổi từ25 - 40 chiếm số còn lại, đa số thuộc hệ sau đại học, văn bằng 2, liên thông, tại chức. Đối tượng này nhu cầu tin có nhiều, song do đặc điểm công việc, nghề nghiệp (đa số đã đi làm, có công việc ổn định) nên họ không có nhiều thời gian để nghiên cứu, dùng tài liệu và tìm tài liệu hỗ trợ cho công việc học tập của mình. Việc có ít thời gian đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của đối tượng trên. Theo báo cáo tổng kết năm học 2012:

- Hệ sau đại học tuy chất lượng học tập tương đối khá, song tiến độ của các nghiên cứu sinh còn chậm, không đảm bảo thời gian do vậy việc bảo vệ luận văn, luận án không đúng tiến độ.

- Đối với hệ tại chức, văn bằng 2 vẫn còn lười nhác trong học tập, tỷ lệ sinh viên không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp là 28,3% (1381/4877). Tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi thấp chiếm có 5,6%. Điều này thể hiện rõ phần lớn sinh viên hệ này chưa có phương pháp học tập phù hợp, khả năng tự nghiên cứu, tự học còn yếu, sinh viên chỉ học theo sách vở, chưa có nhu cầu tìm tài liệu, xử lý, cập nhật thông tin để hỗ trợ cho quá trình học tập của mình.

36

Khả năng sử dụng ngoại ngữ

Ngoài Tiếng Việt sinh viên trường có thể sử dụng tiếng Anh khá tốt,

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 38)