Điều chỉnh
Hình 2.1. Sơ đồ Quy trình nghiên cứu 2.3. Nghiên cứu sơ bộ
Giai đoạn này được tiến hành bằng phương pháp thảo luận nhóm, nghiên cứu này mang tính chất định tính dùng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng đo lường các khái niệm nghiên cứu thông qua ý kiến, góp ý của các chuyên gia và ý kiến của sinh viên, dự kiến có khoảng 18 SV tham dự. Nội dung thảo luận sẽ được ghi
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kiểm tra hệ số Cronbach alpha Phân tích nhân tố EFA
Kiểm định mô hình lý thuyết
Hồi qui đa biến
Kiểm định sự phù hợp Kiểm định các giả thuyết
Kết luận Giải pháp, kiến nghị
Nghiên cứu định lượng
nhận, tổng hợp và là cơ sở cho hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu. Tiếp theo, bảng câu hỏi cũng được phát hành điều tra thử 36 SV, ghi nhận các phản hồi, rồi hoàn chỉnh lần cuối. Như vậy, kết quả cụ thể của bước nghiên cứu sơ bộ này là mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi đều được hiệu chỉnh để chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức.
2.4. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp tại lớp từ sinh viên cao đẳng hệ chính quy đang học tập tại trường trên cơ sở lịch học của các lớp học đã được nhà trường bố trí tại thời điểm khảo sát, được sự hỗ trợ của các giảng viên đang giảng dạy tại các lớp, tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát đến sinh viên thuộc đối tượng khảo sát tại lớp học. Do đó việc tổ chức khảo sát của đề tài này có những thuận lợi về cơ hội tiếp cận, giải thích làm sáng tỏ các vấn đề trong bảng câu hỏi khảo sát đối với sinh viên.
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu và làm sạch với phần mềm SPSS. Sau đó, qua hai phân tích chính sau:
Bước 1: tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha, nếu các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ (<0,3) bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu (>=0,6) (Theo Nguyễn Đình Thọ, 2011). Sau đó, tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo. Qua đó, các biến có trọng số thấp (< 0,4) sẽ bị loại và thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc > 0,5 (Theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Bước 2: Sử dụng phân tích hồi quy đa biến và phân tích ANOVA với mức ý nghĩa 5% để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên, đồng thời kiểm định mô hình đã đề xuất và các giả thuyết đã đưa ra.
2.5. Xây dựng thang đo
Thang đo SERVQUAL đã được Parasuraman &ctg (1998) xây dựng và đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới kiểm nghiệm và ứng dụng, thang đo SERVQUAL gồm 5 thành phần của chất lượng dịch vụ, gồm: (1) Mức độ tin cậy, (2) Mức độ đáp ứng, (3) Mức độ đảm bảo, (4) Mức độ đồng cảm và (5) Phương tiện hữu hình. Thang đo SERVQUAL bao quát khá toàn diện mọi vấn đề đặc trưng của chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực cụ thể có những đặc thù riêng, vì vậy, công tác điều chỉnh và bổ sung là không thể thiếu trong nghiên cứu này. Mô hình nghiên cứu đã đềxuất được
05 thành phần nhằm đánh giá chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang, cụ thể như sau:
- Chương trình đào tạo: kế hoạch đào tạo của trường cho từng ngành học bao gồm nội dung kiến thức, thời lượng và trình tự các môn trong quá trình học
- Đội ngũ giảng viên: các phẩm chất của giảng viên tác động đến quá trình học tập của SV. Bao gồm các hoạt động giảng dạy và ngoài giảng dạy của giảng viên cụ thể như: về kiến thức, trình độ chuyên môn, phong cách của giảng viên, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, sự nhiệt tình của giảng viên, sự quan tâm của giảng viên…
- Cơ sở vật chất: là năng lực phục vụ của cơ sở vật chất phục vụ học tập. Bao gồm cả thư viện và website của nhà trường
- Chất lượng cán bộ hỗ trợ: chất lượng chương trình phụ thuộc phần lớn vào mối quan hệ, tương tác giữa cán bộ, giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên, đội ngũ giảng dạy không thể làm việc tốt nếu thiếu đội ngũ cán bộ hỗ trợ có chất lượng. Những cán bộ này là những người làm việc ở thư viện, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, phòng hành chính và công tác sinh viên.
- Hoạt động hỗ trợ và tư vấn: bao gồm các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn cho học tập, nghiên cứu, trong thực tập thực tế, giới thiệu việc làm và hoạt động sinh viên… nhằm cung cấp một môi trường học tập thuận lợi và đảm bảo chất lượng học tập của SV.
- Thang đo Sự hài lòng: đo lường bằng mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang thông qua 5 thành phần đã xác định ở trên.
Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu được xây dựng ở Chương 1, tác giả kế thừa bộ thang đo của các tác giả Nguyễn Thị Thắm (2010) và Lê Đức Tâm (2012) làm thang đo ban đầu. Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia là các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy tại trường và lãnh đạo các khoa của Trường. Từ đó, tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo để hình thành nên thang đo chính thức như sau:
Bảng 2.1. Thang đo chính thức
Thang
đo Mã hóa Các biến quan sát
Nguồn
CTDT1 Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học rõ ràng
CTDT2 Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành phù hợp với ngành học
CTDT3 Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội
CTDT4 Cấu trúc chương trình linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của SV
CTDT5 Nội dung chương trình có nhiều kiến thức được cập nhật
CTDT6 Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành
CTDT7 Chương trình đào tạo được thiết kế có thể liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác
Nguyễn Thị Thắm (2010) Chương trình đào tạo
CTDT8 Chương trình đào tạo được thiết kế hợp lý giữa các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn
Bổ sung
Thang
đo Mã hóa Các biến quan sát
Nguồn
DNGV1 Giảng viên có trình độ sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy
DNGV2 Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu
DNGV3 Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy
DNGV4 Giảng viên có phong cách sư phạm
DNGV5 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy DNGV6 Giảng viên có thái độ luôn gần gũi và thân thiện với SV DNGV7 Giảng viên sẵn sàng chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm với
SV
DNGV8 Giảng viên sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá môn học
DNGV9 Giảng viên đánh giá kết quả học tập công bằng đối với SV
Nguyễn Thị Thắm (2010)
DNGV10 Giảng viên luôn biết cách tạo cho SV cảm giác thoải mái trong lúc học tập và khuyến khích SV học tập tích cực DNGV11 Giảng viên luôn sử dụng thời gian trong lớp một cách có
hiệu quả
DNGV12
Giảng viên có áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực (tổ chức thuyết trình, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi , làm bài tập…)
DNGV13 Giảng viên có liên hệ nội dung môn học với thực tiễn đời sống gắn với nghề nghiệp tương lai của ngành học
DNGV14 Giảng viên sẵn sàng tiếp nhận ý kiến và giải đáp thỏa đáng thắc mắc của SV
DNGV15 Giảng viên giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo phù hợp và dễ tìm
Đội
ngũ giảng
viên
DNGV16 Giảng viên có thông báo trước cho SV khi thay đổi lịch học
Bổ sung
CSVC1 Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi
CSVC2 Phòng học đảm bảo đủ âm thanh, ánh sáng CSVC3 Phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu
CSVC4 Phòng thực hành có đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho nhu cầu thực hành của SV
CSVC5 Website của trường hỗ trợ việc học tập của sinh viên rất hiệu quả
CSVC6 Website của trường được cập nhật thường xuyên
CSVC7 Thư viện có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng CSVC8 Thư viện điện tử giúp cho việc tra cứu tài liệu dễ dàng,
nhanh chóng C ơ s ở v ậ t c h ấ t
CSVC9 Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu học tập của SV
Nguyễn Thị Thắm (2010)
CBHT1 Nhân viên hành chính luôn sẵn sàng giúp đỡ SV
CBHT2 Nhân viên hành chính thực hiện nhanh chóng các yêu cầu của SV
CBHT3 Nhân viên hành chính luôn lịch sự, hòa nhã với SV
CBHT4 Nhân viên hành chính có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc
CBHT5 Cán bộ quản lý (BGH, Ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của SV
Lê Đức Tâm (2012) C h ấ t lư ợ n g c á n b ộ h ỗ t r ợ
CBHT6 Nhân viên hành chính có đủ khả năng hỗ trợ tốt cho SV Bổ sung HTTV1 SV được tư vấn đầy đủ, chính xác và kịp thời trong việc
chọn lọc học phần, thay đổi học phần, tạm ngưng học tập hoặc thôi học.
HTTV2 SV được cung cấp đầy đủ thông tin về triển vọng nghề nghiệp.
HTTV3 SV được làm quen với thị trường lao động thông qua các hoạt động thực tập, thực tế tại các công ty, cơ quan...
H o ạt đ ộn g h ỗ tr ợ v à tư v ấn
HTTV4 SV được tư vấn, giới thiệu việc làm (gồm cả việc làm bán thời gian) và các hình thức hỗ trợ khác
HTTV5 SV được tham gia góp ý và đánh giá chất lượng đào tạo của Trường trong quá trình học thông qua phiếu khảo sát HTTV6 Nhà trường tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt
chuyên đề khoa học và ngoại khóa cần thiết để đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của SV
HTTV7 Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm với SV để tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng của SV
HTTV8 Nhà trường luôn đáp ứng tốt dịch vụ hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của SV (chăm sóc sức khỏe, hoạt động xã hội, ngoại khóa, Ký túc xá...)
SAS1 Anh(chị) hài lòng với hoạt động giảng dạy của nhà trường
SAS2 Anh(chị) hài lòng với hoạt động ngoài giảng dạy của nhà trường
SAS3 Anh(chị) hài lòng với môi trường học tập, nghiên cứu của nhà trường
SAS4 Anh(chị) cho rằng quyết định học tập tại trường là quyết định đúng đắn S ự h à i lò n g
SAS5 Anh(chị) sẵn sàng giới thiệu bạn bè, người thân đến học tập tại trường
Tóm tắt chương 2
Tóm lại, chương hai đã trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu. Theo đó, nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn: sơ bộ và chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm khám phá các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của SV nhằm để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và khảo sát thử bảng câu hỏi. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đã hiệu chỉnh nhằm lấy dữ liệu phân tích thống kê trả lời câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang được thành lập theo Quyết định số: 1368/QĐ-BGD&ĐT-TCCB, ngày 01-4-2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Kiên Giang. Trường CĐCĐ Kiên Giang là cơ sở giáo dục công lập, đa cấp, đa ngành, đa hệ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do địa phương đầu tư xây dựng, chịu trách nhiệm đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhằm phục vụ nhu cầu về nhân lực của địa phương. Trường CĐCĐ Kiên Giang là đơn vị công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, trực thuộc UBND tỉnh Kiên Giang, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục; tiêu chuẩn giảng viên, mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo; tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp và cấp phát văn bằng; thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Trường CĐCĐ Kiên Giang luôn khẳng định là một trong những trường nằm trong hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có uy tín tại địa phương và đồng bằng sông Cửu Long. Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã không ngừng phấn đấu nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế. Năm học 2009-2010, Trường CDCĐ Kiên Giang là một trong những cơ sở giáo dục bậc cao đẳng đầu tiên của cả nước thực hiện chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, những năm qua, Trường CĐCĐ Kiên Giang luôn mở rộng quan hệ hợp tác với các trường, viện, các tổ chức trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh chất lượng đào tạo và hội nhập kinh tế quốc tế như: liên kết với 26 trường Đại học, Cao đẳng trong nước, Tổ chức Princeton In Asia ( thuộc Trường Đại học Princeton, Hoa kỳ), Trường Cao đẳng Cộng đồng Mohawk Valley (New York, Hoa kỳ), Học viện mạng Cisco (Hoa kỳ), Học viện NIIT (Ấn Độ), Trường Cao đẳng Cộng đồng Pichit (Thái Lan), Viện Đại học vùng Amiens (Pháp),… Từ năm 2008, Trường CĐCĐ Kiên Giang vinh dự là thành viên duy nhất của Hiệp Hội Cao đẳng Cộng đồng Hoa kỳ tại Việt Nam…
Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự hỗ trợ phối hợp toàn diện cảu các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị liên kết đào tạo, Trường CĐCĐ Kiên Giang ngày càng hoàn thiện với thương hiệu giáo dục – đào tạo có uy tín và chất lượng đáp ứng phần nào nguồn nhân lực cho địa phương, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Với những nỗ lực của Trường CĐCĐ Kiên Giang trong thời gian qua, Nhà trường vinh dự nhận được đón nhận Huân chương lao động hạng nhì. Bên cạnh đó, trường còn được tặng nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang 3.1.2.1. Chức năng 3.1.2.1. Chức năng
Trường CĐCĐ Kiên Giang là đơn vị sự nghiệp có chức năng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp cơ cấu ngành, nghề phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Mục tiêu của Nhà trường là nhằm tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, thích ứng yêu cầu xã hội. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức phục vụ cộng đồng; có khả năng tìm được hoặc tạo được việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của địa phương. Xây dựng, quản lý và phát triển đội ngũ giảng dạy, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ đảm bảo đạt yêu cầu về số lượng và tiêu chuẩn, chất lượng phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo và phát triển của Nhà trường.
Nhà trường luôn xác định chức năng chủ yếu của loại hình Cao đẳng Cộng đồng theo định hướng thực hành nghề nghiệp ứng dụng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm nhiệm vụ nâng cao trình độ của cán bộ khoa học - kỹ thuật và nâng cao trình