Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng kiên giang (Trang 36)

Trong giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng đào tạo mới được quan tâm trong những năm gần đây ở nước ta, nhưng việc đánh giá còn nhiều bất cập chưa đánh giá đúng với thực tế của từng trường. Việc xác định và đánh giá những yếu tố trong chất lượng đào tạo có tác động như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên; đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo thông qua việc lấy ý kiến của SV cũng có thể được xem là một cách đánh giá sự hài lòng của SV đối với chất lượng đào tạo nhằm tạo thêm kênh thông tin giúp Nhà trường điều chỉnh hoạt động và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của đơn vị mình.

Bảng 1.2. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan

Tác giả Năm Địa điểm khảo sát Các biến tác động Tin cậy Đáp ứng Năng lực phục vụ Cảm thông Sherry, Bhat & Ling 2004 Học viện Công nghệ UNITEC, Auckland, NewZealand

Phương tiện hữu hình Giáo dục

Hình ảnh và danh tiếng của khoa Hữu hình Diamantis và Benos 2007 Trường Đại học Piraeus - Hy Lạp Hỗ trợ hành chính Giảng viên Cơ sở vật chất Tin cậy Nguyễn Thành Long 2006 Trường Đại học An Giang Cảm thông Chương trình học Năng lực của giáo viên

Sự quan tâm của giáo viên đối với học viên Cơ sở vật chất Phạm Thị Cúc Phương 2008 Học viện Hàng không Việt Nam – Tp. HCM

Các dịch vụ hỗ trợ học tập

Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo

Trình độ và sự tận tâm của giảng viên Kỹ năng chung mà SV đạt được sau khóa học Mức độ đáp ứng Trang thiết bị phục vụ học tập Nguyễn Thị Thắm 2010

Sinh viên đang học tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia

TP.Hồ Chí Minh

Điều kiện học tập Chương trình đào tạo Đội ngũ giảng viên Cơ sở vật chất Hỗ trợ hành chính Lê Hữu Tâm 2012 Trường ĐH Xây dựng Miền Trung – Phú Yên

Cũng theo tác giả (Phạm Xuân Thanh, 2000), đánh giá một khoá học thường sử dụng các tiêu chí như sau:

- Sự phù hợp của nội dung chương trình với mục tiêu đào tạo; - Chương trình có cấu trúc chặt chẽ và có hệ thống;

- Chương trình mềm dẻo và có nhiều môn học để lựa chọn; - Khối lượng chương trình phù hợp với SV;

- Chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu SV;

- Chất lượng hướng dẫn SV làm luận văn tốt nghiệp; - Môi trường học tập tại trường;

- Sự khuyến khích, động viên SV học tốt;

- Qui trình kiểm tra đánh giá công bằng và hợp lí; - Động cơ học tập của SV;

- Trình độ chuyên môn và sự nhiệt tình của đội ngũ GV;

- Cơ sở vật chất và điều kiện học tập của nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo Song song đó, theo Quyết định Số: 66 /2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 01 tháng 11 năm 2007 về việc Quyết định ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng và Thông tư số : 37/2012/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 30 tháng 10 năm 2012 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số : 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học; Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng bao gồm những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo đối với Trường Cao đẳng, cụ thể như : (1) Sứ mạng và mục tiêu của trường ; (2) Tổ chức và quản lý; (3) Chương trình đào tạo; (4) Hoạt động đào tạo; (5) Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên; (6) Người học; (7) Nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; (8) Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác; (9) Tài chính và quản lý tài chính; (10) : Quan hệ giữa nhà trường và xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã có hướng dẫn chặt chẽ việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV (công văn số 2754/BGDĐTNGCBQLGD ngày 20-5-2010). Theo đó, ý kiến phản hồi của người học

về hoạt động giảng dạy của GV phải tập trung vào: (1) Nội dung và phương pháp giảng dạy của GV; (2) Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phương tiện dạy học của GV; (3) Trách nhiệm, sự nhiệt tình của GV đối với người học và thời gian giảng dạy của GV; (4) Khả năng của GV trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của người học trong quá trình học tập; (5) Sự công bằng của GV trong kiểm tra đánh giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; (6) Năng lực của GV trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động học cho người học; (7) Tác phong sư phạm của GV và các vấn đề khác nếu cần thiết.

Mô hình trong nghiên cứu này được xây dựng dựa trên mô hình SERVQUAL có sự thay đổi một số thành phần cho phù hợp với lí luận. Chính vì vậy, xuất phát từ mô hình SERVQUAL, trong phạm vi đề tài luận văn này, mô hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh và xác định cụ thể năm thành phần cho phù hợp với việc đo lường sự hài lòng của SV đối với hoạt động đào tạo của trường. Cụ thể là: (1) Chương trình đào tạo, (2) Đội ngũ giảng viên, (3) Cơ sở vật chất, (4) Chất lượng cán bộ hỗ trợ, (5) Hoạt động hỗ trợ và tư vấn.

Hình 1.5. Mô hình đo lường sự hài lòng của SV đối với chất lượng đào tạo

Trong đó:

- Chương trình đào tạo: kế hoạch đào tạo của trường cho từng ngành học bao gồm nội dung kiến thức, thời lượng và trình tự các môn trong quá trình học

- Đội ngũ giảng viên: các phẩm chất của giảng viên tác động đến quá trình học tập của SV. Bao gồm các hoạt động giảng dạy và ngoài giảng dạy của giảng viên cụ

Sự hài lòng của SV đối với chất lượng đào tạo tại trường Chương trình đào tạo

Đội ngũ giảng viên

Cơ sở vật chất Chất lượng cán bộ

hỗ trợ Hoạt động hỗ trợ

thể như: về kiến thức, trình độ chuyên môn, phong cách của giảng viên, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, sự nhiệt tình của giảng viên, sự quan tâm của giảng viên…

- Cơ sở vật chất: là năng lực phục vụ của cơ sở vật chất phục vụ học tập. Bao gồm cả thư viện và website của nhà trường

- Chất lượng cán bộ hỗ trợ: chất lượng chương trình phụ thuộc phần lớn vào mối quan hệ, tương tác giữa cán bộ, giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên, đội ngũ giảng dạy không thể làm việc tốt nếu thiếu đội ngũ cán bộ hỗ trợ có chất lượng. Những cán bộ này là những người làm việc ở thư viện, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, phòng hành chính và công tác sinh viên.

- Hoạt động hỗ trợ và tư vấn: bao gồm các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn cho học tập, nghiên cứu, trong thực tập thực tế, giới thiệu việc làm và hoạt động sinh viên… nhằm cung cấp một môi trường học tập thuận lợi và đảm bảo chất lượng học tập của SV.

Giả thuyết H1: Chương trình đào tạo có mối quan hệ dương với sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo.

Giả thuyết H2: Đội ngũ giảng viên có mối quan hệ dương với sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo.

Giả thuyết H3: Cơ sở vật chất có mối quan hệ dương với sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo.

Giả thuyết H4: Chất lượng cán bộ hỗ trợ có mối quan hệ dương với sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo.

Giả thuyết H5: Hoạt động hỗ trợ và tư vấn có mối quan hệ dương với sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo

Tóm tắt chương 1

Tóm lại, chương một đã trình bày những khái niệm về chất lượng dịch vụ nói chung, chất lượng giáo dục đại học nói riêng, khái niệm cơ bản về sự hài lòng và sự cần thiết phải đo lường sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, chương một cũng điểm qua một số nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến việc đánh giá sự hài lòng của SV đối với hoạt động đào tạo của các trường. Dựa trên nền tảng các cơ sở lý luận này, đề tài xây dựng mô hình đề xuất nghiên cứu để đánh giá chất lượng đào tạo thông qua mức độ hài lòng của sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang gồm năm yếu tố: (1) Chương trình đào tạo, (2) Đội ngũ giảng viên, (3) Cơ sở vật chất, (4) Chất lượng cán bộ hỗ trợ và (5) Hoạt động hỗ trợ và tư vấn. Các thành phần này được xem xét trong mối quan hệ với Sự hài lòng của SV.

Cơ sở lý thuyết Các nghiên cứu về sự hài lòng của sinh

Mô hình nghiên cứu Thảo luận nhóm (Góp ý từ các chuyên gia và ý Thang đo chính thức

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng kiên giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)