Cơ cấu tổ chức của Nhà trường

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng kiên giang (Trang 51)

Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo mục tiêu, nguyên tắc được quy định trong Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Điều lệ trường Cao đẳng.

Cơ cấu tổ chức của trường bao gồm: Ban Giám hiệu, 5 phòng (Tổ chức – Hành chính, Đào tạo, Tài vụ, Công tác Chính trị - Học sinh sinh viên, Thiết bị - Quản trị), 4 Khoa (Khoa học cơ bản, Kinh tế - Xã hội, Ngoại ngữ, Kỹ thuật – Công nghệ), 3 Tổ (Kiểm định và nghiên cứu khoa học, xúc tiến hợp tác, công nghệ thông tin), thư viện, Ban quản lý ký túc xá; Đảng bộ có 6 chi bộ trực thuộc và các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên (xem hình 3.1).

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường 3.1.4. Sứ mệnh và mục tiêu của Nhà trường

3.1.4.1. Sứ mệnh

Trường là nơi đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và khu vực, chuyển giao khoa học và công nghệ vì sự phát triển của cộng đồng. KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN NGOẠI NGỮ KINH TẾ XÃ HỘI KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TỔ PHÒNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ & HSSV TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ THIẾT BỊ ĐÀO TẠO TÀI VỤ

KIỂM ĐỊNH & NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

XÚC TIẾN HỢP TÁC

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

3.1.4.2. Mục tiêu

Trường không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển tư duy sáng tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng như cầu hội nhập vì sự phát triển của cộng đồng; xây dựng thương hiệu “Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang” có uy tín, mở rộng hợp tác trong và ngoài nước.

3.1.5. Ngành nghề đào tạo

Hiện nay, Trường được phép mở 10 chuyên ngành đào tạo cao đẳng và 11 chuyên ngành bậc trung cấp chuyên nghiệp, tăng 01 ngành so năm học trước. Ngoài ra, Tổng cục dạy nghề cho phép mở 01 ngành Cao đẳng nghề và Sở LĐTB&XH cho phép mở 04 ngành Trung cấp nghề, 04 ngành Sơ cấp, cụ thể như sau:

TT Ngành Ngành nghề đào tạo

1 C480202 CĐ. Tin học ứng dụng

2 C540102 CĐ. Công nghệ thực phẩm

3 C340301 CĐ. Kế toán

4 C340201 CĐ. Tài chính ngân hàng

5 C510301 CĐ. Kỹ thuật điện, điện tử

6 C620105 CĐ. Chăn nuôi Thú y

7 C620301 CĐ. Nuôi trồng thủy sản

8 C220201 CĐ. Tiếng anh

9 C480102 CĐ. Truyền thông & Mạng máy tính 10 C340101 CĐ. Quản trị kinh doanh

11 42340303 TC. Kế toán doanh nghiệp

12 42340301 TC. Kế toán hành chính sự nghiệp

13 42480207 TC. Tin học ứng dụng

14 42620301 TC. Nuôi trồng thủy sản 15 42620106 TC. Chăn nuôi thú y

16 42540105 TC. Công nghệ kỹ thuật chế biến

và bảo quản thủy sản

17 42380101 TC. Pháp luật

19 42510308 TC. Điện công nghiệp & Dân dụng 20 42510418 TC. Công nghệ kỹ thuật môi trường 21 42340201 TC. Tài chính ngân hàng

22 50340301 CĐ. Nghề Kế toán doanh nghiệp 23 40480206 TC. Nghề Quản trị mạng máy tính 24 40480204 TC. Nghề Lập trình máy tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25 40540105 TC. Nghề Chế biến và Bảo quản thủy sản 26 40620701 TC. Nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt

27 Sơ cấp Nghề Sửa chữa điện thoại di động

28 Sơ cấp Nghề Kế toán doanh nghiệp

29 Sơ cấp Nghề Điện lạnh dân dụng

30 Sơ cấp Nghề Sửa chữa máy tính

(Nguồn dữ liệu thống kê từ phòng Đào tạo tháng 3/2014)

Bên cạnh đó, Trường CĐCĐ Kiên Giang còn liên kết với các Trường đào tạo trình độ trung cấp, đại học và thạc sỹ cụ thể như: liên kết với các Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Trường Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Trà Vinh…Đặc biệt, liên kết với Trường Đại học Tài chính Marketing TP. Hồ Chí Minh – Bộ Tài chính đào tạo chuyên ngành Thạc sỹ ngành Tài Chính Ngân hàng và Quản trị kinh doanh.

Năm học 2013-2014, trường đang đào tạo các ngành hiện nay, cụ thể:

STT LỚP Tổng số Nữ I KHỐI CĐCĐ (CQ) 1206 782 1 CĐ Tin học K9/11 22 0 2 CĐ TT & Mạng máy tính K9/11 12 0 3 CĐ CNTP K9/11 72 41 4 CĐ Kế toán K9/11 105 82 5 CĐ Tài chính NH K9/11 107 75 6 CĐ Quản trị KD K9/11 91 53 7 CĐ Tiếng Anh K9/11 40 36 8 CĐ Tiếng Anh K10/12 35 25 9 CĐ Tài chính NH K10/12 58 36 10 CĐ Kế toán K10/12 54 40

11 CĐ Quản trị KD K10/12 24 10 12 CĐ. CN Thực phẩm K10/12 40 20 13 CĐ Tiếng Anh K11/13 31 27 14 CĐ Kế toán K11/13 61 46 15 CĐ Tài chính NH K11/13 30 12 16 CĐ Quản trị KD K11/13 23 13 17 CĐ. CN Thực phẩm K11/13 92 60 18 CĐ Tin học ƯD K11/13 20 4 19 TC Kế toán DN K10/12 A, B 109 87 20 TC Kế toán HCSN K10/12 35 28 21 TC Tài chính NH K10/12 40 31 22 TC. CNKT Môi trường K10/12 34 14 23 TC Kế toán DN K11/13 49 32 24 TC. CNKT Môi trường K11/13 22 10 II KHỐI CĐCĐ (KCQ) 146 57 25 TC Luật K9RG/12 45 13 26 TC Luật K10RG/13 38 19 27 TC Kế toán DN K10RG/13 26 14 28 TC Luật K10GR/13 37 11 Cộng I+II+III: 1352 839

III KHỐI ĐẠI HỌC CẦN THƠ: 1477 329

29 Ks Quản lý đất đai 2010 36 5 30 Ks. Khoa học trồng trọt 2011 48 19 31 Ks. Khoa học trồng trọt 2012 28 13 32 CN Luật 2012A 139 57 33 CN Luật 2012 B 140 55 34 CN Luật 2013 155 23 35 CN Luật 2013A 105 59 36 CN Luật 2013B 109 41 37 VB 2 Luật 2013 96 37 38 VB 2 Tiếng Anh 2013 22 7 39 Ks. Xây dựng '13 26 1 40 Ks. Quản lý đất đai '13 34 12 Khối ĐH Từ Xa 539

IV KHỐI ĐẠI HỌC TRÀ VINH 1408 672

41 TC --> ĐH ngành Kế toán 2011 130 100

42 TC --> ĐH ngành Luật 2011 (A) 117 34

44 TC --> ĐH ngành CNTT 2011 33 6 45 ĐH Luật 2011 86 30 46 TC --> ĐH Kế toán 2012 125 91 47 TC --> ĐH Luật 2012 A 111 30 48 TC --> ĐH Luật 2012 B 80 18 49 TC --> ĐH CNTT 2012 29 18 50 CĐ --> ĐH Kế toán 2012 73 50 51 CĐ --> ĐH TC Ngân hàng 2012 33 23 52 TC --> ĐH Kế toán 2012 (VT) 75 52 53 TC --> ĐH Kế toán 2012 (GR) 56 30 54 TC --> ĐH Luật 2012 (GR) 48 12 55 TC --> ĐH Luật 2012 (TH) 64 13 56 TC --> ĐH Luật '13 59 20 57 TC --> ĐH Kế toán '13 53 37 58 CĐ --> ĐH TCNH '13 46 25 59 CĐ --> ĐH Kế toán '13 70 47 V KHỐI ĐẠI HỌC TP.HCM 1319 362 60 CN. Luật kinh tế 2010 130 58 61 CN. Tài chính ngân hàng 2010 97 45 62 CN. Tài chính ngân hàng 2011 69 46 63 CN. Luật kinh tế 2011 75 28 64 Ks. Kỹ thuật xây dựng 2010 29 1 65 CN. Quản trị Văn phòng 2012 87 61 66 TC --> ĐH QL Đất đai 2012 68 25 67 TC --> ĐH Văn hóa 2013 60 23 68 CN. Tài chính ngân hàng 2013 30 12 69 CN. Luật kinh tế 2013 75 27 70 Cao học QTKD '13 46 11 71 Cao học TCNH '13 59 25 72 Khối ĐH Từ Xa 494 VI KHỐI TRUNG HỌC : 197 34 73 TC Thống kê kế toán 2011 55 24 74 TC. Công tác Xã hội 2012 77 8 75 TC. Cấp thoát nước '2013 65 2 Tổng cộng I+II+III+IV+V+VI+VI: 5753 2236

Hàng năm, Nhà trường tiến hành rà soát, điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương. Trường đã gởi chương trình đào tạo đến các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng lao động do trường đào tạo nhận xét và đóng góp nhằm rút ngắn khoảng cách trong đào tạo giữa nhà trường và xã hội, trên cơ sở đảm bảo khung chương trình của Bộ GD&ĐT quy định.

3.1.6. Thực trạng của Nhà trường

Trường tổ chức và quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ, theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Trường đã áp dụng phần mềm cho SV đăng ký môn học và quản lý điểm thi trên mạng Internet đã đem lại hiệu quả nhất định. Thực hiện 03 công khai theo qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Năm học 2012-2013, là năm thứ 4 Trường tổ chức và quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác tổ chức và quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ngày càng đi vào nề nếp và ổn định, cũng như đã hoàn thiện phần mềm cho HSSV đăng ký môn học và quản lý điểm thi trên mạng internet góp phần rất lớn vào hiệu quả quản lý và hiệu quả công tác đào tạo.

Về đổi mới phương pháp giảng dạy: Nhà trường luôn chú trọng tập trung chỉ đạo đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy. Vào đầu năm học, Phòng Đào tạo phối hợp cùng các Khoa, Tổ Kiểm định chất lượng giáo dục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh chương trình đào tạo của tất cả các chuyên ngành để phù hợp với yêu cầu mới, đáp ứng nhu cầu xã hội và sự phát triển của trường. Tập huấn và hướng dẫn phương pháp giảng dạy tích cực cho đội ngũ giảng dạy với 2 nội dung chủ yếu: nâng cao tính tự học của HSSV, phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” và sử dụng “tin học hóa” làm phương tiện dạy học cơ bản cho tất cả các bộ môn. Nhìn chung, đội ngũ giảng viên tích cực hưởng ứng việc đổi mới phương pháp này, đa số các môn học đều sử dụng “giáo án điện tử”, nhưng mức độ vận dụng phương pháp giảng dạy cho từng bộ môn cụ thể còn nhiều hạn chế, đội ngũ giảng viên trẻ, chưa có kinh nghiệm.

Về mô hình đào tạo: trường xác định chức năng chủ yếu của loại hình trường Cao đẳng Cộng đồng theo định hướng thực hành nghề nghiệp ứng dụng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo phục vụ yêu cầu đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho cộng đồng, giúp mọi người có thể được dễ dàng học tập để nâng cao hiệu quả công việc và tạo công ăn việc làm. Tuy vẫn còn nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách đối với hoạt động mô hình trường CĐCĐ nhưng trường luôn chủ

động trong tuyển sinh, tăng cường các ngành nghề mũi nhọn, phát huy các thế mạnh sẵn có của trường như: Anh văn, Tin học, kinh tế, nghề ngắn hạn…để hoạt động càng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình.

Về giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy, tất cả các môn học đều được giảng viên biên soạn thành tập bài giảng và cung cấp cho HSSV, Thư viện trường cung cấp đầy đủ các giáo trình, sách, tài liệu tham khảo cho HSSV.

Về kiểm định chất lượng: trường đã tổ chức tự đánh giá chấm điểm theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đang chuẩn bị mọi điều kiện để mời kiểm định chất lượng đánh giá ngoài trong thời gian tới.

Về đào tạo theo nhu cầu xã hội: Trường đã triển khai đào tạo theo địa chỉ trên cơ sở yêu cầu của các Sở, Ban Ngành như: Ban Tổ chức Tỉnh Ủy, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp phát triển Nông thôn, Hội nông dân và 9 Huyện, Thị trong tỉnh với mục tiêu cung cấp cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp cho cấp xã, phường, thị trấn với các chuyên ngành tin học, Anh văn, kế toán, nuôi trồng thủy sản. Đối với các doanh nghiệp, Trường xây dựng được mối liên hệ trong việc nhận HSSV đến thực hành, thực tập nghề nghiệp và nhận HSSV vào làm việc sau khi tốt nghiệp, góp ý chương trình đề nghị đào tạo các khóa ngắn hạn theo yêu cầu.

Về đội ngũ giảng viên, công tác qui hoạch và đào tạo cán bộ: Hiện nay trường hiện có 145 cán bộ, viên chức (trong đó có 03 tiến sỹ, 05 NCS, 47 thạc sỹ, 17 đang học cao học nâng tổng số CBGV có trình độ sau đại học đạt 48,96% cán bộ, viên chức toàn trường). Tập thể giáo viên nhà trường là những thầy cô giáo có năng lực chuyên môn, có tâm huyết, có kinh nghiệm trong công tác quản lý và giảng dạy. Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, không ngừng phấn đấu vươn lên, đáp ứng tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

Bên cạnh đó, Trường đã xây dựng qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt giai đoạn 2010-2015 nhằm từng bước nâng cao trình độ cán bộ, giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo; Xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo giai đoạn 2015-2020. Trong năm, đã cử 02 CBGV học cao cấp chính trị, 01 giáo viên đi học Tiến sĩ tại Anh, 01 giáo viên học Thạc sĩ tại Ấn độ, 09 CBGV học cao học, 01 giáo viên tập huấn ngắn hạn tại Hoa Kỳ, 02 giáo viên học tập kinh nghiệm tại Thái Lan, 15 GV tham gia tập huấn đổi mới phương pháp pháp giảng dạy tại Đại học Cần Thơ và cử giáo viên tập huấn chương trình đào tạo của học viện mạng Cisco, 02 CBGV tham gia lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên, 03 CBGV tham gia tập huấn giáo dục quốc phòng tại

Trường Quân sự địa phương, Tổ chức 04 lớp học Anh văn cơ bản và nâng cao do người nước ngoài trực tiếp giảng dạy nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ Anh văn cho CBGV của Trường nhất là kỹ năng nghe nói và 19 lượt bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn.

Để thực hiện tốt kết quả như trên, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã lãnh đạo CBGV quán triệt các quy chế chuyên môn, đặc biệt thường xuyên tổ chức học tập và kiên quyết thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, quy chế kiểm tra và thi hết học phần, thi tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho toàn thể CBGV và HSSV. Bên cạnh đó, thường xuyên cải tiến chương trình, phương pháp giảng dạy, kịp thời tăng cường, bồi dưỡng đội ngũ CBGV đáp ứng giảng dạy các chuyên ngành, tăng cường bổ sung trang thiết bị, dụng cụ hiện đại phục vụ học tập, giảng dạy. Hiện nay, trường đặc biệt quan tâm hiệu quả đào tạo đạt chuẩn yêu cầu xã hội, cập nhật kiến thức mới, tiếp xúc thực tế để sản phẩm sau khi đào tạo sẽ đáp ứng được nhu cầu xã hội, tránh đào tạo lại. Nhờ đó, chất lượng, hiệu quả đào tạo của trường không ngừng nâng lên, được các cấp lãnh đạo, các trường liên kết đánh giá cao và xã hội tin tưởng, chấp nhận.

Ngoài ra, Ban Giám hiệu Trường luôn phát huy vai trò của các Phòng, Khoa, đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện để các đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ, điều hành công việc được phân công, phát huy sáng tạo trí tuệ tập thể. Từ đó nâng dần năng lực quản lý, điều hành và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ chủ chốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.6.1. Thuận lợi

Về qui mô tuyển sinh đào tạo phát triển đều đặn về ngành nghề và số lượng, đặc biệt là khối cao đẳng chính quy ngày càng nề nếp, phát triển tốt. Có nhiều chuyển biến về chất lượng và hiệu quả trong giáo dục từ khâu quản lý đến việc giảng dạy của giáo viên, học tập của HSSV, đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo. Năm học 2012- 2013 là năm thứ 4 trường áp dụng tốt đào tạo theo hệ thống tín chỉ, cơ bản hoàn thiện quản lý theo quy chế đạo tạo tín chỉ.

Về công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ CBGV là yếu tố

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng kiên giang (Trang 51)