- Thứ nhất, cần tiếp tục sửa chữa những thiếu sót trong đề tài này bằng một nghiên cứu hoàn chỉnh hơn bằng việc tiếp tục thực hiện các nghiên cứu định tính,
nghiên cứu sơ bộ theo các phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm… nhằm đưa ra các thang đo hoàn thiện và sát với thực tế hơn.
- Thứ hai, cần xây dựng bộ thang đo chi tiết và hoàn thiện mang tầm khu vực miền Tây Nam Bộ để việc ứng dụng kết quả nghiên cứu phải thống nhất trên diện rộng ở một số trường khác trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói chung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho toàn khu vực nói chung. Từ đó, tiếp cận khả năng xây dựng “chỉ số hài lòng” riêng cho sinh viên theo từng chuyên ngành đào tạo cụ thể như: chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, sư phạm…tại các trường ở Việt Nam nói chung và khu vực miền Tây nói riêng.
KẾT LUẬN
- Nghiên cứu này tiếp cận việc đánh giá chất lượng đào tạo từ một góc nhìn của một khách hàng. Theo đó, SV là khách hàng thụ hưởng nên họ sẽ là nguồn thích hợp để cung cấp các thông tin phản hồi về chất lượng đào tạo của Trường. Dựa trên cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng, việc đo lường sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo đã xác định được mô hình gồm 05 yếu tố tác động đến sự hài lòng của SV đối với chất lượng đào tạo bao gồm: (1) Chương trình đào tạo, (2) Đội ngũ giảng viên, (3) Cơ sở vật chất, (4) Chất lượng cán bộ hỗ trợ và (5) Hoạt động hỗ trợ và tư vấn, được đo lường qua 47 biến theo thang đo 5 mức. Đây là nguồn thông tin đáng giá để lãnh đạo Nhà trường đối chiếu và điều chỉnh phù hợp trong quá trình tổ chức hoạt động của Trường. Đây cũng chính là những căn cứ để xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo để đáp ứng thỏa mãn hơn nữa sự hài lòng của sinh viên.
- Nghiên cứu cũng đã tiến hành so sánh sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV đối với các đặc điểm cá nhân. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV theo Khoa, kết quả xếp loại, nơi cư trú, năm thứ và làm thêm .
- Tóm lại, nghiên cứu đã xác định được mô hình các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của SV đối với chất lượng đào tạo của Trường. Đồng thời mô tả thực trạng về mức độ hài lòng của SV đối với chất lượng đào tạo của Nhà trường. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, nhưng với mức hài lòng tổng thể đạt khá cao cho phép ta khẳng định: Chất lượng đào tạo của Nhà trường đã được nhận được sự hài lòng của SV trên tất cả các nội dung được khảo sát. Kết quả phản hồi tích cực như trên từ phía SV là một tín hiệu đáng mừng đối với lãnh đạo Nhà trường nói riêng và chất lượng đào tạo của Nhà trường nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU VIỆT NAM
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2007/QĐ- BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Điều lệ Trường Cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số: 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/5/2010 về việc hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2011 – 2012.
7. Nguyễn Kim Dung (2011), Giáo dục Việt Nam trong cơ chế thị trường, trên trang: http://ceea.ier.edu.vn/nghien-cuu-giao-duc/bai-bao-khoa-hoc.
8. Trần Xuân Kiên (2009), Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
9. Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo ĐH tại trường ĐHAG, Báo cáo nghiên cứu khoa học, trường ĐH An Giang. 10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, TPHCM: NXB Hồng Đức.
11. Nguyễn Bích Như (2013), Đánh giá sự hài lòng Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, ĐH Quốc gia TP.HCM, Luận văn Thạc sỹ Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
12. Lê Đức Tâm (2012), Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên trường đại học xây dựng miền trung, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Nha Trang.
13. Nguyễn Hữu Thái Thịnh (2009), Tác động của chất lượng đào tạo đến cảm nhận của sinh viên đối với Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha Trang, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Nha Trang.
14. Nguyễn Thị Thắm (2010), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, Luận văn Thạc sỹ Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
15. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh, Hà Nội: NXB Thống kê.
16. Nguyễn Thị Trang (2010), Xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
17. Asubonteng, P., McCleary, K.J. and Swan, J.E. (1996), SERVQUAL revisited:a critical review of service quality, Journal of Services Marketing, Vol. 10, No. 6: 62-81. 18. Cronin, J.J., & Taylor, S. A (1992), Measuring service quality: A reexamination and extension, Journal of Marketing, Vol 56 (July): 55-68.
19. Hishamuddin Fitri Abu Hasan, Azleen Ilias Rahida, Abd Rahman Mohd Zulkeflee Abd Razak (2008), “Service Quality and Student Satisfaction: A Case Study at Private Higher Education Institutions”, International Business Research. 1, 3, 163-175. 20. Kotler, P. and Armstrong, G. (2011). Principles of Marketing, 14th ed., Prentice-Hall PTR, NJ.
21. Oliver (1997), Satisfaction: A Behavioral Perspective on the Customer, Irwin McGraw Hill.
22. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. and Berry, L. (1988), “SERVQUAL: a multiple-item scale for measuring customer perceptions of service quality”, Journal of Retailing, Vol. 64, Spring, pp. 12-40.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu khảo sát ý kiến sinh viên (nghiên cứu chính thức) UBND TỈNH KIÊN GIANG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
Xin vui lòng dành ít phút điền thông tin vào phiếu này. Những nội dung trả lời của bạn sẽ giúp Nhà trường điều chỉnh, cải thiện nhằm phục vụ tốt hơn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang.
Hãy đánh dấu (X) vào ô mà bạn chọn
1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Không ý kiến
4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý
(5 là mức đánh giá cao nhất, 1 là mức đánh giá thấp nhất) Phần I. Thông tin chung
I Chương trình đào tạo 1 2 3 4 5
1 Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học rõ ràng 1 2 3 4 5
2 Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành phù hợp với ngành học 1 2 3 4 5
3 Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội 1 2 3 4 5
4 Cấu trúc chương trình linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của SV 1 2 3 4 5
5 Nội dung chương trình có nhiều kiến thức được cập nhật 1 2 3 4 5
6 Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành 1 2 3 4 5
7 Chương trình đào tạo được thiết kế có thể liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác
1 2 3 4 5
8 Chương trình đào tạo được thiết kế hợp lý giữa các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn
1 2 3 4 5 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SINH VIÊN
II Đội ngũ giảng viên 1 2 3 4 5
1 Giảng viên có trình độ sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy 1 2 3 4 5
2 Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu 1 2 3 4 5
3 Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy
1 2 3 4 5
4 Giảng viên có phong cách sư phạm 1 2 3 4 5
5 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy 1 2 3 4 5
6 Giảng viên có thái độ luôn gần gũi và thân thiện với SV 1 2 3 4 5
7 Giảng viên sẵn sàng chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm với SV 1 2 3 4 5
8 Giảng viên sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá môn học 1 2 3 4 5
9 Giảng viên đánh giá kết quả học tập công bằng đối với SV 1 2 3 4 5
10 Giảng viên luôn biết cách tạo cho SV cảm giác thoải mái trong lúc học tập và khuyến khích SV học tập tích cực
1 2 3 4 5
11 Giảng viên luôn sử dụng thời gian trong lớp một cách có hiệu quả 1 2 3 4 5
12 Giảng viên có áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực (tổ chức thuyết trình, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi , làm bài tập…)
1 2 3 4 5
13 Giảng viên có liên hệ nội dung môn học với thực tiễn đời sống gắn với nghề nghiệp tương lai của ngành học
1 2 3 4 5
14 Giảng viên sẵn sàng tiếp nhận ý kiến và giải đáp thỏa đáng thắc mắc của SV
1 2 3 4 5
15 Giảng viên giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo phù hợp và dễ tìm 1 2 3 4 5
16 Giảng viên có thông báo trước cho SV khi thay đổi lịch học 1 2 3 4 5
III Cơ sở vật chất 1 2 3 4 5
1 Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi 1 2 3 4 5
2 Phòng học đảm bảo đủ âm thanh, ánh sáng 1 2 3 4 5
3 Phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu 1 2 3 4 5
4 Phòng thực hành có đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho nhu cầu thực hành của SV
5 Website của trường hỗ trợ việc học tập của sinh viên rất hiệu quả 1 2 3 4 5
6 Website của trường được cập nhật thường xuyên 1 2 3 4 5
7 Thư viện có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng 1 2 3 4 5
8 Thư viện điện tử giúp cho việc tra cứu tài liệu dễ dàng, nhanh chóng
1 2 3 4 5
9 Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu học tập của SV
1 2 3 4 5
IV Chất lượng cán bộ hỗ trợ 1 2 3 4 5
1 Nhân viên hành chính luôn sẵn sàng giúp đỡ SV 1 2 3 4 5
2 Nhân viên hành chính thực hiện nhanh chóng các yêu cầu của SV 1 2 3 4 5
3 Nhân viên hành chính luôn lịch sự, hòa nhã với SV 1 2 3 4 5
4 Nhân viên hành chính có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc
1 2 3 4 5
5 Cán bộ quản lý (BGH, Ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của SV
1 2 3 4 5
6 Nhân viên hành chính có đủ khả năng hỗ trợ tốt cho SV 1 2 3 4 5
V Hoạt động hỗ trợ và tư vấn 1 2 3 4 5
1 SV được tư vấn đầy đủ, chính xác và kịp thời trong việc chọn lọc học phần, thay đổi học phần, tạm ngưng học tập hoặc thôi học.
1 2 3 4 5
2 SV được cung cấp đầy đủ thông tin về triển vọng nghề nghiệp. 1 2 3 4 5
3 SV được làm quen với thị trường lao động thông qua các hoạt động thực tập, thực tế tại các công ty, cơ quan...
1 2 3 4 5
4 SV được tư vấn, giới thiệu việc làm (gồm cả việc làm bán thời gian) và các hình thức hỗ trợ khác
1 2 3 4 5
5 SV được tham gia góp ý và đánh giá chất lượng đào tạo của Trường trong quá trình học thông qua phiếu khảo sát
1 2 3 4 5
6 Nhà trường tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên đề khoa học và ngoại khóa cần thiết để đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của SV
7 Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm với SV để tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng của SV
1 2 3 4 5
8 Nhà trường luôn đáp ứng tốt dịch vụ hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của SV (chăm sóc sức khỏe, hoạt động xã hội, ngoại khóa, Ký túc xá...)
1 2 3 4 5
VI Sự hài lòng của sinh viên 1 2 3 4 5
1 Anh(chị) hài lòng với hoạt động giảng dạy của nhà trường 1 2 3 4 5
2 Anh(chị) hài lòng với hoạt động ngoài giảng dạy của nhà trường 1 2 3 4 5
3 Anh(chị) hài lòng với môi trường học tập, nghiên cứu của nhà trường
1 2 3 4 5
4 Anh(chị) cho rằng quyết định học tập tại trường là quyết định đúng đắn
1 2 3 4 5
5 Anh(chị) sẵn sàng giới thiệu bạn bè, người thân đến học tập tại trường
1 2 3 4 5
Phần II. Thông tin cá nhân
1.Giới tính: Nam Nữ 2.Nơi cư trú: Ngoại trú Nội trú
3.Ngành các anh (chị) đang theo học thuộc Khoa nào?
Kinh tế Ngoại ngữ Kỹ thuật công nghệ 4.Anh (chị) đang là sinh viên năm thứ mấy ?
Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 5.Anh (chị) có đi làm thêm hay không? Có Không 6.Kết quả xếp loại học kỳ vừa qua của anh (chị):
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Trung bình yếu Yếu 7. Anh (chị) có hài lòng với kết quả học tập của mình không? Có Không
8. Theo anh (chị), Nhà trường nên làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo:
... ... ...
Phụ lục 2. Kết quả phân tích EFA
Kiểm định Hệ số KMO và Bartlett's Test các biến độc lập
Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin về sự thích hợp của mẫu .889
Tương đương Chi-bình phương 4305.935
df 465
Kiểm định Bartlett's về cấu hình của mẫu
Mức ý nghĩa .000
Phụ lục 3. Kết quả phân tích EFA
Kiểm định Hệ số KMO và Bartlett's Test các biến phụ thuộc
Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin về sự thích hợp của mẫu .844
Tương đương Chi-bình phương 591.494
df 10
Kiểm định Bartlett's về cấu hình của mẫu