2. Hiểu rõ bản chất của kẻ thù, tiếp thu phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, ý thức về quyền độc lâp, tự do cho dân tộc, Hồ Chí
2.2.1. Xây dựng lực lượng chính trị
Đầu tháng 9/1939, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ. Sự kiện này làm đảo lộn mọi phương diện hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội toàn thế giới. Đối với nước ta, chưa có lúc nào mà tình hình thế giới lại ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp như thế. Điều kiện lịch sử của chiến tranh thế giới và ở trong nước đặt ra cho cách mạng Đông Dương và Đảng ta nhiều vấn đề mới về chiến lược và sách lược. Muốn đánh đổ ách thống trị của đế quốc phát xít, Đảng nhất thiết phải có chính sách phù hợp nhằm tập hợp được tất cả các lực lượng dân tộc và các khả năng mới chống đế quốc phát xít, dù là những lực lượng và khả năng nhất thời khi có điều kiện.
77
Quan điểm biện chứng, khoa học của Đảng là ở chỗ xác định chiến
tranh, một mặt, gieo thêm tai hoạ nặng nề cho nhân dân ta; mặt khác, như là
một tác nhân thúc đẩy thời cơ cách mạng chóng chín muồi. Đất nước không còn nằm trong giai đoạn đấu tranh giành dân chủ, dân sinh, tích luỹ lực lượng mà đã bước sang giai đoạn trực tiếp đấu tranh đánh đổ cường quyền của đế quốc và tay sai. Những hình thức và phương pháp của thời kỳ Mặt trận dân chủ không còn thích hợp nữa, Đảng cần phải kịp thời điều chỉnh về chiến lược, sách lược cho phù hợp với thời kỳ mới.
Hai tháng sau khi chiến tranh thế giới bùng nổ, Trung ương Đảng đã họp trong ba ngày 6, 7, 8 tháng 11 năm 1939 tại Bà Điểm (Gia Định) do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Tham gia Hội nghị còn có các đồng chí Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần… Hội nghị đã giải quyết vấn đề chiến lược và phương pháp cách mạng trong tình hình mới.
Sau khi phân tích diễn biến và làm sáng rõ bối cảnh của cuộc chiến tranh, chỉ rõ thủ phạm chính là phát xít Đức - Ý - Nhật, vạch trần chính sách hai mặt phản động của Anh - Pháp đang tìm cách quay mũi nhọn cuộc chiến đế quốc thành cuộc tổng tiến công thành trì cách mạng thế giới là Liên Xô…, Hội nghị đã nhận định tình hình cách mạng ở Đông Dương. Dưới ách thống trị phát xít, toàn thể nhân dân Đông Dương tiếp tục phải sống cuộc sống đói rét, đau khổ và đầy chết chóc. Tuy nhiên, so với thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, lần này cách mạng Đông Dương có nhiều nhân tố mới, thuận lợi. CNĐQ đang rơi vào cơn tổng khủng hoảng về kinh tế - chính trị, chế độ cai trị đã bộc lộ hoàn toàn bộ mặt nhơ bẩn và tàn bạo của nó, bọn tay sai đế quốc cũng lộ diện bản chất phản dân hại nước. Với những kinh nghiệm đã được rút ra trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và trong quá trình đấu tranh, nhân dân ta chắc chắn không còn bị lừa bịp, ru ngủ bởi những luận điệu giả dối của chúng mà sẽ kiên quyết vùng dậy đập tan xiềng xích đế quốc, phong kiến. Trong cuộc chiến tranh này: “Giai cấp phân hoá trong xứ đã rõ rệt và đã có
78
nhiều đảng phái, đặc biệt là có ĐCS là Đảng tận tuỵ với quyền lợi của dân chúng và triệt để cách mệnh, lãnh đạo cuộc cách mệnh giải phóng dân tộc” [39, tr. 29].
Hội nghị đã đánh giá đặc điểm cơ bản của tình hình Đông Dương là chiến tranh đã thúc đẩy các mâu thuẫn vốn có của xã hội thuộc địa nửa phong kiến lên đến mức đối kháng quyết liệt đòi hỏi phải được giải quyết. Mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất là mâu thuẫn đế quốc và các dân tộc Đông Dương. Trên cơ sở đó, Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Cuộc cách mạng giải phóng các dân tộc Đông Dương vẫn phải bao gồm hai nội dung chống đế quốc và chống phong kiến, là hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (trong Nghị quyết gọi là cách mạng tư sản dân quyền) và do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Hội nghị nhấn mạnh: Cách mệnh phản đế và điền địa là hai cái mấu chốt của cách mạng tư sản dân quyền. Không giải quyết được cách mạng điền địa thì không giải quyết được cách mạng phản đế. Trái lại không giải quyết được cách mạng phản đế thì cũng không giải quyết được cách mạng điền địa. Đó là nguyên tắc chính không bao giờ thay đổi được, nhưng nó phải được ứng dụng một cách khôn khéo thế nào để thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của cách mạng là đánh đổ đế quốc.
Trên cơ sở đó, Trung ương Đảng khẳng định: “Mặt trận dân chủ thích hợp với hoàn cảnh trước kia, ngày nay không còn thích hợp nữa. Ngày nay phải thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (MTTNDTPĐĐD) để tranh đấu chống đế quốc chiến tranh, đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến thối nát, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập” [122, tr. 537]. Mặt trận là hình thức liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương dưới ách thống trị của đế quốc Pháp,
79
đoàn kết tất cả các giai cấp, các đảng phái, các phần tử phản đế muốn giải phóng dân tộc, để tranh đấu chống đế quốc chiến tranh, chống xâm lược phát xít, đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bản xứ và tất cả bọn tay sai của chúng đòi cơm áo, hoà bình, thực hiện nền độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông Dương với quyền dân tộc tự quyết.
Chỉ đạo xây dựng lực lượng trong một hình thức mặt trận mới, trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm quý báu trong thời kỳ xây dựng mặt trận dân chủ, Đảng đã có sự phân tích, so sánh:
Khác với mặt trận dân chủ là sự liên hiệp các giai cấp có ít nhiều tiến bộ, các đảng phái cách mệnh với các đảng phái cải lương để đòi cải cách tiến bộ, Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế là mặt trận cách mệnh là sự liên hiệp các dân tộc, các giai cấp, các đảng phái, các phần tử có tính chất phản đế. Nếu Mặt trận dân chủ chưa làm liệt bại các xu hướng cải lương đề huề thì Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế là một mặt trận kịch liệt chống đối các đảng phái, các xu hướng cải lương đề huề, làm liệt bại chúng nó hoàn toàn trong phong trào giải phóng dân tộc [122, tr. 537].
Thực tiễn cuộc đấu tranh trong thời kỳ 1936-1939 đã giúp Đảng rút ra được những nhận thức đúng đắn về mối quan hệ của các lực lượng trong mặt trận. Trong thời kỳ mới, khi nhiệm vụ phản đế được xác định là chủ yếu, quan trọng nhất thì việc xây dựng lực lượng trong mặt trận vẫn là đoàn kết, huy động và tập hợp được mọi thành phần có thể, lôi kéo hoặc ít nhất là trung lập được các phần tử lừng chừng khác… Tuy nhiên cần thấy rõ vai trò và bản chất của các lực lượng liên minh, đặc biệt là đối với giai cấp tư sản: “Những tầng lớp tư sản ít nhiều có tính chất phản đế, nằm trong mặt trận phản đế trên bước đường cách mệnh của dân chúng sẽ rất dễ và rất mau quay lại phản bội quyền lợi dân tộc, phá hoại phong trào giải phóng dân tộc” [122, tr. 538].
80
Đảng xác định: “Lực lượng chính của cách mệnh là công nông dựa vào các tầng lớp trung sản thành thị, thôn quê và đồng minh trong chốc lát hoặc trung lập giai cấp tư sản bổn xứ, trung tiểu địa chủ. Mặt trận ấy phải dưới quyền chỉ huy của vô sản giai cấp” [122, tr. 540].
Nhằm xây dựng lực lượng liên minh chính trị rộng rãi trong mặt trận để thực hiện những nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng, Đảng chủ trương: Công nhân và nông dân phải gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, vì lợi ích sống còn của dân tộc mà không ngần ngại bắt tay với tiểu tư sản và những tầng lớp tư bản bản xứ, trung tiểu địa chủ, là những thành phần ít nhiều có lòng căm thù đế quốc. Khi họ bước vào hàng ngũ, đứng dưới ngọn cờ lãnh đạo của giai cấp vô sản, đấu tranh vì mục tiêu lớn nhất là giải phóng dân tộc thì lực lượng
lãnh đạo phải làm cho họ hiểu rằng chỉ có thực hiện tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng mới thoát khỏi sự áp bức, đè nén mọi mặt của chính quyền đế quốc, chỉ có đứng vào mặt trận, quyền lợi của họ mới được giải quyết. Cách mạng trong khi bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc và công nông thì không có gì khác hơn là phải giải quyết hài hoà quyền lợi kinh tế, chính trị của các thành viên mặt trận.
Cũng trên quan điểm ấy, Hội nghị nhấn mạnh sự cần thiết phải trung lập giai cấp tư sản bản xứ trong CMGPDT; đồng thời, phải đấu tranh làm tê liệt xu hướng quốc gia cải lương. Quan điểm này thể hiện thái độ liên minh, thoả hiệp có nguyên tắc trong sách lược cách mạng. Vừa hợp tác vừa đấu tranh chính là quy luật phát triển của cách mạng, sự đoàn kết, hợp tác có điều kiện giữa lực lượng chính của cách mạng và các lực lượng liên minh, bầu bạn khác là sự nhận thức đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong quá trình xây dựng các hình thức mặt trận.
HNTƯ 6 (11- 1939) đã tạo cơ sở để HNTƯ 7 (11 - 1940) tiếp tục vận dụng, phát triển lý luận xây dựng MTDTTN trong điều kiện mới.
81
Hội nghị Trung ương VII (11/1940), sau khi phân tích về tình hình quốc tế và diễn tiến của chiến tranh thế giới, đã nêu các đặc điểm về tình hình Đông Dương và bộ mặt thật của chính quyền thuộc địa. Hội nghị vạch rõ bản chất của các đảng phái, tổ chức chính trị mới xuất hiện sau khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương như: Đảng Xã hội của một số địa chủ và tư sản ở Nam Kỳ, Đảng Đông Dương Liên Đoàn Quốc Dân Cách Mạng (Còn gọi là nhóm Vừng Hồng - thân Nhật), Việt Nam Quốc Dân Cách Mạng Đảng, Việt Nam Thống Nhất Cách Mạng Đảng ở Bắc Kỳ, Việt Nam Phục Quốc Hội (đệ tử của Cường Để)… Hội nghị khẳng định, động lực chính của cách mạng vẫn là Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương dưới sự lãnh đạo của ĐCS, Hội nghị xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là CNĐQ Pháp - Nhật, kẻ thù phụ là phong kiến bản xứ… Trong việc sắp xếp lực lượng, Hội nghị chỉ rõ:
Chủ lực cách mạng là giai cấp vô sản, gồm có vô sản thành thị và thôn quê (Trong đó thợ thuyền kỹ nghệ là lực lượng kiên quyết nhất). Sức dự trữ trực tiếp của cách mạng tư sản Đông Dương là trung, bần nông, tiểu tư sản thành thị, tư sản bản xứ…, địa chủ phản đế, Hoa kiều, cách mạng ở các nước lân bang (Xiêm, Trung Quốc, Ấn Độ…), cách mạng ở Pháp, ở Nhật. Sức dự trữ gián tiếp của cách mạng tư sản Đông Dương là: Liên bang Nga Xô viết, cách mạng thế giới, cuộc xung đột giữa các đế quốc chủ nghĩa… [123, tr. 76].
Hội nghị nhấn mạnh, giai cấp vô sản phải liên lạc mật thiết với bần nông, liên minh với trung nông và tiểu tư sản thành thị, bắt tay tư sản bản xứ và địa chủ phản đế, biến họ thành những lực lượng phụ thuộc của cách mạng tư sản dân quyền, của Mặt trận phản đế. Trong khi đề ra một chương trình tối thiểu của mặt trận, Hội nghị rất chú ý đến việc liên hiệp Mặt trận thống nhất dân chủ phản đế Đông Dương với mặt trận kháng Nhật ở Trung Quốc. Và,
82
muốn liên hiệp với họ trước hết phải liên hiệp với những đoàn thể kháng Nhật của Hoa kiều ở Đông Dương, tổ chức ra những hội bạn của nhân dân Trung Quốc ở các nơi tập trung Hoa kiều để dễ liên lạc với họ…v.v…
Sau HNTƯ lần thứ VII (11/1940), tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có những chuyển biến mau lẹ. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh lính Đồn Chợ Rạng - Đô Lương (Nghệ An) nhanh chóng bị dập tắt. Một số đồng chí lãnh đạo của Trung ương Đảng bị bắt, phong trào đấu tranh của quần chúng và tổ chức cơ sở Đảng bị khủng bố dữ dội.
Lúc này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Trung Quốc. Đến tháng 12 năm 1940 (sau khi bắt liên lạc được với Đảng), tại một làng nhỏ thuộc đất Trung Quốc, sát biên giới Việt Nam, Người mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ, chuẩn bị cho việc thành lập MTDTTN và các đoàn thể mới. Ngày 28/1/1941, Người bí mật về nước (Hà Quảng - Cao Bằng), bắt tay ngay vào việc xây dựng căn cứ địa, tổ chức các đoàn thể cứu quốc và chuẩn bị cho Hội nghị của BCHTƯ Đảng. Tình hình thế giới và phong trào cách mạng trong nước đặt ra nhiều vấn đề hệ trọng, cấp bách. Sau một thời gian chuẩn bị, từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Hội nghị BCHTƯ Đảng đã họp do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì. Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên cùng một số đại biểu các xứ uỷ Trung Kỳ và Bắc Kỳ khác…
Hội nghị lần này đã nhất trí và hoàn thiện hơn nữa tư tưởng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CMGPDT mà Hội nghị Trung ương 6, 7 đã thông qua:Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Theo mục tiêu chiến lược đúng đắn đó, Hội nghị chủ trương thành lập ở mỗi nước một MTDTTN nhằm phát huy tối đa sức mạnh của mỗi dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập,
tự do cho Tổ quốc. Ở Việt Nam, Hội nghị đã quyết định thành lập MTDTTN
83
Ngày 25/10/1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (MTVM) đã ra mắt đồng bào, nêu lên chương trình cứu nước của mình, gồm: Tuyên ngôn, Chính cương và Điều lệ. MTVM chủ trương tập hợp hết thảy mọi tinh thần độc lập chân chính của giống nòi, kết thành một khối cách mạng vô địch, để đập tan xiềng xích của Nhật, Pháp, quét sạch những mưu mô xảo trá của một nhóm Việt gian phản quốc, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh đuổi Nhật, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do và độc lập.
Chương trình cứu nước của Việt Minh bao gồm hệ thống các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa; cùng các chính sách cụ thể khác đối với giai cấp công nhân, nông dân, bộ phận binh lính, tầng lớp công chức, học sinh, phụ nữ... [15, tr. 445, 446]. Tinh thần cơ bản của các chính sách được Mặt trận nêu lên cốt để thực hiện hai điều mà toàn thể dân tộc đang mong ước: 1). Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; 2). Làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự do [15, tr. 446].
Để đoàn kết rộng rãi, vững chắc các tầng lớp nhân dân theo giới, ngành, MTVM kêu gọi đồng bào tổ chức những hội cứu quốc chống Pháp, chống Nhật. Nhiều Hội Cứu quốc: Phụ lão, Nông dân, Phụ nữ, Thiếu niên, Nhi đồng, Hướng đạo, Công chức, Thương mại, Văn hóa ra đời và tham gia MTVM.
MTVM ra đời đáp ứng những yêu cầu của phong trào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Chương trình 10 điểm của MTVM truyền đến công nhân với mục tiêu “ngày làm 8 giờ, cấm đánh đập, chửi mắng, có hưu trí”, nông dân ai cũng có ruộng cày. Những chính sách mang lại quyền lợi thiết thực này được hai giai cấp công, nông, các giai cấp và tầng lớp yêu nước đón nhận. Họ tham gia đông đảo và trở thành một lực lượng to lớn trong Mặt trận. Là một thành viên của Mặt trận, ĐCSĐD được Mặt trận thừa nhận là tổ chức
84
chính trị duy nhất lãnh đạo, đây chính là điều kiện để Đảng phát huy vai trò tiên phong của mình.
Ngoài hai giai cấp cơ bản của xã hội, các tầng lớp trí thức, địa chủ yêu