2. Hiểu rõ bản chất của kẻ thù, tiếp thu phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, ý thức về quyền độc lâp, tự do cho dân tộc, Hồ Chí
2.1.2. Giác ngộ, tập hợp các giai tầng trong các hình thức mặt trận
Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tuy đúng đắn, giải quyết nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, song lại không nhận được sự ủng hộ từ phía QTCS và BCHTƯ Đảng lúc bấy giờ. Hiện tượng ấy thể hiện ở việc phủ nhận những quan điểm cách mạng đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc trong các văn kiện thành lập Đảng
và quyết định thủ tiêu Chánh cương, Sách lược vắn tắt của Hội nghị Trung
ương lần thứ nhất (10-1930).
Từ tháng 10/1930 cho đến những năm cuối của thập kỷ 30 (thế kỉ XX), cuộc đấu tranh tư tưởng giữa một số người lãnh đạo QTCS, những người lãnh đạo ĐCSĐD với Nguyễn Ái Quốc diễn ra không ồn ào nhưng quyết liệt gay gắt. Nguyễn Ái Quốc bị lên án là “hữu khuynh”, “nặng tinh thần dân tộc”, “nhẹ về đấu tranh giai cấp”. Trước đề nghị phải kiểm điểm các “sai lầm” của Ban lãnh đạo Hải ngoại của ĐCSĐD, Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì giữ vững quan điểm với tinh thần kỷ luật và ý thức tổ chức cao.
69
Thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới đã xác nhận quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là đúng đắn, song dù ra quyết định thủ tiêu
Chánh cương, Sách lược, nhưng chỉ sau 18 ngày, Thường vụ Trung ương đã ra Chỉ thị về việc thành lập Hội phản đế đồng minh. Chỉ thị không chỉ nêu rõ vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân và động lực của giai cấp nông dân là “hai động lực chính căn bản cho sự bố trí hàng ngũ lực lượng cách mạng”, mà còn nhắc đến vai trò của các giai cấp khác” [14, tr. 227]. Chỉ thị phải thừa nhận rằng: “Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín, cuộc cách mạng cũng khó thành công” [14, tr. 227]. Như vậy, trên thực tế Chỉ thị thừa nhận quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về vị trí và mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong cuộc CMGPDT ở thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Tuy nhiên, lúc đó, các đảng Thanh niên, Tân Việt và những cơ sở của Nguyễn An Ninh không còn nữa, còn Việt Nam Quốc Dân Đảng thì đã tan rã và phân hoá sâu sắc. Vì thế, Hội phản đế đồng minh thực tế chưa thành hình.
Cùng với sự phát triển về chất của giai cấp công nhân, từ tháng 5- 1930 trở đi, liên minh công - nông đã trở thành một lực lượng to lớn. Phong trào nông dân đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp cả nước, có ý thức đấu tranh không những “phản đế” mà cả “phản phong”, trong đó những khẩu hiệu chống đế quốc, đòi giảm thuế, bỏ sưu, đòi dân tộc độc lập thường đi đôi với khẩu hiệu chống phong kiến, đòi giảm tô, bỏ nợ, chia đất cho dân cày… Phong trào nông dân có tổ chức của mình (nông hội) rất rộng rãi, gồm hàng chục vạn hội viên, từ trước ở Việt Nam chưa hề có tổ chức cách mạng nào lại đông đảo như thế.
Trước bối cảnh lịch sử mới, HNTƯ tháng 3/1936 đã nêu lên nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là: “Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”
70
[62, tr. 84]. Hội nghị chủ trương: Lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu... Mặt trận nhân dân phản đế nhằm tập hợp tất cả các giai cấp có tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc “tranh đấu đòi những quyền lợi hàng ngày cho toàn dân, chống chế độ thuộc địa vô nhân đạo, để dự bị cho cuộc vận động dân tộc giải phóng được phát triển” [15, tr. 93] và “nhiệm vụ của Đảng Cộng sản ở đó không những phải thâu phục đa số thợ thuyền mà còn phải thâu phục quảng đại quần chúng nông dân và tiểu tư sản ở thành thị. Đồng thời trong lúc lập mặt trận rộng rãi, chúng ta phải thâu phục hết các tầng lớp trong nhân dân” [15, tr. 136].
Tháng 7/1936, nhân danh đại diện QTCS, đồng chí Lê Hồng Phong đã đứng ra triệu tập HNTƯ mở rộng (Thượng Hải- Trung Quốc) phân tích nghị quyết của QTCS và tình hình thực tiễn ở Đông Dương, thảo luận chủ trương mới của Đảng, bổ cứu những thiếu sót của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ I. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương [122, tr.80], sau gọi là Mặt trận dân chủ Đông Dương, tập hợp các lực lượng công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, các nhân sỹ trí thức dân chủ trong nước và những người có xu hướng dân chủ chống phát xít nước ngoài đang sinh sống ở khu vực Đông Dương… đấu tranh chống bè lũ phản động thuộc địa - tay sai của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống và hoà bình. Đây là một Nghị quyết lịch sử, mở đường cho một thời kỳ cách mạng mới, phát động cao trào đấu tranh dân chủ sôi nổi trên toàn cõi Đông Dương. Qua quá trình hoạt động đấu tranh từ 1938 trở đi, tên gọi Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương (hay Mặt trận dân chủ Đông Dương) đã xuất hiện trên các văn kiện chính thức của Đảng và trên các sách báo. Thành phần của Mặt trận có: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, những nhân sỹ trí thức dân chủ người Việt Nam và người nước ngoài sống ở Việt Nam (Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ).
71
Về tổ chức, Mặt trận bao gồm các đảng phái, các đoàn thể và các cá nhân như Đoàn thanh niên dân chủ Đông Dương, Văn sỹ liên đoàn, các hội ái hữu, các đoàn thể văn hoá và xã hội, các chi nhánh của Đảng Xã hội và Đoàn thanh niên xã hội Pháp ở Đông Dương… Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương có vai trò quan trọng trong việc vận động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia cao trào cách mạng dân chủ. Những hoạt động sôi nổi nhằm “ủng hộ Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp”; yêu cầu chính phủ Pháp thả tù chính trị; cải cách xã hội ở Đông Dương; vận động thành lập “Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội”; chuẩn bị “đón phái viên Gô-đa”; tiến hành bãi công bãi thị... liên tiếp diễn ra.
Tháng 10/1936, ĐCSĐD ra văn kiện “Chung quanh vấn đề chính sách
mới”, thể hiện đậm nét việc xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm cách mạng trong tư tưởng về xây dựng lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh. Trong văn kiện này, Đảng chỉ rõ phải chú ý nhiệm vụ giải phóng dân tộc, không nên chỉ nặng về đấu tranh giai cấp: “Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước... để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng” [14, tr. 132].
Từ năm 1937 trở đi, hàng trăm cuộc bãi công đã nổ ra, lớn nhất là cuộc bãi công của công nhân xe lửa Tràng Thi (Nghệ An). Năm 1938, MTND phản đế đã huy động được hơn 25.000 người đủ các tầng lớp, thành phần giai cấp, xã hội tham dự kỷ niệm ngày 1-5 tại Hà Nội. Mặt trận phát động cuộc
đấu tranh đòi triệu tập Đại hội Đông Dương. Khi Quốc hội Pháp tuyên bố cử
phái đoàn điều tra sang Đông Dương, Đảng chủ trương phát động và tổ chức nhân dân ở tất cả các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, công sở, trường học, khu phố, làng mạc… công khai hội họp với nội dung là thảo luận những yêu cầu về tự do, dân chủ, dân sinh và cử đại biểu đi dự Đại hội đại biểu nhân dân các cấp, tiến tới tổ chức Đại hội đại biểu nhân dân toàn Đông Dương.
72
Công tác báo chí thời kỳ này phát triển mạnh mẽ. Đảng đã triệt để sử dụng báo chí công khai, coi đây là một vũ khí đấu tranh cách mạng. Khi địch khủng bố, tờ báo này bị cấm, tờ báo khác liền ra đời. Cùng với cuộc vận động báo chí công khai, nhiều tập sách giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lênin và giải
thích những chính sách mới của Đảng cũng được xuất bản. Cuốn “Về vấn đề
dân cày” của Qua Ninh (Trường Chinh) và Vân Đình (Võ Nguyên Giáp) đã tố cáo tội ác của đế quốc và phong kiến, phản ánh trung thực đời sống của nông dân Việt Nam và vai trò của họ trong cách mạng. Các tác phẩm mang tính chiến đấu của Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) cũng lần lượt ra đời để chống những quan điểm sai lầm về “nghệ thuật vị nghệ thuật” và chế độ phong kiến Việt Nam. Chịu ảnh hưởng đường lối chính trị đúng đắn của Đảng ta, nhiều nhà văn tiến bộ viết những tác phẩm mang tính hiện thực phê phán rõ rệt và có giá trị cao. Những “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan là tiêu biểu cho khuynh hướng này, góp phần vạch trần chế độ phong kiến, thực dân thối nát.
Tranh thủ mọi điều kiện mới, Đảng huy động nhiều tầng lớp nhân dân vào phong trào đấu tranh dân chủ công khai. Việc Đảng ta giành được vị trí hợp pháp trong việc lãnh đạo các tổ chức và hoạt động dân chủ là một thắng lợi lớn. Một số đảng viên được Đảng phân công hoạt động công khai, quần chúng và kẻ thù đều biết rõ như: Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyễn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Kỉnh, Trần Văn Kiết, Trần Văn Quảng, Nguyễn Văn Tuấn…(Sài Gòn); Đặng Xuân Khu, Trần Huy Liệu, Khuất Duy Tiến, Trần Đình Long, Trần Mai Ninh, Trần Đức Sắc…(Hà Nội); Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Hải Thanh, Lân Mộng Quang, Nguyễn Liễu Thanh…(Huế). Những hoạt động công khai của những người cộng sản trước quần chúng lúc đó là sự tuyên truyền, xây dựng uy tín của Đảng trong quần chúng rất có hiệu quả, tạo điều kiện để Đảng trực tiếp đấu tranh chống chủ nghĩa Tờ rốt xky và các khuynh hướng chính trị sai lầm, phản động khác
73
Được sự hỗ trợ đắc lực của các tổ chức hoạt động công khai, đặc biệt là hoạt động báo chí, những chủ trương sáng tạo của Đảng đã thu được nhiều thắng lợi trên thực tế. Trong những cuộc tổng tuyển cử tại các Viện dân biểu năm 1937-1938, danh sách ứng cử của Mặt trận dân chủ đã giành thắng lợi ở Trung, Bắc Kỳ và cả đại biểu trong Hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương. Đặc biệt ở Trung Kỳ, ta đã lập được Mặt trận dân chủ ở ngay trong Nghị viện, đưa được nhiều Đại biểu của nhân dân các tỉnh vào Viện dân biểu, nhất là đưa tiếng nói của quần chúng vào Hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương vốn được xem là nơi độc quyền của đế quốc và tay sai.
Thắng lợi của Mặt trận dân chủ 1936-1939 còn là thắng lợi của cuộc đấu tranh tư tưởng trong Đảng. Trong quá trình vận động thành lập mặt trận, từ HNTƯ tháng 7/1936, Đảng đấu tranh chống khuynh hướng “tả” như đưa ra những khẩu hiệu quá cao hoặc không quan tâm đến nguyện vọng và quyền lợi của tư sản và địa chủ nhỏ. Mặt khác, lại phải đề phòng khuynh hướng hữu, chỉ chú trọng giao thiệp với số lãnh tụ ở bên trên mà không chú ý tổ chức quần chúng bên dưới, coi thường phong trào đấu tranh của quần chúng công nông. Hội nghị nhận định công tác tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh còn nhiều khuyết điểm và nhược điểm. Về tổ chức, còn có khuynh hướng “tả”, hẹp hòi, thiếu thống nhất, không biết kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và nửa công khai… Phần lớn các cuộc đấu tranh của công nhân còn chưa chĩa mũi nhọn vào tư bản thực dân Pháp mà lại hướng vào bộ phận tiểu chủ và tư sản dân tộc, tạo kẽ hở cho bọn phản động thuộc địa và tay sai lợi dụng, chia rẽ và phá hoại lực lượng Mặt trận dân chủ. Đối với nông dân, Đảng chưa đặt đúng vị trí của nông dân trong cuộc vận động dân chủ, chưa có những phương châm và kế hoạch lãnh đạo thống nhất trong toàn Đảng. Vì vậy, phong trào nông dân chưa thể thành một phong trào rộng lớn và mạnh mẽ trong cả nước.
74
Phong trào Mặt trận dân chủ rất thích hợp với các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và tiểu tư sản trí thức. Là những người bị chèn ép, áp bức, họ có ý thức chống phản động thuộc địa và bè lũ tay sai. Song, đối với họ, Đảng chưa thật chú ý đến quyền lợi và nguyện vọng riêng của họ. Bằng chứng là Đảng chưa thể tổ chức được phong trào riêng cho từng giới.
Nhìn chung, qua hơn ba năm đấu tranh, quá trình xây dựng lực lượng trong Mặt trận dân chủ đã giúp Đảng ta và quần chúng nhân dân tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân mình để tiến lên những bước cao hơn, vững chắc hơn, giành được những thắng lợi mới to lớn hơn.