Coi trọng xây dựng lực lượng nòng cốt nông dân, công nhân và đội tiên phong là Đảng Cộng sản

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 (Trang 41)

và đội tiên phong là Đảng Cộng sản

Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo vào hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, một vấn đề cơ bản trong xây dựng lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh là luôn chú ý đến xây dựng lực lượng cách mạng nòng cốt là công nhân, nông dân, trong đó ĐCS giữ vai trò tiên phong.

Hồ Chí Minh cũng như nhiều nhà yêu nước khác, thấy rõ sức mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, khối quần chúng nhân dân đang chịu sự áp bức hết sức nặng nề, sự phẫn uất ngày càng dâng cao và do đó, sự nổi dậy của họ đã chín muồi. Nhưng vượt lên những hạn chế của những nhà yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến hoặc hệ tư tưởng tư sản, Hồ Chí Minh nhận thấy rằng: Tinh thần yêu nước và lòng căm thù áp bức bóc lột đó của nhân dân Việt Nam sẽ là cái quyết định thành công của cách mạng Việt Nam nếu như được nâng lên một trình độ mới, nếu như được tổ chức lại, được một đường lối của một giai cấp tiên tiến nhất lãnh đạo. Chính vì vậy, khi nhìn nhận lực lượng giải phóng dân tộc, giải phóng người lao động, Hồ Chí Minh không coi quần chúng nhân dân là một khối đồng nhất trừu tượng, mà đòi hỏi phải có sự phân biệt rõ vị trí, vai trò cách mạng của từng giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là hai giai cấp cơ bản nhất: Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

40

Xác định con đường cứu nước cho dân tộc là con đường CMVS, Hồ Chí Minh đã chỉ ra vai trò to lớn của giai cấp công nhân với vai trò lãnh đạo cách mạng thông qua chính đảng của mình. Sự nhận thức về vai trò của giai cấp công nhân xuất phát từ bản chất của nó. Đó là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới, do đó là giai cấp tiên tiến nhất, giác ngộ cách mạng nhất, có kỷ luật, tổ chức chặt chẽ nhất... vì vậy, không chỉ là một trong những lực lượng nòng cốt của cách mạng, “là nền, là gốc của cách mạng”, giai cấp công nhân còn có vai trò lãnh đạo cách mạng. Trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, đã có không ít cuộc cách mạng mà lực lượng tiến hành là nhân dân lao động, nhưng kẻ nắm quyền và hưởng quyền lợi cách mạng đem lại lại là một thiểu số giai cấp bóc lột hay lực lượng chính trị nào đó quay lại đối lập và phản bội lợi ích của nhân dân lao động. Theo Hồ Chí Minh, đó là những “cuộc cách mạng không đến nơi” - không triệt để. Hồ Chí Minh yêu cầu đã làm cách mạng thì làm cho đến nơi, phải nhằm mục tiêu giải phóng giai cấp để thực hiện mục đích cuối cùng là giải phóng người lao động, giải phóng con người một cách triệt để và toàn diện. Muốn vậy, cuộc cách mạng ấy phải do giai cấp công nhân lãnh đạo và mang tính nhân dân sâu sắc.

Hồ Chí Minh nhận định về giai cấp công nhân: Trong thời đại ngày nay giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ CNTB và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới; giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng, và nhấn mạnh “quyền lãnh đạo cách mạng chỉ do giai cấp công nhân nắm” [123, tr. 212] đã tạo ra một bước ngoặt trọng đại, làm thay đổi về chất phong trào yêu nước, đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam. Đây là cuộc CMVS. Nó không dừng lại ở mục tiêu của phong trào yêu nước thời kỳ đó: Độc lập dân tộc, mà còn nhằm mục tiêu dân chủ và mục tiêu giải phóng triệt để nhân dân lao động. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và áp bức bóc lột của dân tộc, mục tiêu giải phóng người lao động được đặt ra trực tiếp, cụ thể, mang tính hiện thực.

41

Chính ở điểm này - mục tiêu của cách mạng - đã quy định toàn bộ các vấn đề về lý luận cách mạng, lực lượng lãnh đạo cách mạng và lực lượng tiến hành cách mạng.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước thuộc địa, nông dân chiếm 90% dân số cả nước và đã từng giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc; do vậy, nông dân là một trong những lực lượng cách mạng quan trọng, được Hồ Chí Minh xác định có vị trí không thể thiếu và là một trong những chủ lực quân của sự nghiệp cách mạng. Họ “có nhiệt tình cách mạng rất cao” [124, tr. 573], có ý thức giai cấp rõ rệt và ý thức dân tộc mạnh mẽ, thực sự “là một lực lượng rất to lớn của dân tộc”. Qua thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Chính sách kém cỏi về vấn đề nông dân của Đảng Cộng sản là một trong những nguyên nhân quyết định làm cho cuộc cách mạng Trung Quốc năm 1927 thất bại” [66, tr. 416]. Còn đối với nước Nga, Người nhận định rằng, cuộc Cách mạng Tháng Mười không thể giành được thắng lợi nếu như Đảng Bônsêvích không có khả năng động viên quần chúng nông dân dưới khẩu hiệu của mình và dẫn dắt họ tham gia vào cuộc chiến đấu lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, nếu như Đảng Bônsêvích không có một chính sách cụ thể đối với nông dân thì không bao giờ có chuyện quân đội Sa hoàng ngả về phía cách mạng: “Nhờ chính sách rõ rệt đối với nông dân của Đảng Bônsêvích hoàn toàn đúng đắn nên Đảng có khả năng to lớn thu hút quân đội Sa hoàng - gồm chủ yếu là nông dân” [66, tr. 417].

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không ảo tưởng khi đánh giá vai trò của giai cấp nông dân. Nắm vững nội dung khoa học của học thuyết hình thái kinh tế- xã hội, học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin và qua quá trình khảo sát thực tiễn của đất nước, Hồ Chí Minh nhận thức rõ: Là một lực lượng yêu nước đông đảo nhưng giai cấp nông dân lại đại diện cho một nền sản xuất nhỏ, phân tán, không có hệ tư tưởng riêng... nên không thể

42

tự vạch ra đường lối đúng đắn để tự giải phóng; chỉ với lực lượng riêng của chính mình, nông dân không bao giờ có thể trút bỏ được gánh nặng đang đè nén họ và càng không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng. Hồ Chí Minh đã đấu tranh không khoan nhượng với nhiều trào lưu cơ hội chủ nghĩa, những trào lưu mơn trớn nông dân, coi nông dân là lực lượng chủ yếu nhất, là đội ngũ cách mạng nhất, là động lực duy nhất của cách mạng. Người chỉ ra rằng: Nông dân đã nhiều lần nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân, nhưng đều thất bại, vì thiếu sự lãnh đạo và tổ chức. Cho nên, “giai cấp công nhân phải đoàn kết họ, giúp tổ chức họ và lãnh đạo họ, thì họ là một lực lượng rất to lớn vững chắc” [123, tr. 213].

Khẳng định “giai cấp công nhân phải đoàn kết họ, giúp tổ chức họ và lãnh đạo họ” [123, tr. 213], đồng nghĩa với việc Hồ Chí Minh nhận thấy và chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa nông dân và công nhân - những lực lượng đều có chung lợi ích, cùng bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, cùng chung kẻ thù. Giai cấp công nhân muốn thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình, phải phát huy được ảnh hưởng cách mạng của mình trong nông dân. Giai cấp công nhân nếu không thu hút được nông dân tham gia đấu tranh chống kẻ thù chung, thì cách mạng thuộc địa cũng không thể thành công được. Theo Hồ Chí Minh, cuộc CMVS không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực; đó là một sự thực hiển nhiên đối với cả hai cuộc cách mạng - cách mạng tư sản dân quyền và CMVS. Trong thời kỳ cách mạng tư sản dân quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để thực hiện các khẩu hiệu của mình và chuyển cuộc cách mạng tư sản dân quyền thành CMVS sẽ “không thể giành được thắng lợi hoàn toàn nếu không có khối liên minh cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân, nếu không có sự tham gia tích cực của quần chúng nông dân bị áp bức vào việc thực hiện những khẩu hiệu của cách mạng” [66, tr. 413]. Do đó, giai cấp công nhân phải liên minh được với “đội

43

quân đồng minh” vĩ đại là nông dân, củng cố vững chắc khối liên minh công nông vững chắc là điều kiện giành thắng lợi cho cách mạng. V.I.Lênin đã nói: Chỉ khi nào hiểu và thực hiện được tư tưởng về quyền lãnh đạo ấy, giai cấp vô sản mới là giai cấp cách mạng.

Theo Nguyễn Ái Quốc, cách mệnh sinh ra bởi ách áp bức bóc lột tàn bạo của kẻ thù, ai mà bị áp bức càng nặng thì tinh thần cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết. Giai cấp tư sản có vai trò lịch sử khi nó bị phong kiến áp bức, họ kêu gọi công, nông làm cách mạng. Cách mạng thành công, họ quay lưng lại người bạn đường, áp bức công, nông thậm tệ, vì vậy, trong cuộc chiến đấu chống lại CNTB, chủ nghĩa thực dân, công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt, là đội quân chủ lực của cách mạng. Người tổng kết: Công nông là tay không, chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới cho nên họ gan góc. Vì những cớ ấy, “nên công nông là gốc cách mệnh” [66, tr. 266].

Giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua đội tiên phong - chính ĐCS. ĐCS là Đảng của giai cấp công nhân, Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp duy nhất gánh vác sứ mệnh lịch sử, đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc, cả dân tộc thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, biến đường lối của Đảng thành những thắng lợi ngày càng to lớn, lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngay từ đầu năm 1921, khi phân tích tình hình cách mạng Đông Dương, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những điều kiện tiềm năng và khả năng cách mạng đang tiềm ẩn trong xã hội, trong đó đề cập đến vai trò của đội tiên phong cách mạng: “Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” [65, tr. 28]. Khi nghiên cứu kỹ tình hình các nước ở châu Á và Đông Dương, Người sớm nhận ra một trong những nhược điểm của cộng đồng dân tộc ở đây là tính chia rẽ, xé lẻ: “Dân thường chia rẽ phái này bọn kia, như dân ta người An Nam thì nghi người Trung Hoa, người Trung Hoa thì khinh người Bắc, nên nỗi yếu sức đi, như

44

đũa mỗi chiếc mỗi nơi” [66, tr. 267] và chính tính chia rẽ, xé lẻ ấy làm cho họ yếu đi, dễ bị đế quốc thực dân đô hộ. Muốn làm cách mạng thì không thể chia rẽ, xé lẻ, mà phải đoàn kết lại, mà “muốn tập trung phải có Đảng cách mệnh” [66, tr. 267]. Nhiệm vụ của Đảng cách mạng là “để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [66, tr. 267, 268]. Và Đảng phải vững cách mệnh mới thành công, “cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” [66, tr. 267, 268].

Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, để Đảng vững mạnh, điều cốt yếu là “phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” [66, tr. 268]. Với ý nghĩa vô cùng to lớn và quan trọng của “chủ nghĩa làm cốt”, Hồ Chí Minh cũng xác định rằng, duy nhất chỉ có một chủ nghĩa chân chính: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” [66, tr. 268]. Theo Hồ Chí Minh, Đảng là tập hợp những phần tử ưu tú nhất của giai cấp công nhân có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động giác ngộ đường lối của Đảng đến tất cả tầng lớp nhân dân, không phân biệt

giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo... Trong Lời kêu gọi nhân ngày thành

lập Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là Đảng của giai cấp vô sản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột” [67, tr. 10].

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)