Giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong thực tiễn đấu tranh tiến tới giành chính quyền

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 (Trang 101)

2. Hiểu rõ bản chất của kẻ thù, tiếp thu phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, ý thức về quyền độc lâp, tự do cho dân tộc, Hồ Chí

2.3.1. Giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong thực tiễn đấu tranh tiến tới giành chính quyền

lực lượng cách mạng trong thực tiễn đấu tranh tiến tới giành chính quyền năm 1945

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là kết quả sự vùng lên của lực lượng toàn dân trong cả nước. Cách mạng Tháng Tám là cuộc khởi nghĩa của toàn dân, cuộc vùng lên của cả dân tộc Việt Nam vì mục tiêu độc lập, tự do.

100

Cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi to lớn, nhanh chóng và hao tổn rất ít xương máu. Thành công đó do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chính sách đại đoàn kết dân tộc của ĐCSĐD, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng

lực lượng cách mạng đã có đóng góp to lớn về lý luận, đặc biệt là trong việc

hình thành và đặt cơ sở lý luận cho việc hoàn chỉnh đường lối CMGPDT Việt

Nam.

Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò lý luận cách mạng. Người dẫn lời Lênin: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động... chỉ có theo lý luận cách mệnh, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” [66, tr. 259].

Muốn tập hợp, tổ chức quần chúng vào cuộc đấu tranh cách mạng, cần phải giác ngộ quần chúng thông qua hệ thống lý luận cách mạng. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, vì thế, hết sức cần thiết lý luận soi đường. Hơn nữa, để tập hợp, xây dựng lực lượng cách mạng, cần phải hiểu rõ đối tượng cần vận động, tập hợp. Do vậy, những nhận thức, những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng, một mặt, trở thành bộ phận lý luận

quan trọng, không thể thiếu trong lý luận CMGPDT; mặt khác, trở thành cơ

sở để hoàn thiện lý luận CMGPDT cho cách mạng Việt Nam.

Khi phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng, có thể thấy bao hàm những nguồn gốc khác nhau, song chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở tư tưởng, lý luận quan trọng nhất.

Sau khi Mác và Ăng ghen qua đời, bước vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi CNTB đã phát triển đến “giai đoạn tột cùng” của nó là CNĐQ, Lênin đã kế tục xuất sắc sự nghiệp của Mác bằng những hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi trong cách mạng Nga vĩ đại. Đến Hồ Chí Minh, người học trò xuất sắc của Mác, Ăng ghen và Lênin đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận

101

Mác - Lênin vào phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, đặc biệt là ở một nước thuộc địa như Việt Nam.

Điểm đặc biệt của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng lý luận Mác- Lênin vào thực tiễn Việt Nam là trên cơ sở nắm bắt sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết Mác - Lênin, với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam; đồng thời, làm sâu sắc, giầu có, phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin và có những phát hiện mới, bước phát triển mới.

Khẩu hiệu chiến đấu của C.Mác và Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn của

Đảng Cộng sản, “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”, sau bổ sung thành “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” được V.I. Lênin giương cao. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận dưới góc độ của một nhân sinh quan cách mạng và nhân văn sâu sắc Người tìm thấy trong hai khẩu hiệu chiến lược ấy không chỉ sức mạnh vô địch của giai cấp vô sản, mà còn là sức mạnh của hàng triệu, triệu con người bị áp bức, bóc lột, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc để giành tự do, hạnh phúc. Cũng từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã chú trọng sự đoàn kết dân tộc và quốc tế trong hoạt động lý luận cũng như thực tiễn cách mạng, khái quát thành lực lượng những vấn đề về liên minh dân tộc- quốc tế.

Cơ sở lý luận trực tiếp mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận là tư tưởng của

V.I.Lênin khi đọc: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc

và vấn đề thuộc địa (7-1920) – Bản Sơ thảo đã cho Nguyễn Ái Quốc những luận cứ về đoàn kết của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới, về liên kết chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội khoa học không chỉ với giai cấp công nhân mà còn với cả các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, tạo nên sự thống nhất trong phong trào CMVS ở chính quốc với CMGPDT. Qua tìm hiểu sâu sắc hơn Cách mạng tháng Mười Nga (1917), chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp cận với những hoạt động của QTCS, Nguyễn Ái Quốc thấu hiểu hơn nhiều vấn đề lý

102

luận của phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, dẫn đến những khái quát lý luận của Nguyễn Ái Quốc về giành quyền lãnh đạo cách mạng cho giai cấp công nhân; sắp xếp lực lượng cách mạng, xây dựng các tổ chức quần chúng, bảo đảm liên minh công nông nói riêng.

Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy ánh sáng cách mạng, Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để xây dựng lực lượng cách mạng, vượt qua hạn chế của các nhà cách mạng tiền bối yêu nước trước đó, đặc biệt là tính đến những điểm khác biệt của xã hội thuộc địa phương Đông và xã hội tư bản phương Tây, tính đến sự phân hóa xã hội và các mâu thuẫn xã hội khác nhau. Ngay từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy cơ cấu các giai cấp cũng như đấu tranh giai cấp ở Việt Nam không diễn ra như ở phương Tây. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, để nhận định, đánh giá đúng vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các giai cấp nhằm sắp xếp lực lượng cho cách mạng, thì việc từ một

trục lớn dân tộc, đặt mối quan hệ giữa các giai cấp trong mối quan hệ với dân

tộc để phân tích, đánh giá từng giai tầng là hết sức quan trọng, là con đường đúng đắn để nhìn thấu hiện thực khách quan. Nhấn mạnh: chủ nghĩa dân tộc chân chính chính là động lực lớn của đất nước, vì vậy, theo Hồ Chí Minh, lực lượng cách mạng không chỉ bó hẹp ở hai giai cấp công, nông mà là lực lượng của toàn dân tộc, trong đó liên minh công nông là lực lượng nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của ĐCS, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Một cách tổng quát, Việc phân tích các giai cấp trong mối quan hệ với dân tộc là một đóng góp lớn có giá trị về mặt lý luận của Nguyễn Ái Quốc. Ở đây chúng ta không thấy có một chút gì là máy móc, giáo điều hoặc xa rời chủ nghĩa Mác- Lênin. Tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về tập hợp mọi lực lượng vì đại nghĩa cứu nước không chỉ khác với tư tưởng của các nhà cách mạng đương thời ở Việt Nam mà cũng có những khác biệt với một số lãnh tụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lúc bấy giờ.

103

Không chỉ có vậy, đánh giá đúng bản chất của từng giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc... Hồ Chí Minh đưa ra phương pháp để tuyên truyền, vận động, giác ngộ và tổ chức quần chúng nhân dân thành lực lượng cách mạng hùng mạnh cho cuộc CMGPDT phù hợp với đặc điểm của các giai tầng, phù hợp với điều kiện dân trí nước Việt Nam thuộc địa, phù hợp với đặc điểm dân tộc Việt Nam…

Về mặt thực tiễn, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

“kết quả của mười lăm năm đấu tranh anh dũng, kiên cường của toàn thể nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh” [63, tr. 4].

Thật vậy, những luận điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng được chính Người và Đảng CSVN thực tiễn hoá trong những năm 1930-1945 và trở thành hiện thực sinh động, trở thành một trong những cội nguồn làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng trong giai đoạn 1930-1945 luôn được quan tâm xây dựng, củng cố và phát triển qua các cao trào cách mạng. Đó là sự kết hợp khéo léo, sự thay đổi về nội dung và hình thức tổ chức của Mặt trận, sự thay đổi phù hợp với nhiệm vụ cách mạng từng lúc, từng thời kì. Hình thức Mặt trận đầu tiên là Hội Phản đế đồng minh năm (1930-1931), Mặt trận dân chủ Đông Dương năm (1936 - 1939), MTVM trong cao trào đánh Pháp, đuổi Nhật đưa tới thành công của Cách mạng Tháng năm 1945.

Thời kì 1930-1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vận dụng, giải quyết đúng đắn, gắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, thực hiện giải phóng dân tộc và ruộng đất cho dân cày, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của công nông. Phong trào thời kì này không chỉ nhìn thấy rõ lực lượng cách mạng là hai giai cấp công nông, mà trong Chỉ thị thành Hội Phản đế đồng minh Đảng còn chỉ rõ: Cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà

104

không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công. Đội quân chính trị quần chúng có tính quyết định là công nông, nhưng muốn đánh đổ kẻ thù lớn mạnh, đạt tới thắng lợi nhanh nhất và giảm bớt tổn thất cho cách mạng, đội quân chính trị ấy không thể chỉ có công nông, mà phải bao gồm hết thảy các giai cấp và tầng lớp có khả năng chống đế quốc và phong kiến.

Đến thời kì 1932-1935, phong trào cách mạng lâm vào thoái trào, Đảng ta phải rút vào hoạt động bí mật để củng cố lực lượng. Bước sang cao trào cách mạng 1936-1939, phong trào cách mạng dần khôi phục, Đảng ra hoạt động nửa hợp pháp, nửa công khai. Cùng với tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến đổi, Đảng ta mở rộng hoạt động rộng ảnh hưởng đến mọi tầng lớp nhân dân. Mặt trận dân chủ ra đời thay thế mặt trận dân tộc thống nhất phản đế để tập hợp, thu hút tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc, những người oán ghét đế quốc... Lúc này, Đảng đã xây dựng được lực lượng chính trị sâu rộng trong nhân dân, đấu tranh chính trị cũng đã có được những thành công bước đầu, đòi hỏi được một số quyền lợi cho người lao động. Đảng cũng dần khẳng định được sự tín nhiệm trong quần chúng, quần chúng tin theo cách mạng.

Trong những năm 1939-1945, nhờ mục tiêu và đường lối đúng đắn, MTVM chẳng những đã huy động, tập hợp được lực lượng của hàng triệu con người, công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, học sinh, trí thức… vào mặt trận đấu tranh, mà còn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của một số thành phần quan trọng khác như địa chủ yêu nước, tư sản dân tộc, một bộ phận quan chức chính quyền các cấp của địch… MTVM, thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh đã xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong liên minh chính trị rộng lớn và trở thành một lực lượng vật chất khổng lồ nhất tề xông lên đánh đổ đế quốc phát xít Nhật, lật đổ chế độ phong kiến cuối cùng của Việt Nam, làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám, lập nên chính quyền công nông đầu tiên ở Việt Nam. Thắng lợi đó là thắng lợi của đường lối “kết

105

hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến; là thắng lợi của đường lối “tập hợp hết thảy lực lượng yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất, đưa phong trào tiến lên từng bước đến thắng lợi hoàn toàn” [37, tr. 4].

Trong khi khẳng định vai trò làm nên lịch sử của quần chúng nhân dân, lý luận mácxít không phủ nhận hay xem nhẹ vai trò của các vĩ nhân, những tổ chức chính trị tiên phong, đặc biệt là lúc lịch sử ở vào giai đoạn có tính bản lề. Những lúc như vậy, để lịch sử vận hành theo hướng có lợi, tích cực cho sự nghiệp của cả một dân tộc, tư duy chính trị của nhà lãnh đạo và tổ chức tiên phong có trách nhiệm trước lịch sử hết sức quan trọng. Trong bối cảnh chung của quốc tế và khu vực lúc đó, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một bằng chứng thuyết phục.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của tư tưởng tập hợp lực lượng toàn dân tộc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, đảng phái chính trị, già trẻ, gái trai… trên một mẫu số chung phổ quát: Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc. “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta cách mạng thành công, giành được độc lập” [68, tr.281, 282].

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)