Xây dựng lực lượng lãnh đạo với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 (Trang 62)

2. Hiểu rõ bản chất của kẻ thù, tiếp thu phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, ý thức về quyền độc lâp, tự do cho dân tộc, Hồ Chí

2.1.1.Xây dựng lực lượng lãnh đạo với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam

sản Việt Nam

Trong bối cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi một thập kỷ bôn ba với rất nhiều khảo nghiệm, tìm tòi, quyết định lựa chọn con đường cứu nước là con đường CMVS, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động để chuẩn bị mọi điều kiện cho sự ra đời của Đảng CSVN. Đảng CSVN ra đời vào đầu năm 1930 là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh cách mạng và Cương lĩnh được nhanh chóng đưa vào quần chúng nhân dân.

Đảng CSVN ra đời nắm lấy sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo con đường CMVS. Lúc này, việc xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng một đội ngũ quần chúng nhân dân hùng hậu, mạnh mẽ, giác ngộ mục tiêu lý tưởng cách mạng là hết sức cần thiết. Xây dựng lực lượng cách mạng lúc này phải gắn chặt với phong trào đấu tranh, thúc đẩy các phong trào đấu tranh phát triển; đồng thời, qua các phong trào đấu tranh, quần chúng được tôi luyện, trưởng thành, đông thêm về số lượng và ngày thêm hăng hái cách mạng.

61

Hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã có đóng góp to lớn khi gắn phong trào cách mạng với phong trào cách mạng thế giới. Bộ não chỉ huy các lực lượng cách mạng thế giới lúc này là QTCS III. Song trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lúc đó, một đặc điểm nổi bật là xu hướng tả khuynh đang ngự trị trong tư tưởng những người lãnh đạo QTCS. Tình trạng ấy dẫn đến sự đánh giá quá khe khắt khả năng và tinh thần cách mạng của giai cấp địa chủ, tư sản dân tộc, các trí thức yêu nước tiến bộ xuất thân từ tầng lớp trên ở các nước thuộc địa. Vượt qua những rào cản tư duy tả khuynh, Hồ Chí Minh đã soạn thảo Cương lĩnh cách mạng của Đảng CSVN giải quyết một cách thấu đáo mối quan hệ dân tộc - giai cấp, thấm đượm tính nhân văn, trong đó vấn đề lực lượng, sắp xếp lực lượng cách mạng, nguyên tắc tập hợp lực lượng được phân tích một cách đầy đủ, là biểu hiện cao nhất của việc giải quyết thành công quan hệ dân tộc - giai cấp và thể hiện sự nắm bắt đúng đắn đặc điểm phân hóa xã hội Việt Nam cũng như đặc điểm, thái độ của từng giai tầng, định hướng cho việc vận động, giác ngộ lực lượng cách mạng.

Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng đã chỉ ra những định hướng lớn của cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ cách mạng và con đường thực hiện.

Chính cương vắn tắt của Đảng nhận định rằng, Việt Nam là một xứ thuộc địa, nửa phong kiến, công nghiệp không phát triển, “vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản, làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được” [118, tr. 2]. Kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế, “nông nghệ ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều” [118, tr. 2]. Tình hình đó đưa đến mâu thuẫn ngày càng kịch liệt giữa một bên là dân tộc ta, trong đó có công nhân, nông dân và toàn thể dân tộc với một bên là đế quốc Pháp và tay sai của chúng. Muốn giải quyết mâu thuẫn đó, nhân dân Việt

62

Nam phải làm “tư sản dân quyền cách mạng1

và thổ địa cách mạng để đi tới

xã hội cộng sản” [118, tr. 2]. Nhiệm vụ cách mạng mà Cương lĩnh vạch ra là:

“Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh” [118, tr. 3]; “thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng...) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp; thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8 giờ” [118, tr. 3]. Các nhiệm vụ đó bao hàm cả nội dung dân tộc, dân chủ, song, nổi bật là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai của chúng (đại địa chủ, đại tư sản phản cách mạng và vua quan phong kiến) giành lại độc lập, tự do, dân chủ cho toàn dân tộc.

Lịch sử đã giao phó cho giai cấp công nhân sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân giành độc lập dân tộc. Để bảo đảm vai trò lãnh đạo của đảng tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng chủ trương giải quyết hài hoà từng bước quyền lợi của các giai cấp cách mạng, dù còn có những mâu thuẫn nhất định về quyền lợi.

Mặc dù còn ít ỏi về số lượng, giai cấp công nhân Việt Nam đã tỏ ra là giai cấp tiên phong. Lực lượng của giai cấp công nhân không bị chia xẻ bởi các xu hướng chính trị khác nhau. Trong bản thân giai cấp công nhân, không có tổ chức của quốc gia cách mạng (tư sản, tiểu tư sản), không có tổ chức của quốc gia cải lương, cũng không có tổ chức của tôn giáo, chỉ có những bộ phận đã giác ngộ và bộ phận chưa giác ngộ mà thôi. Sự thống nhất của giai cấp công nhân là một điều kiện rất chủ yếu để giai cấp công nhân đóng vai trò lãnh đạo của mình. Giai cấp công nhân Việt Nam lúc này là một giai cấp đấu tranh cương quyết nhất: các cuộc đấu tranh ở Phú Riềng (Nam Kỳ), Nam

1Tư sản dân quyền cách mạng là một thể loại cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa mà sinh thời C. Mác, V.I.Lênin và ngay cả QTCS cũng chưa nói đến. Sau này, Đảng CSVN hoàn chỉnh tên gọi của thể loại cách V.I.Lênin và ngay cả QTCS cũng chưa nói đến. Sau này, Đảng CSVN hoàn chỉnh tên gọi của thể loại cách mạng này và được gọi là CM DTDCND tiến lên CNXH.

63

Định (Bắc Kỳ), Vinh-Bến Thuỷ (Trung Kỳ)… là những bằng chứng rất hùng hồn về thái độ đấu tranh đó. Tính chất tổ chức, giác ngộ, tinh thần đấu tranh bền bỉ đã thể hiện rõ. Với các phong trào cách mạng đã diễn ra, không thể không công nhận rằng, phong trào công nhân luôn đi đầu, không thể phủ nhận rằng, từ nay triển vọng của cách mạng dân tộc là thống nhất với triển vọng của giai cấp công nhân, giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp tiêu biểu nhất của dân tộc.

Để giai cấp công nhân đảm đương vai trò giai cấp lãnh đạo, cần phải xây dựng đội tiên phong của giai cấp vững mạnh. Cương lĩnh đầu tiên khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của CMVN. Đảng “thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng...” [118, tr. 4]; đồng thời, phải liên minh với các giai cấp cách mạng và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết họ, tổ chức họ đấu tranh GPDT và để đi tới chủ nghĩa cộng sản.

Đảng CSVN kết nạp đảng viên không những trong công nhân tiên tiến, mà còn kết nạp những người tiên tiến trong nông dân lao động, trí thức cách mạng và trong các tầng lớp khác. Đảng CSVN là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. Đảng là một khối thống nhất ý chí và hành động. Đảng viên phải “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hy sinh, phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng” [118, tr. 7].

Trong tôn chỉ của mình, Đảng chỉ rõ phải “lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản” [118, tr. 7].

Sau Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng vào đầu năm 1930, sự thống nhất trong công tác tổ chức Đảng ở trong nước đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của Đảng CSVN. Tuy nhiên, việc xây dựng, củng cố, làm cho

64

Đảng thực sự vững mạnh, đủ sức lãnh đạo CMVN vẫn luôn là một vấn đề được Đảng, Hồ Chí Minh chú trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến được dấy lên rộng khắp, mà đỉnh cao là Xô-viết Nghệ Tĩnh. Dự đoán phong trào sẽ chịu sự khủng bố trắng của kẻ thù, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi và chỉ thị cho các đảng bộ địa phương phải chuyển hướng hoạt động và đấu tranh. Người chỉ rõ rằng, nhiệm vụ trước mắt của Đảng là tập hợp, tổ chức, vận động quần chúng, chứ chưa phải lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.

Từ cuối năm 1931, cách mạng lâm vào thoái trào. Trong hoàn cảnh khó khăn, những người cộng sản Việt Nam vẫn kiên cường đấu tranh, giữ vững lý tưởng của Đảng, ra sức hoạt động khôi phục phong trào. Trong cao trào cách mạng, nhiều đảng viên, cán bộ của Đảng đã bị bắn giết, tù đầy. Đảng đã chủ trương phải phát động phong trào đấu tranh đòi bãi bỏ án tử hình, trả tự do cho tất cả các tù chính trị trong nước. Tháng 3/1931, trong tình hình phong trào cách mạng đang gặp những khó khăn lớn bởi sự khủng bố trắng của địch, Hội nghị BCHTƯ lần thứ 2 của Đảng được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú. Hội nghị kiểm điểm tình hình thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị BCHTƯ lần thứ nhất, kiểm điểm lại phong trào cách mạng toàn quốc, phê phán, uốn nắn các sai lầm của đảng bộ địa phương. Tháng 6/1932, được sự giúp đỡ, ủng hộ của QTCS, của các ĐCS anh em, một số cán bộ lãnh đạo

của Đảng và đảng viên đang hoạt động ở ngoài đứng ra viết Chương trình

hành động của ĐCSĐD và được QTCS công nhận. Văn kiện này ngoài việc khẳng định lại những mục tiêu, đường lối chính của CMVN đã ghi trong

Cương lĩnh của ĐCSĐD năm 1930 và phân tích một cách khách quan, khoa học tình hình thực tiễn, còn vạch ra những chủ trương, sách lược nhằm nhanh chóng khôi phục, phát triển Đảng, thúc đẩy phong trào đấu tranh của quần chúng.

65

Xây dựng Đảng về tư tưởng được Hồ Chí Minh coi trọng. Trong những năm 1930-1931, các đảng viên bị địch bắt bớ, tù đầy đã thành lập nên những chi bộ ở nhà tù đế quốc, đồng thời tổ chức cho các đảng viên của mình trau dồi, nghiên cứu lý luận (học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng…), nâng cao trình độ (học ngoại ngữ, học văn hóa…) và trao đổi kinh nghiệm hoạt động cách mạng. Ngoài ra, chủ nghĩa Mác - Lênin được tuyên truyền, học tập sâu rộng trong đảng viên, quần chúng. Chủ trương, đường lối của Đảng được đưa vào quần chúng. Các đảng viên của Đảng đã giữ vững ý chí, chí khí cách mạng khi bị địch khủng bố ác liệt. Các chi bộ Đảng trong sinh hoạt đã kịp thời nhắc nhở đảng viên chống lại những “bệnh” nguy hại cho đảng như chủ nghĩa cơ hội, vụ lợi. Từ tháng 4/1934 trở đi, các đảng bộ đã mở rộng sự tự chỉ trích bônsơvích trong các cấp đảng bộ, để nâng cao trình độ chính trị toàn Đảng và để giữ cho chủ nghĩa Mác - Lênin được trong sạch, giữ thái độ không thoả hiệp với các xu hướng đầu cơ, chống mọi sự cải biến chủ nghĩa Mác - Lênin, chống mỗi bước đi trái đường của Đảng, của QTCS. Nhờ đó, nền tảng tư tưởng của Đảng được củng cố.

Bên cạnh đó, khi phong trào Xô - viết Nghệ Tĩnh bị địch đàn áp, khủng bố trắng, các chi bộ bị vỡ, đảng viên bị bắt bớ, tù đầy, Trung ương đã ra chỉ thị phải nhanh chóng củng cố các tổ chức đảng, phát triển đảng viên, thành lập các chi bộ trong tù và củng cố công tác của các chi bộ này. Đối với công tác phát triển Đảng, công tác này phải được gắn với phong trào đấu tranh của quần chúng. Đảng chủ trương: “Trong thời gian tuyên truyền và đấu tranh, làm hết sức mình để đề cao Đảng, nông hội và công hội, kiếm thêm cho Đảng những đảng viên mới và tốt (công nhân, nông dân)” [118, tr. 68]. Còn trong tù, các đảng viên của ĐCSVN cũng đã tổ chức thành các chi bộ bí mật, có sinh hoạt thường kỳ và tổ chức tù nhân đấu tranh chống chế độ hà khắc trong nhà tù đế quốc. Để đảm bảo hoạt động của Đảng cho phong trào cách mạng, xây dựng Đảng vững mạnh về số lượng, một công tác được Đảng chú trọng:

66 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức cho đảng viên vượt ngục, trở lại hoạt động. Đây là bước đi sáng tạo, là con đường ngắn nhất củng cố Đảng, bởi những đảng viên bị bắt và được tổ chức cho vượt ngục đều là những đồng chí hạt nhân cốt cán của Đảng, là những đồng chí trung kiên, có kinh nghiệm hoạt động.

Công tác bảo vệ nội bộ Đảng, thanh trừ những phần tử xấu chui vào Đảng, các phần tử đảng viên đã thoái hoá, biến chất, đầu hàng, phản bội… cũng được tăng cường triển khai.

Tuy nhiên, do khủng bố trắng của địch, sau HNTƯ lần thứ 2 (3/1931), toàn bộ BCHTƯ Đảng bị địch bắt. Tháng 4/1931, đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng bị địch bắt. Cuối tháng 4/1931, hầu như toàn bộ các Xứ uỷ bị bắt. Đến tháng 5/1931, BCHTƯ bị tan vỡ. Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị bắt tại Hương Cảng. Tổ chức Đảng bị tổn thất nặng nề. Cách mạng Đông Dương lâm vào thời kỳ đen tối và khủng hoảng về cán bộ. Thiếu cơ quan lãnh đạo đầu não, thiếu sự chỉ đạo tập trung, mối liên lạc giữa các đảng bộ bị đứt, phong trào CMVN tạm thời lắng xuống. Trong tình hình đó,

Chương trình hành động (6/1932) của Đảng kịp thời hướng dẫn xây dựng,

củng cố Đảng về mặt tổ chức. Theo hướng dẫn của Chương trình hành động,

công tác xây dựng Đảng thời kỳ này chủ yếu là tập hợp các đảng viên còn sống sót ở trong nước, đấu tranh bảo vệ đảng viên trong tù, tổ chức cho đảng viên vượt ngục, củng cố các chi bộ ở các vùng, miền, khôi phục các cấp lãnh đạo Đảng từ Trung ương đến cơ sở, chú ý các phần tử tích cực để phát triển đảng viên mới, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ I của Đảng… Nhờ tinh thần đấu tranh kiên cường, phương pháp đấu tranh thích hợp, hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở được khôi phục dần dần. Tuy nhiên, việc thiếu một cơ quan đầu não chỉ huy là hết sức bất lợi cho phong trào, vấn đề đặt ra là

cần phải lập lại BCHTƯ. Được sự chỉ đạo của QTCS, Ban Chỉ huy ở ngoài

của Đảng được thành lập tại Ma Cao (1934) do Lê Hồng Phong đứng đầu.

67

hợp các cơ sở Đảng mới xây dựng lại trong nước thành hệ thống, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chuẩn bị triệu tập Đại hội Đảng.

Trước sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, Đảng vẫn đứng vững, phát triển, số lượng đảng viên chẳng những không giảm, mà còn tiếp tục tăng lên. Khi mới thành lập, Đảng có khoảng hơn 300 đảng viên (chưa tính số đảng viên nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc - khoảng 419 người) với hơn 50 chi bộ [101, tr. 28], đến tháng 12-1930, tổng số đảng viên trong cả nước có 2.995 đồng chí, sinh hoạt trong 255 chi bộ khắp cả nước [101, tr. 22]. Còn đến tháng 4-1931, toàn Đảng đã có 2.400 đảng viên với hơn 250 chi bộ [101, tr. 28]. Đầu năm 1932, toàn Đảng có 2.100 đảng viên, do bị địch giết nên không còn bao nhiêu. Nhưng đến năm 1933, toàn Đảng đã có 1.850 đảng viên và đến năm 1934, tổng số đảng viên là 1.300 [101, tr. 41].

Đầu năm 1935, sau khi hệ thống tổ chức của Đảng được xây dựng và chắp nối lại từ cơ sở đến Trung ương, đồng thời, phong trào đấu tranh của

quần chúng dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Chỉ huy ở ngoài phát triển lên

cao, Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng quyết định triệu tập Đại hội Đảng lần thứ

I (3/1935), tại Ma Cao (Trung Quốc)2. Đại hội đã đánh dấu sự khôi phục các

tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương trong cả nước, tạo điều kiện cho

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 (Trang 62)