2. Hiểu rõ bản chất của kẻ thù, tiếp thu phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, ý thức về quyền độc lâp, tự do cho dân tộc, Hồ Chí
2.2.3. Liên minh với các lực lượng quốc tế
Trong quan hệ quốc tế của Đảng giai đoạn 1939-1945, quán triệt sâu sắc quan điểm, nguyên tắc đoàn kết quốc tế trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản; đoàn kết quốc tế để thực hiện đường lối, chính sách của Đảng theo yêu cầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập của cách mạng Việt Nam, vì quyền lợi thiết thân của nhân dân Việt Nam; nắm vững quan điểm dựa vào sức mình là chính, không ỷ lại vào sự giúp đỡ quốc tế, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng tiếp tục liên lạc với các lực lượng cách mạng quốc tế. Tuy nhiên, giai đoạn này, xuất hiện những khó khăn, bất cập mới. Việc liên lạc với QTCS trở nên rất khó khăn, đến năm 1943 thì QTCS III tự giải tán.
Hồ Chí Minh luôn chủ trương đoàn kết chặt chẽ cùng với các ĐCS anh em khác trên thế giới, đoàn kết với các lực lượng dân chủ, tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, sự giúp đỡ của họ. Về phía mình, ĐCSĐD và nhân dân Việt Nam cũng luôn sát cánh cùng các ĐCSĐD anh em khác để góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới. Người luôn chỉ đạo Đảng ta liên kết với Trung Quốc, Liên Xô, Pháp, Đức, Mỹ, Anh... trong cuộc đấu tranh chống phát xít. Người nói: “Mọi người đều phải theo trào lưu cách mạng thế giới. Nước Trung Quốc Tam dân chủ nghĩa, nước Mỹ tư bản chủ nghĩa đều có thể hợp tác với nhau để chiến thắng quân thù. Các đảng phái ở Trung Quốc đều tập hợp chung quanh Quốc dân Đảng Trung Quốc để chống Nhật cứu nước. Nước Pháp tự do có Đảng
96
cộng sản Pháp tham gia, nước Đức tự do có Đảng cộng sản Đức tham gia, cùng nhau ra sức cứu Tổ quốc, cứu đồng bào. Việt Nam là một bộ phận của thế giới, cũng không thể đi ngược dòng lịch sử được” [67, tr. 63].
Trong điều kiện cách mạng chưa thành lập được chính quyền nhà nước, Hồ Chí Minh và Đảng phải mở rộng quan hệ quốc tế chủ yếu bằng con đường bí mật. Nhưng những chủ trương và hoạt động của Hồ Chí Minh đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều Đảng anh em, các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới, mở rộng được mối quan hệ quốc tế đoàn kết được với nhiều lực lượng quốc tế tiến bộ.
Năm 1939 - 1940, khi còn ở Côn Minh - Quảng Tây (Trung Quốc), Người đã chú trọng giác ngộ tổ chức Việt kiều yêu nước, củng cố chi bộ hải ngoại (một chi bộ của ĐCSĐD ở nước ngoài (gồm các ông: Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan) để duy trì mối quan hệ giữa Đảng và cách mạng Việt Nam với quốc tế; đồng thời, xúc tiến hoạt động, đấu tranh góp phần đẩy mạnh cách mạng trong nước. Tháng 5-1940, Hồ Chí Minh quyết định cho rải truyền đơn dọc tuyến đường sắt từ Côn Minh đến biên giới Việt - Trung, vạch trần tội ác của giặc Pháp, giặc Nhật và kêu gọi quần chúng ủng hộ nhân dân Trung Quốc chống Nhật [2, tr. 143]. Người đồng thời cũng nhận thấy rằng, cùng chung kẻ thù là phát-xít Nhật, nếu cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam tạo dựng được mối quan hệ chặt chẽ, thì sức mạnh của mỗi dân tộc chống kẻ thù chung sẽ được tăng lên đáng kể. Hồ Chí Minh phân tích: Ủng hộ
Trung Quốc tức là tự giúp đỡ mình, vì “một khi chúng (Nhật- TG) đã thắng
được nhân dân Trung Quốc” [67, tr. 98], thì chúng sẽ mở rộng sự xâm lược tới các nước châu Á khác, mà “vận mệnh các dân tộc châu Á quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc Việt Nam” [69, tr. 24]. Trong bài viết “Ca dao Việt Nam và cuộc kháng chiến của Trung Quốc” đăng trên Cứu vong nhật
báo (12-1940), dưới hình thức đưa tin nhân dân Việt Nam chi viện mọi mặt
97
Việt Nam đều hết sức đồng tình với cuộc kháng chiến của Trung Quốc” [67, tr. 186].
Tại Trung Quốc, Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo cán bộ Đảng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với ĐCS Trung Quốc, với phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc, tranh thủ sự giúp đỡ của ĐCS Trung Quốc trong việc xây dựng cơ sở hoạt động, bảo vệ cán bộ cách mạng Việt Nam, học tập kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và chống Nhật của Trung Quốc. Người cũng thiết lập quan hệ với Quốc dân Đảng Trung Quốc một cách khôn khéo để tranh thủ họ, thông qua họ để đào tạo, rèn luyện cán bộ quân sự, mua sắm vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang trong nước. Nhưng trong quan hệ với Quốc dân Đảng, Người chủ yếu tìm hiểu, ngăn chặn âm mưu, hành động xâm lược, phá hoại cách mạng Việt Nam của Mỹ - Tưởng. Năm 1941, Người cử đại biểu ở hải ngoại và đại biểu Việt Minh ở trong nước tham gia thành lập “Hội Giải phóng” cùng với Quốc dân Đảng (Trung Quốc). “Mục đích ta tham gia tổ chức này Hội giải phóng này cố để hợp pháp hóa những hoạt động của chúng ta ở ngoài và cốt để tranh thủ sự viện trợ ở ngoài về vật chất cũng như về tinh thần được chừng nào hay chừng ấy, nhưng Việt Nam độc lập đồng minh vẫn là một tổ chức hoàn toàn độc lập” [85, tr.124]. Nhờ lợi dụng danh nghĩa của Hội, nên nhiều lần đã ngăn chặn được âm mưu đen tối của Quốc dân Đảng và tay sai. Sau khi Hội Giải phóng được thành lập, cán bộ Việt Minh từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và một số ít ở dưới xuôi lục tục kéo sang để dự các lớp huấn luyện như lớp bộc phá, lớp quân sự...
Tiếp nối truyền thống ấy, Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (14,15-8-1945) đã chủ trương: “Đối với các nước nhược tiểu và dân chúng Tầu và Pháp chúng ta phải liên lạc và tranh thủ sự giúp đỡ của họ” [123, tr. 427]. Hồ Chí Minh cũng luôn giữ mối quan hệ với ĐCS Pháp, tranh thủ sự đồng tình giúp đỡ của ĐCS Pháp, nhân dân tiến bộ Pháp với ĐCSĐD và cách mạng Việt Nam.
98
Mỹ là nước đồng minh có sức mạnh về kinh tế, quân sự. Nhưng Mỹ lại có âm mưu là dựng Tưởng gạt Pháp ở Đông Dương, gây ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Mỹ có nhiều kế hoạch tham vọng làm bá chủ thế giới sau chiến tranh. Trước tình hình ấy, Hồ Chí Minh chủ trương quan hệ với lực lượng Mỹ Đồng minh, Tổ chức OSS, tổ chức cứu trợ phi
công Mỹ ở Đông Dương có trụ sở tại Trung Quốc, một mặt, nhằm tranh thủ
sự giúp đỡ của người Mỹ; mặt khác, tìm hiểu, ngăn chặn âm mưu, hành động
xâm lược phá hoại cách mạng Việt Nam của Mỹ - Tưởng; đồng thời, thông qua người Mỹ tuyên truyền ảnh hưởng của Việt Minh với đồng minh và thế giới.
Theo A. Patty, quan hệ với người Mỹ, Hồ Chí Minh không có yêu cầu về vũ khí, tiền bạc, mà chủ yếu gây ảnh hưởng chính trị yêu cầu Mỹ và các nước đồng minh công nhận Việt Minh là tổ chức yêu nước chân chính, có đủ khả năng, tư cách và đang tổ chức lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống đế quốc, phát xít giành độc lập tự do. Việt Minh giúp đỡ các lực lượng Đồng Minh ở Đông Dương, cung cấp tình hình quân Nhật ở Đông Dương cho đồng minh, nuôi dưỡng giúp đỡ và trao trả phi công Mỹ bị quân Nhật bắn rơi ở Đông Dương cho Mỹ [93, tr. 101].
Cũng theo A. Patty, có quan hệ với người Mỹ, Việt Minh cũng thu được một số kết quả. Cụ thể là, người Mỹ cũng giúp đỡ cho Việt Minh một số vũ khí nhẹ, đạn dược, thuốc men và cử một nhóm sĩ quan quân đội Mỹ tới Tuyên Quang để huấn luyện quân sự cho một đơn vị lực lượng vũ trang Việt Minh. Tuy thực chất sự giúp đỡ của Mỹ không nhiều, nhưng điều quan trọng là thông qua quan hệ này, Việt Minh đã gây được ảnh hưởng tốt với Mỹ, Hồ Chí Minh nắm được âm mưu và tình hình của người Mỹ để có đối sách ngăn cản họ.
Với Pháp, sau khi bị Nhật hất cẳng bỏ chạy khỏi Đông Dương (9/3/1945), bọn thực dân Pháp vẫn tìm cách quay trở lại thống trị, bóc lột
99
Đông Dương. Hồ Chí Minh lúc này đã chủ trương quan hệ với chính phủ Pháp thông qua người đại diện của Pháp tại Côn Minh (Trung Quốc) do Patty (người Mỹ) giúp đỡ, để bàn bạc, giải quyết vấn đề Đông Dương, Việt Nam. Mục đích chính của Hồ Chí Minh lúc này là nhằm giảm bớt sự căng thẳng giữa Pháp và Việt Minh, ngăn chặn âm mưu quay trở lại thống trị nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Người chỉ đạo Đảng, Việt Minh đặt quan hệ với lực lượng Pháp Đờ Gôn để mở rộng mặt trận liên minh chống phát xít Nhật ở Đông Dương, tuy nhiên những người Pháp Đờ Gôn đã từ chối liên minh. Kiên trì với mục tiêu tranh thủ các yếu tố quốc tế thuận lợi trong điều kiện có thể, Hồ Chí Minh gửi thư cho những đại diện chính phủ Pháp, đề nghị giải quyết quyền lợi của người Pháp ở Đông Dương, nhưng thực dân Pháp ngoan cố từ chối. Dù vậy, Hồ Chí Minh chỉ thị cho Việt Minh, Đảng CSVN và nhân dân ta tôn trọng, bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền lợi của Pháp kiều tại Đông Dương.
Những quan điểm, chủ trương về quan hệ đoàn kết, liên minh với các lực lượng quốc tế của Hồ Chí Minh thời kỳ này chẳng những làm tăng thêm sức mạnh, uy tín cho Đảng, cho MTVM, đem lại thắng lợi cho Cách mạng tháng Tám năm 1945, mà còn giúp cho Đảng, Nhà nước ta giải quyết được nhiều khó khăn hiểm nghèo trong đối nội, đối ngoại, bảo vệ được chính quyền cách mạng non trẻ ở giai đoạn sau.