Liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 (Trang 76)

2. Hiểu rõ bản chất của kẻ thù, tiếp thu phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, ý thức về quyền độc lâp, tự do cho dân tộc, Hồ Chí

2.1.3.Liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế

Những năm 20 (thế kỉ XX) là thời gian Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ quan điểm liên minh quốc tế các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc chống CNĐQ trên toàn thế giới. Từ “Hội liên hiệp thuộc địa” và xuất bản tờ “Người cùng khổ” (Le Paria) đến hàng loạt bài nói, bài viết về chủ đề này tại rất nhiều diễn đàn mà Người có điều kiện tham dự đã nói lên điều đó. Ngay từ rất sớm, trong khi bôn ba tìm chân lý cho cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có mối liên hệ mật thiết và tốt đẹp với rất nhiều nhà cách mạng, nhiều lãnh tụ của ĐCS Trung Quốc sau này như: Lý Đại Chiêu, Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân, Đặng Tiểu Bình, Triệu Thế Viêm, Tiêu Tam, Thái Hòa Sâm [110, tr. 129],… Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu, kết nạp “các đồng chí Triệu Thế Viêm, Vương Nhược Phi, Trần Diên Niên, Trần Kiều Niên, Tiêu Tam” [110, tr. 138.] vào ĐCS Pháp.

Xuất phát từ quan điểm “cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới”, Hồ Chí Minh luôn chú trọng chỉ đạo thực hiện đoàn kết quốc

tế. Ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh đã đề cao

vấn đề đoàn kết quốc tế, “trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam

độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp” [122, tr.4, 5], chỉ ra sự cần thiết

75

phải mở rộng đoàn kết với các đảng anh em (ĐCS Liên Xô, Trung Quốc, Pháp...) và các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới.

Đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của CMVS trên thế giới, xác định độc lập dân tộc là điểm xuất phát và cũng chính là mục tiêu chủ yếu trong mọi hoạt động quốc tế, Hồ Chí Minh tích cực hoạt động nhằm giành được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam. Người phân tích: “Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay” [66, tr. 19].

Với đường lối liên minh quốc tế đúng đắn, từ khi ra đời, Đảng CSVN đã vượt lên tất cả các đảng phái chính trị khác về tầm nhận thức, cũng như khả năng động viên trong thực tiễn lực lượng của đông đảo anh em, bầu bạn thế giới ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc ta. Nếu như các phong trào hưởng ứng chiếu Cần Vương bị tách biệt với thế giới bên ngoài; một số cuộc vận động yêu nước đầu thế kỷ XX chỉ biết đặt niềm tin vào Nhật Bản khi ấy đang trên đường quân phiệt hoá bộ máy, hoặc chỉ biết mong chờ vào đế quốc Pháp khi ấy đã thực sự biến nước ta thành một thuộc địa và tìm mọi cách để nước ta mãi mãi là thuộc địa của chúng, thì Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy sức mạnh quốc tế là ở phong trào đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân thế giới. Vì thế, Người đã chủ trương nối liền mối liên kết giữa nhân dân Đông Dương thuộc địa với người lao động và giới tiến bộ của nước Pháp.

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng nhìn thấy giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới có mối quan hệ biện chứng, tương tác với nhau, “ai làm cách mạng thế giới cũng là đồng chí của nhân dân An Nam cả”. Cách mạng Việt Nam “phải liên lạc tất cả những Đảng cách mệnh trong thế giới để chống lại chủ nghĩa tư bản và đế quốc chủ nghĩa”... “thắng lợi của cách mạng Việt

76

Nam cũng là góp phần vào thắng lợi của cách mạng thế giới”... Vì vậy, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng cơ sở Đảng, lực lượng cách mạng Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết với lực lượng dân chủ tiến bộ, tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Về phần mình, thực hiện sứ mệnh lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm CMGPDT, giành độc lập, tự do, cách mạng Việt Nam cũng góp phần vào thắng lợi của cách mạng thế giới. Người nói: “Ta làm cách mạng không chỉ cho riêng nước mình mà cho cả thế giới. Ở đâu có giai cấp thì ở đó có đấu tranh cách mạng, ở các nước tư bản hay nước thuộc địa cũng dần dần có Đảng của giai cấp vô sản soi sáng, giác ngộ quần chúng đứng dậy đấu tranh chống áp bức” [85, tr. 143]. Hồ Chí Minh đã có sự liên lạc với Mặt trận kháng Nhật - một liên hiệp giữa ĐCS Trung Quốc và Quốc Dân Đảng Trung Hoa hình thành năm 1937. Năm 1938, hoạt động trong Bát Lộ Quân Trung Quốc ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, dưới danh nghĩa một

nhà báo Trung Quốc, Hồ Chí Minh viết bài “Người Nhật Bản muốn khai hoá

Trung Quốc như thế nào?”, tố cáo những tội ác dã man mà phát-xít Nhật đã gây ra đối với nhân dân Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 (Trang 76)