Tập hợp, liên minh với lực lượng cách mạng thế giớ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 (Trang 58)

Mác và Ăngghen lên án chế độ tư bản bởi sự bóc lột giá trị thặng dư, làm tha hóa con người. Lênin lột trần chân tướng của CNĐQ bằng sự phát triển kinh tế, chính trị đế quốc chủ nghĩa của nó; xác định những quan điểm phương pháp luận mà các ĐCS phải tuân thủ khi giải quyết vấn đề dân tộc... Mác, Ăngghen, Lênin đứng ở góc độ của những người cộng sản sống ở chính quốc để nhìn và lý giải vấn đề thuộc địa. Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở các nguyên lý phổ biến của học thuyết Mác-Lênin về CNTB và CNĐQ, từ góc nhìn của người cộng sản sống ở thuộc địa, đã có những bổ sung lý luận về bản chất của CNĐQ thực dân. Xuất phát từ nhận thức về bản chất của CNĐQ - áp bức bóc lột cả những người lao động ở thuộc địa, cả những người lao động ở chính quốc, Hồ Chí Minh nhận thức rõ mối quan hệ hữu cơ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc cũng như giữa cách mạng của các nước thuộc địa với nhau; từ đó, khẳng định: CNĐQ là kẻ thù của các dân tộc thuộc địa, là kẻ thù của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc, cũng chính là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” [65, tr. 266].

57

Chỉ rõ kẻ thù của giai cấp vô sản là CNĐQ, bọn đế quốc ở tất cả các nước đã liên minh lại để áp bức nhân dân lao động, “chủ nghĩa tư bản dùng một thuộc địa này làm công cụ để bóc lột một thuộc địa khác” [65, tr. 246], Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, chúng ta phải hợp lực lại để chống lại chúng, nghĩa là “cần phải đoàn kết các dân tộc bị áp bức và toàn thể công nhân trên thế giới lại để làm cách mạng” [66, tr. 437]. Định nghĩa “cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt” [66, tr. 263] và cách mạng thì có hai thứ là dân tộc cách mạng và thế giới cách mạng, cách mạng của các nòi giống có mục đích là giải phóng các dân tộc yếu, sau tiến lên làm cách mạng thế giới, sẽ giải phóng toàn nhân loại khỏi ách đế quốc chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa” [66, tr. 449], Hồ Chí Minh cũng sớm ý thức rằng, sự nghiệp cách mạng rộng lớn và khó thực hiện, nó không thể do một người hay một nhà làm mà tốt được, mà phải do “tất cả dân cày, người thợ trong thế giới bất kỳ nước nào, nòi nào đều liên hợp nhau lại như anh em một nhà, để đập đổ tất cả tư bản trong thế giới, làm cho nước nào, dân nào cũng được hạnh phúc, làm cho thiên hạ đại đồng” [66, tr. 266].

Trên cơ sở xác định đúng đắn, rạch ròi bạn, thù, Hồ Chí Minh luôn xem cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, nhìn rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa những người lao động Việt Nam và người lao động Pháp, giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp trong khi đế quốc Pháp thi hành chính sách thực dân ở Việt Nam, thực hiện chế độ tư bản ở Pháp. Từ đó, vạch rõ sự liên hiệp tất yếu giữa vô sản chính quốc và vô sản thuộc địa, giữa nhân dân chính quốc và nhân dân thuộc địa, giữa giai cấp vô sản và nhân dân Pháp với giai cấp vô sản và nhân dân Việt Nam.

Trong tác phẩm Đường cách mạng, Hồ Chí Minh viết: “Cách mệnh

An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của ta cả (...) dân An Nam (...) tranh đấu với

58

đế quốc chủ nghĩa Pháp, chắc (...) sẽ có nhiều người cách mệnh phải hy sinh, phải khốn khổ, phải cần anh em trong thế giới giúp giùm” [66, tr. 301].

Đầu năm 1930, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng, cách mạng Việt Nam không những không bị cô lập, trái lại, nó được giai cấp vô sản thế giới nói chung và giai cấp cần lao Pháp nói riêng ủng hộ. Do đó, “trong khi tuyên

truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực

hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp” [67, tr. 3].

Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thấy tầm quan trọng của mặt trận đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ thực dân, giành độc lập dân tộc. Vì thế, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, Người luôn quan tâm tập hợp lực lượng cách mạng quốc tế, gắn kết sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam với trào lưu chung của thế giới. Song, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong khi đoàn kết với các lực lượng cách mạng quốc tế, cách mạng thuộc địa phải luôn nêu cao tinh thần tự lực tự cường và tính chủ động cách mạng, không được trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của bên ngoài. Người phê phán khuynh hướng sai lầm trong việc vận động quần chúng làm “cho dân quen tính ỷ lại, mà quên tính tự cường” [66, tr. 261]; đồng thời, khẳng định rõ: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã” [66, tr. 293].

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong tiến trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 (Trang 58)