0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN NĂM 1945 (Trang 107 -107 )

2. Hiểu rõ bản chất của kẻ thù, tiếp thu phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, ý thức về quyền độc lâp, tự do cho dân tộc, Hồ Chí

2.3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay

mạng trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay

Đại đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Ngay khi Đảng ra đời, ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ban hành “Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh” - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước, của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ đó đến nay, với mỗi giai đoạn cách mạng, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã có những hình thức tổ chức, tên gọi khác nhau và luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của

106

mình là đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước vì mục tiêu cách mạng của Đảng, của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay.

Một là, khơi dậy, phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, coi đó là nền tảng, là cơ sở để củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước là truyền thống bền vững, nổi trội. Đó là sản phẩm của cả một quá trình chung lưng đấu cật, làm ăn sinh sống, chống thiên tai và ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, mẫu số chung, điểm tương đồng chính yếu nhất của mọi người Việt Nam chính là lòng yêu nước, tinh thần, ý thức dân tộc - đó đồng thời cũng là sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam, là cơ sở để dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Sẽ không thể hình dung và lý giải đầy đủ sức sống bền bỉ, mãnh liệt của dân tộc Việt Nam nếu không đề cập tới lòng yêu nước, tinh thần dân tộc với tư cách là một trong những giá trị truyền thống của văn hoá dựng nước và giữ nước Việt Nam. Đó vừa là kết quả, vừa là động lực của sự hình thành, lớn mạnh của quốc gia, dân tộc Việt Nam trong trường kỳ lịch sử. Tinh thần dân tộc, lòng yêu quê hương, đất nước của dân tộc Việt Nam mạnh mẽ đến nỗi toả bóng xuống cả tôn giáo, tín ngưỡng - một lĩnh vực rất hay bị chia rẽ và thường bị những kẻ thù của dân tộc lợi dụng. Nói cách khác, truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc là nhân tố chi phối mọi mối quan hệ dọc ngang của xã hội Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Không có một dân tộc nào lại có nhiều thứ đạo cùng tồn tại trong một gia đình, một làng, một xã mà tình cảm

107

làng xóm, láng giềng, anh em họ mạc vẫn thắm thiết, đậm đà như ở Việt Nam.

Viết về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [70,

tr. 171]. Thật vậy, với tư cách là một giá trị căn bản, phổ quát của cộng đồng

dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc ấy cũng là nét đặc trưng, phổ biến ở mỗi con người Việt Nam, trong cộng đồng Việt Nam. Cùng sinh trưởng trong cái nôi chung - đất nước Việt Nam, cùng được tôi luyện trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, dù trong những bước đường xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, song mỗi người Việt Nam vẫn gìn giữ vẹn nguyên trong mình tình yêu Tổ quốc, quê hương.

Có thể nói rằng, nhìn vào lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ngay rằng, tư tưởng chủ đạo, quán triệt từ cổ chí kim, là chủ nghĩa yêu nước chống xâm lăng, bảo vệ sự tồn tại của dân tộc, là tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. “Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam thể hiện rõ ràng đầy đủ, tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam” [123, tr. 100, 101].

Lòng yêu nước nồng nàn là một giá trị truyền thống, là dòng chủ lưu tuôn chảy suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Mười lăm năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ của độc lập, tự do (1930 - 1945), Đảng, Hồ Chí Minh đã khơi gợi, phát huy cao nhất, khơi dậy mạnh mẽ lòng yêu nước của mỗi con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước

108

nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Người cũng căn dặn: “Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của tổ tiên”. Trong thời kỳ này, tuân thủ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng, Đảng đã tìm tòi và đưa ra những hình thức tập hợp lực lượng phong phú, đa dạng, song trong tất cả các hình thức tập hợp lực lượng ấy có một hạt nhân căn bản, vững bền: Đặt chủ nghĩa yêu nước ở vị trí là mẫu số chung cho tất cả các thành viên của mặt trận; chủ nghĩa yêu nước là trụ cột, chất keo dính bền chặt giúp cho khối đại đoàn kết luôn luôn vững chắc và ngày càng được phát huy cao hơn nữa.

Trong bối cảnh thế giới diễn biến nhanh chóng và phức tạp, công cuộc đổi mới mà nhân dân ta tiến hành trong gần 30 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của ĐCSVN (năm 1991) đã nêu ra những bài học lớn, nổi lên là bài học về vai trò và sứ mệnh lịch sử của nhân dân. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Để phát huy sức mạnh nhân dân, cần nhìn nhận đánh giá đúng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc của nhân dân – tinh thần có cội nguồn sâu xa trong lịch sử, thấm trong máu thịt của mỗi người con đất Việt, trở thành động lực to lớn và mạnh mẽ, đặc biệt là mỗi khi đất nước gặp khó khăn, nguy hiểm.

Kế tục và phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá

109

khứ, ý thức hệ và chính kiến, miễn là tán thành công cuộc đổi mới. Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp, góp phần tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam, không phân biệt quá khứ, thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, ý thức hệ, ở trong nước hay ở nước ngoài, miễn là tán thành mục tiêu chung là giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Hai là, khai thác những yếu tố tương đồng, hạn chế điểm khác biệt, có hình thức tập hợp quần chúng phù hợp, nhằm đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, không ngừng phát triển khối đại đoàn kết dân tộc

Đại đoàn kết toàn dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được mọi người dân vào một mục tiêu chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, được xây dựng trên cơ sở lấy lợi ích tối cao của đất nước và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích gia đình với lợi ích xã hội, lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc. Lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Đấy là nguyên tắc “bất biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Lấy cái bất biến, cái

110

thống nhất, cái chung, cái ổn định làm điểm tương đồng mà điều hoà, giải quyết cái “vạn biến”, tức cái khác biệt về lợi ích, về ý kiến, về thị hiếu, về thành phần xã hội vốn có trong nhân dân, trong xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng, mặc dù mỗi giai cấp tầng lớp, lực lượng tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc đều có những mục đích và lợi ích cụ thể của mình, nhưng dù ở thời kỳ nào thì tất cả các giai cấp, tầng lớp, bộ phận ấy cũng đều thống nhất về lợi ích chung của toàn dân tộc. Đối với giai cấp công nhân, lợi ích chung của dân tộc và lợi ích riêng của giai cấp là nhất trí, nhưng đối với các lực lượng, giai cấp, tầng lớp khác thì không hẳn là như thế. Nghĩa là vừa có mặt nhất trí, vừa có mặt không nhất trí, có tồn tại, chứa đựng mâu thuẫn, mặc dù không phải là mâu thuẫn đối kháng. Vì vậy, tất yếu phải có đấu tranh giữa các thành viên tham gia. Hồ Chí Minh và Đảng giải quyết mối quan hệ này bằng cách đưa ra chủ trương, đường lối với điểm chung nhất nhằm mục đích đấu tranh chống kẻ thù cụ thể, trước mắt, đồng thời thể hiện sự nhân nhượng có nguyên tắc giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp và đặc biệt chú ý công tác tuyên truyền, kiên trì giáo dục, thuyết phục, khắc phục những biểu hiện dao động, thoái hóa của lực lượng đồng minh, để lực lượng này hiểu rõ mục đích của công cuộc giải phóng dân tộc, hiểu rõ lợi ích dân tộc.

Kinh nghiệm xây dựng lực lượng cách mạng thời kỳ 1930-1945 theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng cho thấy, cần phải tranh thủ tầng lớp trên, phải đoàn kết với họ đồng thời giáo dục, cải tạo họ, phê bình những thiếu sót của họ và phải đi sâu vào cuộc sống của quần chúng, phát động tư tưởng trong quần chúng lao động. Quần chúng lao động (đặc biệt là nông dân) càng được giác ngộ thì công tác tranh thủ tầng lớp trên càng có kết quả.

Lịch sử hình thành và phát triển lực lượng cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong những năm 1930 - 1945 cho thấy, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo là một vấn đề rất quan trọng. Tầng lớp trên trong tôn giáo là

111

những chức sắc trong giáo hội và Đảng phải vận động cho được đội ngũ này. Trên cơ sở đề ra chính sách tự do tín ngưỡng và kiên trì vận động giáo dục, Đảng phải nắm được quần chúng công nông mới có thể cải tạo và đấu tranh có hiệu quả với bọn phản động đội lốt tôn giáo đang phá hoại khối đại đoàn kết, chống lại mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù

Bên cạnh đó, ở mỗi thời kỳ, Hồ Chí Minh, Đảng đều có những hình thức tổ chức quần chúng: khi thì Nông hội, Công hội, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, đội tự vệ, du kích... Chính vì thế, Đảng đã động viên được quần chúng, mở rộng hàng ngũ cách mạng, bắt đầu từ các tầng lớp tiên tiến, dần dần đến các tầng lớp trung gian, rồi sau đó đến các lớp chậm tiến, lớp nào cũng có những hình thức phù hợp với trình độ của họ. Nếu tổ chức Đảng là lực lượng chỉ đạo cách mạng, thì các tổ chức quần chúng ấy là hệ thống dây chuyền, đòn bẩy giữa Đảng và đông đảo quần chúng. Lực lượng đó rất cần thiết, nếu không có nó thì trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, giai cấp vô sản sẽ lâm vào tình trạng một đội quân không có vũ khí, trước một kẻ thù có tổ chức và được vũ trang đến tận răng là giai cấp tư sản. Theo đó, công tác tổ chức quần chúng là vấn đề sống còn, quyết định mọi thành, bại của cách mạng. Trong cuộc chiến đấu chống đế quốc, phong kiến tay sai nguy hiểm, lại mạnh hơn gấp bội, nhân dân một nước lạc hậu về kinh tế, đất không rộng, người không đông như Việt Nam, càng phải đoàn kết nhau thành một đội ngũ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thống nhất quốc gia trong các hình thức mặt trận được xem như một thứ vũ khí sắc bén, quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam, để chiến thắng mọi loại kẻ thù là điều tất nhiên. Tùy từng giai đoạn lịch sử cụ thể, với nhãn quan duy vật lịch sử và biện chứng, Hồ Chí Minh không coi các hình thức mặt trận là nhất thành bất biến. Người đã có sáng kiến thành lập các hình thức tổ chức mặt trận khác nhau, thậm chí cùng một lúc tồn tại nhiều hình thức mặt trận, nhưng mục đích chính trị của mặt trận không biến đổi.

112

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” làm điểm tương đồng, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau. Phải bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thức, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích xã hội; thực hiện dân chủ gắn liền với kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng; không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập, thống nhất Tổ quốc.

Tổ chức thể hiện khối đoàn kết dân tộc trong CMDTDCND chính là Mặt trận Dân tộc thống nhất, trong CMXHCN là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Dù trong giai đoạn cách mạng nào, thì Mặt trận vẫn là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người Việt Nam yêu nước phấn đấu cho mục tiêu tối cao của dân tộc.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN NĂM 1945 (Trang 107 -107 )

×