những hình thức phù hợp
Lựa chọn con đường cho cách mạng Việt Nam là CMVS, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện thực tiễn xã hội thuộc địa Việt Nam, hình thành tư tưởng về CMGPDT. Tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT là một di sản quý báu trong kho tàng lý luận cách mạng Việt Nam và thế giới. Tư tưởng đó được hình thành và phát triển trong những điều kiện nhất định của thế giới và dân tộc, trên cơ sở xác định rõ đối tượng của cách mạng, vạch rõ bản chất của kẻ thù xâm lược.
Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời đã khẳng định một chân lý “quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử”. Quần chúng không chỉ là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sáng tạo ra mọi của cải của xã hội, mà còn quyết định vận mệnh của lịch sử, quyết định sự vận động và phát triển của lịch sử: “Quần chúng là những người tuy ít thông hiểu lịch sử các cuộc cách mạng nhưng lại
34
có sứ mạng phá cái cũ, dựng nên cái mới” [112, tr. 32]. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ ra rằng, CMVS muốn thắng lợi phải được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là quần chúng nhân dân đông đảo, mà C. Mác đã ví như một bài đồng ca, mà nếu không có được bài đồng ca đó thì CMVS sẽ trở thành một bài ai điếu. Chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm, quần chúng nhân dân bao gồm rộng rãi các tầng lớp nhân dân “chẳng những là đa số công nhân, mà còn là đa số tất cả những người bị bóc lột” [128].
Thầm nhuần và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã xác định CNĐQ là kẻ thù chung của các dân tộc bị áp bức, của nhân loại tiến bộ trên thế giới. Để đủ sức đánh đổ CNĐQ tàn ác, điều đầu tiên, quan trọng nhất là phải có lực lượng cách mạng to lớn.
Trung thành với tinh thần của chủ nghĩa yêu nước truyền thống về vai trò của con người trong sự nghiệp cứu quốc và với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử, hiểu rõ tình trạng của thuộc địa, đặc điểm của nhân dân các nước thuộc địa, trong khi khẳng định mục tiêu cuối cùng của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy khả năng cách mạng to lớn của nhân dân các nước thuộc địa. Hồ Chí Minh luôn tin tưởng và nêu cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc, coi chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước và “người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ” [65, tr. 467]. Tính chất của cách mạng ở các nước thuộc địa, trước hết là dân tộc cách mệnh nhằm đánh đuổi bọn đế quốc thực dân, giành lấy độc lập, tự do. Nước mất thì dân mất hết quyền lợi về kinh tế và chính trị, mất cả tự do, độc lập. Cách mạng ở thuộc địa có lực lượng là toàn thể quần chúng nhân dân yêu nước, thiết tha với việc đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, quần chúng là toàn dân, giải phóng dân tộc là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, “lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại
35
hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó” [67, tr. 198]. Người luôn coi lực lượng của nhân dân, của dân tộc là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Quần chúng tham gia vào phong trào cách mạng đông đảo bao nhiêu, thì thế, lực, sức tiến công của cách mạng càng mãnh liệt bấy nhiêu.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927), Hồ Chí Minh đã chỉ ra quy luật
sống còn của nhân dân các nước thuộc địa: “Muốn sống thì phải làm cách mạng” [68, tr. 261]. Khi nói về lực lượng, tác phẩm đã xác định: “Cách mạng là việc của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người” [66, tr. 262].
Theo Hồ Chí Minh, sự áp bức càng đè nặng lên vai dân chúng bao nhiêu thì dân chúng chống lại càng nhiều bấy nhiêu: “Trong những năm gần đây, dân bản xứ bị bóc lột ngày một thêm tệ nên họ đã chống chủ nghĩa đế quốc quyết liệt” [66, tr. 364]. Điều đó chứng tỏ rằng, “bây giờ căm hờn đã sôi sục trong lòng những người nô lệ và từ đây chủ nghĩa đế quốc Pháp không còn có thể bóc lột dân chúng Đông Dương mà không gặp những cuộc đấu tranh một sống một chết” [66, tr. 364]. Rõ ràng, “bị khuất phục bằng vũ lực, bắt buộc phải chịu đựng bao nhiêu điều nhục nhã, bị áp bức, bóc lột, nhân dân Đông Dương không thể chịu ngồi yên mà không phá gông xiềng của chủ nghĩa đế quốc Pháp” [66, tr. 365]. Tuy nhiên, sự căm thù sục sôi CNĐQ, thực dân của nhân dân không thể biến thành làn sóng mạnh mẽ, nếu họ không được giác ngộ, đi theo một lý tưởng và con đường đúng đắn. Nhận thấy rằng, “đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương đang ẩn giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến” [65, tr. 28], Hồ Chí Minh cũng cho rằng, khát vọng độc lập, tự do trong tinh thần dân tộc của người Đông Dương, sức mạnh cách mạng to lớn đang tiềm ẩn trong mỗi người dân mất nước chưa được thức tỉnh, bởi vì “nhân dân các nước thuộc địa “người ta không hiểu đấu tranh giai cấp là gì, lực lượng giai cấp vô sản là gì cả, vì một lẽ đơn giản là không có nền kinh doanh lớn về
36
thương nghiệp hay công nghiệp, cũng không có tổ chức công nhân” [65, tr. 64], nên phải giác ngộ họ, để họ tỉnh ngộ, đoàn kết lại, thà chết tự do còn hơn sống nô lệ, đồng tâm hiệp lực chống lại ách áp bức. Theo quan điểm của Người, dân chúng một khi đã được giáo dục, giác ngộ và có tổ chức lãnh đạo sẽ trở thành một lực lượng vô địch và một khi “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại” [66, tr. 261].
Muốn dân chúng giác ngộ thì những người cộng sản phải “đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” [11, tr. 192], phải giáo dục họ để hiểu được mục đích của cách mạng; từ đó, có ý thức đồng tâm hiệp lực. Không mang tính áp đặt, Hồ Chí Minh sử dụng phương pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức quần chúng nhân dân hiểu tại sao phải làm cách mạng, làm cho quần chúng tự nguyện đi theo cách mạng. Người nhắc nhở: “Chuẩn bị đấu tranh trước hết phải tuyên truyền mạnh mẽ để lôi cuốn đa số quần chúng tham gia” [67, tr. 567].
Bên cạnh làm cho dân hiểu được mục đích của cách mạng, ý thức đoàn kết, Hồ Chí Minh còn quan tâm tới việc giáo dục ý chí quyết tâm và lòng kiên trì cách mạng cho dân chúng. Theo Hồ Chí Minh “một người cách mệnh có gan, hơn một ngàn người vô chí” [66, tr. 272], “muốn làm cách mệnh thì (...) không nên sợ phải hy sinh” [66, tr. 274].
V.I. Lênin từng viết: “Trong cuộc đấu tranh để giành chính quyền, giai cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là sự tổ chức” [113, tr. 490] và Người chỉ rõ: “Sức mạnh của giai cấp công nhân là ở tổ chức, không tổ chức quần chúng thì giai cấp vô sản không là cái gì hết. Được tổ chức, giai cấp vô sản sẽ là tất cả. Tính tổ chức là sự thống nhất hành động, sự thống nhất trong hoạt động thực tiễn” [114, tr. 163]. V.I. Lênin cũng coi sức mạnh của cuộc CMVS là sức mạnh của đội ngũ quần chúng đã được giác ngộ: “Một nước mạnh là nhờ ở sự giác ngộ của quần chúng. Nước mạnh là khi nào quần
37
chúng biết rõ tất cả mọi cái, quần chúng có thể phán đoán được về mọi cái và đi vào hành động một cách có ý thức” [116, tr. 23]. Thấm nhuần sâu sắc quan điểm đó, Hồ Chí Minh khẳng định rằng, một khi nhân dân các nước thuộc địa đã hiểu thế nào là đấu tranh giai cấp, “đấu tranh vì một lý tưởng chung: giải phóng cho đồng bào chúng ta và giành độc lập cho Tổ quốc chúng ta” [65, tr. 191], khi ánh sáng cách mạng lan tỏa, đánh thức khát vọng tự do, độc lập, “nếu họ đồng tâm và đồng sức, nếu họ liên kết trong, ngoài thì người Pháp sẽ mất tinh thần, kinh hãi và phải trả lại cho họ những quyền tự do của họ.” [66, tr. 445]. Một khi họ đoàn kết thành một khối thống nhất, họ sẽ biến thành một lực lượng vật chất khổng lồ, sẽ kết lại thành một làn sóng mạnh mẽ, như “An Nam đuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh, Cao Ly đuổi Nhật, Philippin đuổi Mĩ, Tàu đuổi các nước đế quốc chủ nghĩa giành lấy quyền tự do, bình đẳng của dân nước mình” [66, tr. 266]. Do vậy, để chống đế quốc phong kiến, lập nên chính quyền Xô Viết, thì “trước hết cần phải thâu phục quảng đại quần chúng. Thâu phục quảng đại quần chúng là nhiệm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp” [121, tr. 136].
Hồ Chí Minh cũng khẳng định thêm rằng, quần chúng được giác ngộ thôi chưa đủ, để cho lực lượng ấy phát huy sức mạnh tiềm tàng của mình, họ cần phải phải được tổ chức thành những đội ngũ vững bền. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, khối quần chúng dù có đông đến hàng triệu, hàng chục, hàng trăm triệu mà không được tổ chức lại, không được giác ngộ đưa ra tập dượt đấu tranh thì sẽ rời rạc như đũa mỗi chiếc một nơi và không thể thành lực lượng cách mạng được. Người cảnh báo hậu quả sẽ nguy hại khôn lường nếu khối quần chúng ấy không được tổ chức lại và bị kẻ thù lợi dụng cho mưu đồ chống lại dân tộc, chống lại bản thân quần chúng. Muốn tổ chức quần chúng thành những “đội ngũ vững bền”, cần phải tổ chức các hội quần chúng thích hợp (công hội, nông hội, thanh niên, phụ nữ...), bởi vì, “sự tự do, bình đẳng phải cách mệnh mà lấy lại, hội nông dân là một cái nền cách mệnh của dân ta.
38
Nếu thợ thuyền và dân cày trước tổ chức kiên cố, sau đồng tâm hiệp lực mà cách mệnh thì sẽ khỏi những sự cực khổ ấy. Dẫu chưa cách mệnh được ngay, có tổ chức tất là có ích lợi” [66, tr. 311, 312]. Cho nên, tập hợp lực lượng quần chúng phải “thành lập thật nhiều những tổ chức hùng mạnh thúc đẩy mau đến thắng lợi của cách mạng” [66, tr. 450]. Theo Người, phát động quần chúng đấu tranh là cách hay nhất để xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức. Nhiệm vụ quan trọng trong công tác vận động quần chúng là trang bị lý luận cách mạng. Chủ nghĩa Mác đã nhận định không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng, “lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất” [22, tr. 25] và lý luận cách mạng sẽ trở thành lực lượng vật chất khi “nó thâm nhập vào quần chúng” [22, tr. 25]. Ngược lại, quần chúng đóng một vai trò to lớn khi chuyển hóa lý luận cách mạng thành hiện thực cách mạng.
Lực lượng quần chúng cũng cần phải đoàn kết lại, “đoàn kết là sức mạnh”. Người nhấn mạnh: “Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công” [66, tr. 274] và lịch sử để lại bài học: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta được độc lâp, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết được thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi” [67, tr. 198]. Với một nước thuộc địa có nhiều tầng lớp, giai cấp, có quan điểm, thái độ khác nhau trong công cuộc giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn đoàn kết toàn dân và thực hiện đoàn kết dân tộc, phải có phương pháp khoa học, cách mạng, biện chứng khi phân tích điều kiện tồn tại, thái độ chính trị và quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội. Đành rằng, nếu xa rời quan điểm giai cấp khi phân tích thì sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng, nhưng cũng sẽ phạm sai lầm nếu vận dụng phương pháp lý luận đấu tranh giai cấp một cách máy móc, giáo điều.
Như vậy, trên cơ sở lý luận chung về CMVS, với những trải nghiệm, hiểu biết, tìm tòi và nghiên cứu về thuộc địa, các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí
39
Minh khẳng định sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của toàn dân tộc. Họ là lực lượng to lớn nhất, hùng hậu nhất và giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giải phóng bản thân mình. Nhưng để dân chúng trở thành lực lượng cách mạng to lớn, mạnh mẽ, quần chúng cách mạng phải được tổ chức thành đội ngũ vững chắc, phải được giáo dục về mục đích cách mạng, có ý thức đồng tâm, hiệp lực đánh đổ giai cấp áp bức, giải phóng khỏi gông cùm nô lệ.