V.I. Lênin cho rằng: “Không có sự đồng tình ủng hộ của đa số nhân dân lao động đối với đội tiên phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản thì CMVS không thể thực hiện được... Công cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để giành lấy sự đồng tình, để giành lấy sự ủng hộ của đa số nhân dân lao động” [115, tr. 251].
45
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã chú ý đến việc “tập hợp những phần tử dân tộc cách mạng” [65, tr. 204]. Phân tích đúng đắn những đặc điểm lịch sử, thái độ của các giai cấp, tầng lớp và trên cơ sở am hiểu sâu sắc tính chất xã hội thuộc địa, Hồ Chí Minh khẳng định rằng, muốn tiến hành thắng lợi CMVS ở thuộc địa, để giải phóng dân tộc, giai cấp, xã hội và con người, mang lại quyền lợi cho dân chúng số nhiều, phải làm cho mình mạnh và ít kẻ thù. Muốn vậy, chỉ tập hợp lực lượng công nông thôi chưa đủ, giai cấp vô sản phải hết sức liên minh với những giai cấp và tầng lớp khác, để tạo nên một lực lượng tối đa, đông đảo.
Trên quan điểm vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết, Hồ Chí Minh viết: “học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, (...) là bầu bạn cách mệnh của công nông” [65, tr. 266]. Năm 1923, khi trả lời phỏng vấn của nhà thơ Xô viết Ôxíp Mandenstam tại Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc đã không ngần ngại khi kết luận: Cần phải ghi thành tích vua Duy Tân
đã đứng lên kháng Pháp năm 1916. Trong báo Thanh niên ngày 27/9/1925,
bài “Trả lời bạn nữ sinh viên X của chúng ta”, một lần nữa Người lại ghi nhận
lòng yêu nước và ý thức dân tộc của những công dân không thuộc thành phần công nông:
Các vua quan, thư lại, thông ngôn, theo chị là những người phản cách mạng. Chị đã nhầm rồi, bạn thân mến, bởi vì một ông vua có thể suy nghĩ và biết cảm thông với những bất hạnh chưa từng thấy đang giáng xuống dân tộc của ông; vì vậy ông ta thà làm một người dân bình thường còn hơn là trị vì một dân tộc nô lệ. Chính chúng tôi là người dạy cho các vị vua chúa bài học đó và chỉ ra cho họ thấy rằng họ làm cách mạng thì có lợi hơn là sống dưới ách ngoại bang [66, tr. 442].
46
Sau này, trong Đường Cách mệnh Người đã phân tích cụ thể, sâu sắc hơn: “Dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền” [4, tr. 266]. Trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ rằng, ngoài hai giai cấp nòng cốt của cách mạng là công dân và nông dân phải vận động thu phục cho được, Đảng phải hết sức lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông đi về phía giai cấp vô sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ [119, tr. 2].
Trong một tài liệu nhan đề “Báo cáo của Việt Nam” viết gửi QTCS
ngày 12/7/1940, Hồ Chí Minh giành cả mục 8 nói về các tầng lớp xã hội và khuynh hướng của họ, trong đó, Người đề cập cụ thể từng giai cấp: công nhân, nông dân, trí thức, tiểu thương, giai cấp tư sản dân tộc, quan lại, địa chủ, Hoa Kiều... Hiểu rõ bản chất cách mạng của từng giai cấp, với những nhận xét rất xác đáng về đặc điểm của từng giai cấp, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm phù hợp đối với từng giai cấp, để tập hợp các giai tầng một cách hiệu quả. Đồng chí Trường Chinh đã so sách và nhận xét rằng, trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà cách mạng Việt Nam thường cho rằng, cách mạng nước ta phải do những vị anh hùng xuất chúng, những người tài cao, học rộng làm, những người đó chỉ cần hô một tiếng là quần chúng nhân dân nổi dậy làm răm rắp và thực hiện ý muốn chủ quan của họ. Hồ Chí Minh, trái lại, đã nhận rõ sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân đông đảo, trước hết là của những tầng lớp nghèo khổ nhất, bị áp bức bóc lột nhất, là công nhân và nông dân.
Cơ sở mà Hồ Chí Minh dựa vào để xây dựng khối đại đoàn kết chính là tinh thần dân tộc, lòng yêu nước. Hồ Chí Minh cho rằng: “Cách mệnh chia ra hai thứ” đó là “dân tộc cách mệnh” và “thế giới cách mệnh”. “Hai thứ cách mệnh đó tuy có khác nhau, vì dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp” [66,
47
tr. 266], nghĩa là “sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền” [66, tr. 266]. Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vào sức mạnh vĩ đại của chủ nghĩa dân tộc:
Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho người culi biết phản đối, nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917 [65, tr.466].
Đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, “phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản” là một “chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời. Giờ đây, người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ” [65, tr.467].
Như vậy, xác định điểm tương đồng giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội thuộc địa là khát khao độc lập, tự do; tinh thần dân tộc và lòng yêu nước là đặc điểm nổi trội của các giai tầng trong xã hội thuộc địa bị áp bức và nô dịch dân tộc, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ dân tộc để tập hợp, xây dựng lực lượng, liên minh các giai tầng một cách rộng rãi, hóa giải khôn ngoan những đối kháng về quyền lợi giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội trong những hoàn cảnh nhất định, phục vụ tập trung cao nhất cho quyền lợi toàn cục. Có được sự đoàn kết toàn dân là vì mục tiêu của cách mạng đồng thời là mục tiêu của nhân dân lao động và trong các trường hợp xác định, mục tiêu ấy thống nhất với đòi hỏi của dân tộc và tình thế. Chỉ như vậy hành động cho cái chung mới huy động được đông đảo người tham gia. Cái quyền lợi toàn cục cao
48
nhất, đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người Việt Nam đó là: Sự độc lập, tự chủ
của dân tộc. Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc được Hồ Chí Minh chú ý kích thích, đề cao trong suốt quá trình vận động cách mạng. Sức mạnh của nhân dân không chỉ đơn thuần được khai thác mà được cổ vũ, khích lệ, nhấn mạnh trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ lòng kiêu hãnh, tính “dân tộc” của người dân nước Việt Nam [89, tr. 130].