Xử lý nghiêm minh đối với các hành vi lợi dụng quyền tự do báo

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Xử lý nghiêm minh đối với các hành vi lợi dụng quyền tự do báo

vào việc làm bất chính

Đặc thù hoạt động của nhà báo là hoạt động thường xuyên, độc lập ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, công việc có tính điều tra phát hiện

và mang tính xã hội cao. Vì vậy các cơ quan báo chí ngoài việc kiểm tra, giám sát còn phải làm cho nhà báo tự ý thức về mỗi việc mình làm, tự giác chấp hành các quy định về nghề nghiệp, nêu cao ý thức chính trị, đạo đức của người làm báo. Các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí phải thường xuyên uốn nắn nhắc nhở các cơ quan báo chí tăng cường hơn nữa việc quản lý đội ngũ và các hoạt động về nghề báo. Các cơ quan báo chí cần thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ thực hiện đúng các quy định về thông tin mà pháp luật quy định. Phải chủ động và tích cực ngăn ngừa, khắc phục khuynh hướng thương mại hoá trong thông tin báo chí. Phải coi đây là việc làm liên tục, kiên quyết, kết hợp nhiều giải pháp. Nhà báo phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã được Luật báo chí quy định, phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp để có thể thông tin trung thực, chính xác, đúng định hướng.

Đồng thời, cơ quan quản lý Nhà nước cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ quan báo chí thực hiện Luật báo chí và Luật xuất bản, phải làm tham mưu cho cấp uỷ Đảng chính quyền về những vấn đề mới nảy sinh để có biện pháp xử lý kịp thời, phải kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định về thông tin, xa rời tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí. Cơ quan chủ quản báo chí cần nâng cao trách nhiệm quản lý của mình. Nâng cao ý thức trách nhiệm và vai trò của người làm báo và của mỗi cơ quan báo chí trong việc thực hiện đường lối thông tin báo chí của Đảng.

3.3.4. Quy định chặt chẽ hơn về việc xử phạt đối với các hành vi cản trở quyền tự do báo chí

Thực tế hiện nay ở Việt Nam, số các vụ nhà báo bị hành hung khi tham gia viết bài chống tiêu cực ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng trầm trọng, tính chất côn đồ này càng trắng trợn và việc xử lý của các cơ quan chức năng có xu hướng thiếu kiên quyết, giảm nhẹ và mờ nhạt.

Theo ý kiến của ông Nguyễn Quang Thống, Uỷ viên Thường trực Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam tại Hội thảo “Phát triển nền báo chí Việt Nam cách mạng và chuyên nghiệp” ngày 20/6/2010 thì

“Nghề báo là một nghề vinh quang nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt và nguy hiểm. Đảng và Nhà nước ta cần tạo dựng hành lang pháp lý để họ phát huy hết tài năng và trí tuệ, sáng tạo ra những tác phẩm báo chí có chất lượng, có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của đời sống xã hội, góp phần đắc lực vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hoá - tư tưởng của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.”

Trong thời gian qua, hoạt động của các nhà báo ở từng nơi, từng lúc có nhiều khó khăn trắc trở, nhất là các nhà báo viết điều tra, phanh phui các vụ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, dũng cảm đi vào các lĩnh vực nói trên thường bị xâm hại về tính mạng, đe doạ, ngăn cản, xúc phạm danh dự, phá huỷ, thu giữ phương tiện tài liệu, từ chối hoặc tìm mọi cách cản trở việc cung cấp tự liệu, tài liệu hoặc không cho tiếp xúc. Tình trạng trên không suy giảm mà còn có chiều hướng gia tăng là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các văn bản luật của ta ban hành còn mang nặng nguyên tắc chung, không đồng bộ, thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, trong thực tế mỗi địa phương, mỗi vùng miền áp dụng khác nhau, thiếu thống nhất. Việc xử lý vi phạm không kịp thời, không chuẩn xác và thiếu nghiêm minh, dẫn đến người vi phạm và ngay cả một vài cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng coi thường pháp luật. Trình độ dân trí còn thấp, hiểu biết pháp luật chưa cao, cứ làm mà không biết đúng hay sai, dễ bị lôi kéo, kích động.

Tại cuộc hội thảo “Tình hình hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp” do tuần báo “Nhà báo và Công luận” vừa tổ chức tại Hội Nhà báo Việt Nam, các

đại biểu tham luận đều kiến nghị Quốc hội cần bổ sung Bộ Luật hình sự để các nhà báo đang tác nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực điều tra chống tham nhũng, tiêu cực cũng là người thi hành công vụ. Trong khi chưa bổ sung Luật hình sự thì Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao nên sớm có hướng dẫn cụ thể phạm vi áp dụng của Điều 257 Bộ Luật hình sự bằng một thông tư liên tịch, trong đó cần nêu rõ, tác nghiệp của nhà báo trong điều tra, lấy tư liệu, viết bài chống tham nhũng tiêu cực là thực thi công vụ và việc cản trở, hành hung nhà báo phải được khởi tố theo tội danh này. Có như vậy mới bảo đảm cân bằng giữa nghĩa vụ và quyền lợi của nhà báo, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tính răn đe của pháp luật, không nên để nhà báo tiếp tục đổ máu mà người hành hung không bị khởi tố chỉ vì chưa đủ 11% thương tích.

Đối với các vụ cản trở, đe doạ hành hung nhà báo chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cần phải xem xét xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí và công khai kết quả xử lý trước công luận.

Mặt khác, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí để mọi người hiểu rõ hoạt động báo chí, quyền và phạm vi tác nghiệp của nhà báo, phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ nhà báo. Quy định cụ thể hơn về phóng viên trong các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi nhằm bảo vệ nhà báo trong quá trình tác nghiệp.

Tiểu kết chƣơng III

Thời gian qua, công tác chỉ đạo, quản lý báo chí và hoạt động báo chí vẫn còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm, trên một số mặt còn chưa đáp ứng được yêu cầu của Ðảng, Nhà nước, mong muốn của nhân dân. Trong khi đó, báo chí Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với những xu hướng phức tạp: Xu hướng đa dạng hoá các loại hình thông tin đại chúng, xu hướng

thương mại hoá... Những xu hướng này đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước về báo chí phải có những chủ trương, chính sách và pháp luật phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí của công dân.

Tăng cường quản lý báo chí cũng chính là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước các cấp các ngành, các địa phương. Đây là một bảo đảm chắc chắn cho báo chí có thể phát triển ngày càng lớn mạnh, đồng thời cũng để Đảng kịp thời phát hiện, khắc phục những thiếu sót, ngăn chặn những âm mưu nham hiểm của kẻ thù nhằm lợi dụng báo chí để phá hoại công cuộc đổi mới phát triển đất nước của nhân dân ta.

Quản lý tốt chính là tạo một khuôn khổ pháp lý cơ bản, tạo môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng cho báo chí phát triển, đồng thời là hoạt động bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động báo chí, chống xu hướng thương mại hoá báo chí, bảo tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc, ngăn chặn các hoạt động báo chí bất chấp hậu quả về chính trị, tư tưởng và văn hoá.

Nói tóm lại, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước với những biện pháp cụ thể, những cơ chế, chính sách hợp lý và hiệu quả sẽ giúp cho báo chí nước ta có điều kiện ngày càng nâng cao năng lực phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân ngày càng được đảm bảo và phát huy. Công tác quản lý Nhà nước về báo chí đòi hỏi sự góp sức của nhiều cấp, nhiều ngành, của cả cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí và các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý báo chí từ Trung ương đến địa phương nhằm làm cho nền báo chí cách mạng nước ta tiếp tục phát triển, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

KẾT LUẬN

Từ nhiều năm nay, Tổ chức Văn hoá khoa học xã hội của Liên Hợp Quốc gọi tắt là UNESCO đã khởi xướng lấy ngày 3/5 hàng năm là ngày Tự do Báo chí, nhằm đề cao quyền tự do báo chí và đánh giá cao những nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động vì sự nghiệp phát triển của đất nước. Tự do báo chí là quyền của con người được thông tin, trao đổi, giao tiếp, bộc lộ chính kiến, quan điểm công khai về sự thật đời sống con người trên các phương tiện thông tin đại chúng trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho dân tộc, nhân loại. Không có tự do tuyệt đối. Tự do báo chí được thực hiện gắn với pháp luật và trách nhiệm xã hội của báo chí.

Trong xã hội còn hiện tượng đấu tranh giai cấp, người bóc lột người, chiến tranh, tranh giành quyền lợi giữa các quốc gia, các tập đoàn, thì tự do báo chí ở nước này hay nước khác, chế độ này hay chế độ khác có mức độ khác nhau, thậm chí còn bị hạn chế hoặc bị vi phạm. Ở những nước tư sản vẫn tự rêu rao rằng mình là nước đảm bảo nhất về tự do báo chí, vẫn tồn tại nhiều hình thức khác nhau để ràng buộc, hạn chế, thậm chí là bóp nghẹt thông tin trên báo chí.

Ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, vấn đề tự do báo chí không chỉ được khẳng định về tư tưởng, quan điểm của Đảng mà còn được pháp luật của Nhà nước quy định và bảo hộ. Nhờ chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển mọi mặt của đất nước, hệ thống báo chí, truyền thông đại chúng Việt Nam đã có những bước trưởng thành vượt bậc cả về hình thức, chất lượng và số lượng. Báo chí Việt Nam hoạt động tự do trên cơ sở đảm bảo lợi ích của quốc gia, dân tộc, trong khuôn khổ của pháp luật. Đại diện Cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

đã nhận định rằng, Việt Nam với vai trò ngày càng quan trọng trong cộng đồng quốc tế, đã và đang có ngành công nghiệp báo chí hiện đại, với đội ngũ các nhà báo được phát huy hết vai trò của mình, có khả năng truyền tải thông tin chính xác đang góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới của Việt Nam.

Việc Tổ chức phóng viên không biên giới đưa ra những luận điệu vu cáo Việt Nam về tình hình tự do báo chí là nhằm cố tình xuyên tạc về nhân quyền nói chung và hoạt động báo chí nói riêng ở Việt Nam. Các thế lực này từ lâu nay, luôn luôn lợi dụng các diễn đàn báo chí, đặc biệt là các phương tiện điện tử, như Internet để truyền bá những tư tưởng phản động, kích động hận thù dân tộc, để gây mất ổn định trong nước và tiến tới chống phá nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, một quốc gia độc lập có chủ quyền.

Với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cùng với những đánh giá cao của đại diện Liên Hợp Quốc tại Việt Nam về tình hình báo chí Việt Nam, những người làm báo Việt Nam có quyền tự hào về trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng phát triển của đất nước, trong ngày Tự do báo chí thế giới.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí của công dân trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước ta cần có những chủ trương, chính sách và pháp luật về quản lý báo chí phù hợp với tình hình mới. Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước với những biện pháp cụ thể, những cơ chế, chính sách hợp lý và hiệu quả sẽ giúp cho báo chí nước ta có điều kiện ngày càng nâng cao năng lực phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Ph. Ăngghen (1963), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, tr350. 2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1992), Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác báo chí xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia.

3. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin (1997), Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí xuất bản, Hà Nội.

4. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Hội Nhà báo Việt Nam (2002), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22 -CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia.

5. Bộ Luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ Văn hoá - Thông tin (2000), Văn bản pháp quy về văn hoá - thông tin, tậpVI, V.

8. Bộ Văn hoá - Thông tin (2002), Luật báo chí. 9. Bộ Văn hoá - Thông tin (2006), Luật xuất bản.

10. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về báo chí, xuất bản, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

11. Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm, (2009), Quản lý Nhà nước và pháp luật về báo chí, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

12. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Lê Thanh Bình (đồng chủ biên, 2004), Bàn về Khoa học và Nghệ thuật lãnh đạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị.

15. Nguyễn Văn Dững (2010), “Hai cách tiếp cận vấn đề tự do báo chí”, Tạp chí Triết học, số 11 (234), tháng 11-2010.

16. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh (dịch) (1998), Nhà báo - Bí quyết - Kỹ năng - Nghề nghiệp, Nxb Lao động.

17. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2001), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, Tập II, Nxb Văn hoá Thông tin.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Hà Minh Đức (1982 – 1995 – 2000), C.Mac-Ph.Anghen – V.I.Lênin và một số vấn đề lí luận văn nghệ, Nxb Sự thật.

22. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí: Đặc tính chung và

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 83)