Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm có nội dung tuyên truyền

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 60)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.5. Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm có nội dung tuyên truyền

tạc, chống phá nhà nước

Nghiêm trọng nhất, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để biên soạn và xuất bản các ấn phẩm có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.

Trong năm 2004 và 2005, Lê Nguyên Sang (tức Nguyễn Hoàng Long - Bác sĩ); Nguyễn Bắc Truyển (tức Minh Chính - Giám đốc Công ty TNHH Việt Thịnh Phú). Huỳnh Nguyên Đạo (tức Huỳnh Tự Dân - Giám đốc Công ty TNHH liên hiệp Huỳnh) đã sử dụng internet để trao đổi, ủng hộ quan điểm đòi đa nguyên, đa đảng, thành lập “Đảng dân chủ nhân dân” với một Việt kiều Mỹ là Đỗ Công Thành (đã bị trục xuất khỏi Việt Nam tháng 9/2006). Các đối tượng này đã lôi kéo một số cá nhân vào tổ chức và mở rộng mạng lưới đến các tỉnh thành như Đồng Nai, Đà Nẵng… Tính đến thời điểm bị bắt, Lê Nguyên Sang đã 5 lần trực tiếp in khoảng 1.600 truyền đơn có nội dung xuyên tạc, chống phá Nhà nước Việt Nam… Số tài liệu này, đồng bọn của Sang, trong đó có Huỳnh Nguyên Đạo, mang đi rải ở nhiều nơi.

Trường hợp khác, Trần Quốc Hiền (Luật sư, Giám đốc Công ty Tư vấn luật Sài Gòn) đã bị truy tố cùng tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” và thêm tội “Phá rối an ninh”. Hiền gia nhập tổ chức phản động (gọi tắt là khối 8406) của những người như linh mục Nguyễn Văn Lý (đã bị TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế xử phạt 8 năm tù giam), Chân Tín, Lê Quang Liêm... Sau đó, cùng ra bản tuyên ngôn tự do dân chủ Việt Nam do các đối tượng như Đỗ Nam Hải, Trần Anh Kim, Nguyễn Văn Lý… cầm đầu. Trần Quốc Hiền đã viết rất nhiều bài báo phát tán trên mạng có nội dung nhục mạ cơ quan tố tụng, xúc phạm Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, y còn núp dưới chiêu bài giúp đỡ nhân đạo cho những người khiếu kiện về đất đai để chụp hình, phỏng vấn họ để phát tán trên mạng với nội dung xuyên tạc chủ trương, kích động người khiếu kiện tập hợp thành cuộc biểu tình nhằm gây bất ổn về chính trị nhân dịp phái đoàn của Mỹ sang Việt Nam dự Hội nghị APEC tháng 11/2006. Tuy nhiên, ý đồ của Hiền đã bị ngăn chặn.

Trong những ngày qua, lợi dụng những bất ổn chính trị - xã hội nghiêm trọng diễn ra tại các nước Bắc phi và Trung Đông, một số phần tử, thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước đã sử dụng các trang thông tin điện

tử, mạng xã hội, báo chí kích động người dân xuống đường tụ tập, gây rối trật tự xã hội. Chúng cho rằng những cuộc biểu tình, bạo động vừa qua ở Bắc Phi, Trung Đông là tín hiệu tốt, khích lệ các lực lượng chống đối trong nước; lợi dụng tình hình lạm phát, việc điều chỉnh tỷ giá Việt Nam đồng và Đô la Mỹ, tăng giá một số mặt hàng hoặc khoét sâu một số hạn chế, yếu kém của ta để xuyên tạc, kích động biểu tình, gây rối. Ví dụ như Asia Times đăng tải bài viết “Việt Nam sắp trở thành Tunisia thứ hai”, Đài VOA có bài “Lính Việt Nam sẽ theo gương Ai Cập hay Trung Quốc”... Tất cả những kêu gọi dự đoán mang tính chất bạo động này đều đã và đang được đăng tải rất rộng rãi trên mạng xã hội Facebook cũng như các trang mạng xã hội khác.

Ngoài ra, mạng xã hội Facebook cũng đã và đang được rất nhiều đối tượng lợi dụng đăng tải những thông tin xuyên tạc về Đảng, Nhà nước, lãnh đạo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, xâm hại an ninh quốc gia, tuyên truyền bạo động cách mạng. Đối tượng chống đối còn thành lập ra trên Facebook những trang riêng về dân chủ, nhân quyền (Sự-Thật Việt Nam) tập hợp những website chống đối về Việt Nam, những trang cổ động cho các diễn đàn chống cộng (Người Việt online), tạo diễn đàn kêu gọi dân chủ cho Việt Nam (Dân chủ cho Việt Nam, Lê Thị Công Nhân), tuyên truyền nói xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam (Hội những người nói sự thật HCM và Đảng CSVN)...

Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận đã bị lạm dụng vào mục đích sai trái, gây tổn hại tới lợi ích của quốc gia, dân tộc. Tất cả những trường hợp này đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Một phần của tài liệu Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)